Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Tình hình kinh tế Việt Nam Quý 1/2021

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,71%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,45%; khu vực dịch vụ chiếm 42,20%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,64% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2020 là 11,66%; 35,86%; 42,82%; 9,66%).

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Ngành công nghiệp quý I/2021 đạt mức tăng khá 6,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,45%, cao hơn tốc độ tăng 7,12% của cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn tốc độ tăng 14,30% của quý I/2018 và 11,52% của quý I/2019; sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định; ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh.

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%, nguyên nhân do gia tăng số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng (tăng 36,8%) và giảm số lượng doanh nghiệp có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (giảm 3,3%). Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%, đây  phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh trong quý II/2021 khả quan hơn quý I/2021.

VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2021 theo giá hiện hành ước đạt 507.600 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này cho thấy tín hiệu tích cực trong việc huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 đã được kiểm soát thành công tại Việt Nam. Đây cũng là động lực quan trọng để việc huy động và sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các quý tiếp theo của năm 2021.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


Các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Quý 1 năm 2021

Xuất khẩu

Nhập khẩu

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Hòa Kỳ

21,2

+32,8%

2

Trung Quốc

12,5

+34,3%

3

EU

9,6

+14,2%

4

ASEAN

6,5

+3,4%

5

Hàn Quốc

5

+6,4%

6

Nhật Bản

4,9

+1,5%

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Trung Quốc

23,8

+47,3%

2

Hàn Quốc

13

+34,3%

3

ASEAN

9,3

+26,3%

4

Nhật Bản

5,1

+4,8%

5

EU

4

+15,4%

6

Hoa Kỳ

4

+12,3%

Hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng tháng 3 có xu hướng phục hồi khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Tính chung quý I/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, vận tải hành khách và hoạt động du lịch trong quý I vẫn gặp nhiều khó khăn do hạn chế đi lại và Việt Nam tiếp tục chưa mở cửa du lịch quốc tế.    

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VÀ LẠM PHÁT CƠ BẢN

Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm theo quy luật hàng năm, giá các loại thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 giảm 0,27% so với tháng trước, tăng 1,31% so với tháng 12/2020. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016.

CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất trong 20 năm qua.

 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

CTG - Triển vọng đầu tư năm 2021

 NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

CTG

Ngân hàng

40.000

53.000

40.000

35.500

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

148.936

 

% sở hữu nước ngoài

27,36%

EPS trailling (đồng/cp)

3.678

 

P/E trailling

10,9x

BVPS ( đồng/cp)

22.939

 

P/B

1,7x

Khối lượng cp lưu hành

3.723.404.556

 

KLGD BQ 1 tháng

11.896.623

Giá cao nhất 52 tuần

41.100

 

Giá thấp nhất 52 tuần

17.000

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

  • Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận từ bancassurance. Ngày 14/12/2020, CTG kí thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với đối tác Manulife trong thời hạn 16 năm, kỳ vọng là động lực chính cho thu nhập ngoài lãi của CTG trong các năm tới cùng tiềm năng tăng trưởng ngành bảo hiểm từ nhu cầu bảo hiểm gia tăng của các tầng lớp sau nhận thức về rủi ro khi dịch Covid-19 diễn ra.
  • Cải thiện chất lượng tài sản nhờ xử lý trái phiếu VAMC. Thực hiện Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 đã được NHNN Việt Nam phê duyệt, tháng 12/2018, CTG đã bán 13.427 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt, thời hạn trái phiếu 5 năm từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2023. Tháng 10/2020, CTG đã chủ động tất toán được toàn bộ trái phiếu đặc biệt VAMC trong chưa đầy 2 năm thay vì 5 năm theo kế hoạch. Qua đó, lợi nhuận của ngân hàng trong các năm tới có thể tăng mạnh nhờ giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, khi không còn phải trích dự phòng cho giá trị khoản trái phiếu này.
  • Động lực tăng trưởng dài hạn từ triển vọng tăng vốn. Nhờ sự hỗ trợ từ hành lang pháp lý của Nghị định 121/2020 bổ sung nhóm ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vào danh mục các doanh nghiệp được nhà nước tiếp tục đầu tư vốn để duy trì tỷ lệ cổ phần, CTG có thể tăng vốn mà không làm giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước. Qua đó phát hành mới tăng vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là phương án tốt nhất để CTG cải thiện hệ số CAR giúp tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2021

Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của CTG đạt hơn 17.070 tỷ đồng (+45% yoy). Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản đạt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 11%, lên 990.331 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 9% lên hơn 1 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,16% xuống 0,94%.

Năm 2021, ngân hàng đặt mục tiêu tín dụng tăng 6-12% và huy động tăng 8-12%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%. VietinBank lên kế hoạch lợi nhuận tăng 16-18% (19.800 – 20.142 tỷ đồng LNTT).

Tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT của CTG cho biết lãi trước thuế quý I ước đạt 7.000-8.000 tỷ đồng (chưa gồm phí upfront từ hợp đồng bancassurance độc quyền với Manulife), tăng  135-170% yoy.

Chia sẻ về hợp đồng ký kết với Manulife Việt Nam, Chủ tịch CTG cho biết dự kiến sẽ triển khai các hoạt động bán bảo hiểm theo hợp đồng mới từ đầu quý II. Nguồn thu từ bancassurance sẽ đóng góp tích cực cho thu nhập của ngân hàng.

Về tiến độ triển khai tăng vốn theo phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 28,8%, ngân hàng đang thực hiện các thủ tục cần thiết và trình các cơ quan chức năng.

Về cổ tức năm 2021, HĐQT trình phương án chia tổng tỷ lệ dự kiến trên 12%, trong đó chia bằng tiền mặt tỷ lệ 5%, phần còn lại chia bằng cổ phiếu nhằm đảm bảo, cân đối giữa vai trò ngân hàng thương mại Nhà nước và lợi ích cổ đông.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị tuần CTG

Trên đồ thị tuần, CTG đang duy trì xu hướng tăng khi hình thành các đỉnh cao mới, vượt qua đỉnh lịch sử năm 2018. MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50, cho tín hiệu tích cực của xu hướng tăng giá. Cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 tuần đều dốc lên, trong đó MA 20 tuần đang đi sát với đường giá, đóng vai trò hỗ trợ di động cho xu hướng tăng dài hạn của CTG.

Dựa trên nguyên lý đối xứng, CTG có thể đạt đến vùng giá 53.000 sau khi vượt qua đỉnh lịch sử năm 2018

Đồ thị ngày CTG

Trên đồ thị ngày, CTG xuất hiện nến pin bar trong phiên 26/03 tại vùng hỗ trợ 37.000 – 38.000 của vùng đỉnh 2018 và đường MA 50 ngày, xác nhận test thành công hỗ trợ này. Các chỉ báo kỹ thuật gồm các đường MA, MACD và RSI cũng thể hiện tín hiệu tích cực như trên đồ thị tuần, ủng hộ cho xu hướng tăng giá của CTG.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào CTG tại vùng giá 40.000 cho mục tiêu 53.000.
  • Stoploss được đặt tại 35.500, trường hợp giá giảm qua hỗ trợ mạnh tại MA 20 tuần

Giao dịch mẫu

Giá mua

40.000

Dừng lỗ

35.500

Rủi ro

-11,25%

Mục tiêu

53.000

Lợi nhuận

32,5%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:2,9

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2021

GMD - TIềm năng tăng trưởng từ cảng Gemalink

 CTCP GEMADEPT

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

GMD

Cảng biển

34.600

49.000

33.000-34.000

31.500

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

8.905,7

 

% sở hữu nước ngoài

37,98%

EPS trailling (đồng/cp)

1.133

 

 P/E trailling

26x

BVPS ( đồng/cp)

22.232

 

 P/B

1,3x

Khối lượng cp lưu hành

301.377.957

 

 KLGD BQ 1 tháng (cp/phiên)

4.047.425

Giá cao nhất 52 tuần

36.400

 

 Giá thấp nhất 52 tuần

14.300

Chi tiết KQKD quý 4 và năm 2020 tại đây

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ: KỲ VỌNG TỪ GEMALINK

Ngành Cảng biển - Logistics được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan với kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do và tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam. (chi tiết)

GMD hình thành được chuỗi giá trị khép kín, tiết kiệm được chi phí thuê ngoài. GMD là doanh nghiệp khai thác cảng biển có quy mô lớn nhất trong các doanh nghiệp trên sàn (chiếm 8,9% thị phần cảng biển Việt Nam 2019) với 5 cảng biển có tổng công suất thiết kế đạt 2 triệu TEUs/năm và 2 triệu tấn hàng hóa tổng hợp. Ngoài cảng biển, GMD cũng sở hữu các tài sản khác có tính liên kết bao gồm kho bãi, đội tàu, đội sà lan, đội xe tải thông qua các công ty liên doanh, liên kết.

Cảng nước sâu Gemalink dự kiến đi vào hoạt động từ Q1/2021 sẽ là động lực tăng trưởng chính GMD trong những năm tới. Cảng Gemalink có vị trí nằm ở cửa ngõ cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải, với công suất thiết kế đạt 1,5 triệu TEUs, tương đương 75% công suất hiện tại của công ty. Theo GMD, nhờ sự hỗ trợ từ hãng tàu đối tác là CMA – CGM, cảng Gemalink sẽ hoạt động với hiệu suất 60% ngay trong năm đầu tiên và kỳ vọng lấp đầy công suất từ năm 2022. Qua đó tạo ra sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận của GMD trong 2 năm tới.

Năm 2021, GMD được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ hoạt động sản xuất gia tăng tại Việt Nam, khi dịch bệnh dần được kiểm soát nhờ vaccine. Doanh thu thuần GMD ước đạt 2.800 tỷ đồng (+7,5% yoy) và LNST đạt 520 tỷ đồng (+19% yoy). Lợi nhuận được kỳ vọng tích cực trong năm 2021 chủ yếu đến từ mảng vận hành cảng của GMD và các công ty liên kết, vốn phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm 2020.


Cập nhật thông tin cảng Gemalink: (chi tiết)

Gemalink là cảng nước sâu lớn nhất Việt nam, một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Việc này sẽ không những góp phần làm giảm chi phí logistics quốc gia, tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt mà còn nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của Việt nam trong kinh tế biển toàn cầu.

Gemalink có lợi thế về vị trí đắc địa là nằm gần luồng hàng hải quốc tế, ngay cửa sông Thị Vải – Cái Mép với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu; tổng chiều dài cầu bến là 1.500m, có thể tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ và 2 tàu feeder ra vào làm hàng; đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối các nước khu vực Châu Á như Philippines, Thái Lan, Campuchia và trong nước như Hải Phòng, Đà nẵng, Qui Nhơn cũng như khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long.

Thông tin từ Gemadept (GMD) cho biết, cảng dự kiến sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế trong năm 2021. Sau đó, cảng sẽ khai thác hết công suất 1,5 triệu TEU từ năm 2022. Giai đoạn 2 của cảng sẽ được triển khai ngay trong năm nay, qua đó đưa công suất toàn dự án lên 2,4 triệu TEU/năm. 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị tuần GMD

Trên đồ thị tuần, GMD tiếp tục duy trì đà tăng giá sau khi vượt đỉnh 11 năm, tiếp tục duy trì mục tiêu 49.000 (chi tiết). Đường MA 20 tuần tiếp tục dốc lên, đóng vai trò hỗ trợ di động cho xu hướng tăng giá trong dài hạn. Các chỉ báo kỹ thuật khác cũng ủng hộ xu hướng tăng của GMD:

  • Giá nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày đang dốc lên
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50

Đồ thị ngày GMD

Trên đồ thị ngày, GMD đã vượt qua trendline giảm ngắn hạn và vùng tích lũy, kèm theo khối lượng đột biến. Cùng với đó, Bollinger band mở rộng biên độ, là những dấu hiệu cho thấy giá cổ phiếu chuyển từ giai đoạn tích lũy sang giai đoạn tăng giá. Các đường MA, MACD và RSI đều duy trì tín hiệu tích cực giống trên đồ thi tuần, đồng thuận với xu hướng tăng giá cổ phiếu.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ GMD, có thể tăng tỷ trọng hoặc mua mới khi giá điều chỉnh về vùng 33.000 – 34.000 cho mục tiêu 49.000
  • Stoploss được đặt tại 31.500, trường hợp giá cổ phiếu giảm dưới vùng đỉnh 11 năm và đường MA 20 tuần.

Giao dịch mẫu

Giá mua

34.000

Dừng lỗ

31.500

Rủi ro

-7,4%

Mục tiêu

49.000

Lợi nhuận

44,1%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:6