CTCP Cao Su Phước
Hòa
Mã
cổ phiếu
|
Nhóm
ngành
|
Giá
hiện tại
|
Giá
mục tiêu
|
Khuyến nghị
|
Stoploss
|
PHR
|
Cao su, KCN
|
44.050
|
58.700
|
MUA
|
41.300
|
THÔNG TIN CƠ BẢN
Vốn hóa (tỷ đồng)
|
5.969
|
|
% Sở hữu nước ngoài
|
8,77%
|
EPS trailing (đồng/cp)
|
4.257
|
|
P/E trailing
|
10,35x
|
ROA 2019
|
8,2%
|
|
ROE 2019
|
17,2%
|
Giá cao nhất 52 tuần (đồng)
|
70.000
|
|
Giá thấp nhất 52 tuần (đồng)
|
33.000
|
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 1.2020
|
|
Kết
thúc quý 1.2020, doanh thu thuần đạt 220,9 tỷ đồng (-24%yoy), lợi nhuận sau thuế
đạt 211,3 tỷ đồng (+89%yoy).
Doanh thu thuần giảm mạnh 24% chủ
yếu do sự sụt giảm của hoạt động kinh doanh cao su. Tác động của dịch cúm Covid
19 đã khiến giá bán cao su giảm trong quý 1, lượng khách hàng quan tâm đến sản
phẩm thấp, đặc biệt là đối với sản phẩm dùng cho ngành công nghiệp săm lốp.
Doanh thu tài chính ghi nhận giá
trị 29,3 tỷ đồng (+117yoy) chủ yếu do lãi tiền gửi ngân hàng tăng mạnh 58% đạt
27,4 tỷ đồng.
Chi phí tài chính tăng mạnh 117%,
đạt 7,2 tỷ đồng do chi phí lãi vay trong kỳ tăng cao, đạt 6,8 tỷ đồng
(+136%yoy).
Lợi nhuận khác tăng mạnh 249%, đạt
169,9 tỷ đồng, bù đắp cho sự sụt giảm từ hoạt động kinh doanh chính của PHR.
Quý 1.2020, PHR ghi nhận 156 tỷ đồng từ đền bù đất dự án khu công nghiệp Nam
Tân Uyên.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế của
PHR đạt 211,3 tỷ đồng (+89%yoy).
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Các khoản mục chính trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn của PHR (tỷ đồng)
Tài sản
|
Cuối quý
|
Đầu năm
|
%yoy
|
Nguồn vốn
|
Cuối quý
|
Đầu năm
|
%yoy
|
|
Tài sản ngắn hạn
|
2.177,9
|
2.310,8
|
-5,8%
|
Nợ phải trả
|
2.821,9
|
3.253,4
|
-13,3%
|
|
Tiền và tương đương
tiền
|
242,2
|
699,7
|
-65,4%
|
Nợ ngắn hạn
|
758,9
|
1.245,1
|
-39,0%
|
|
Đầu tư tài chính
ngắn hạn
|
1.300,8
|
968,5
|
34,3%
|
Phải trả người bán
|
47,7
|
76,2
|
-37,4%
|
|
Khoản phải thu
|
214,5
|
227,2
|
-5,6%
|
Nợ vay ngắn hạn
|
82,2
|
99,2
|
-17,1%
|
|
Hàng tồn kho
|
311,8
|
327,1
|
-4,7%
|
Phải trả ngắn hạn
khác
|
312,1
|
751,4
|
-58,5%
|
|
Tài sản dài hạn
|
3.417,6
|
3.552,7
|
-3,8%
|
Nợ dài hạn
|
2.063,1
|
2.008,2
|
2,7%
|
|
Tài sản cố định
|
1.487,2
|
1.427,2
|
4,2%
|
Doanh thu chưa thực
hiện
|
1.546,2
|
1.505,6
|
2,7%
|
|
Tài sản dở dang
|
899,6
|
956,5
|
-5,9%
|
Nợ vay dài hạn
|
439,0
|
419,0
|
4,8%
|
|
Đầu tư tài chính
dài hạn
|
464,6
|
597,7
|
-22,3%
|
Vốn chủ sở hữu
|
2.773,5
|
2.601,2
|
6,6%
|
|
Tổng tài sản
|
5.595,4
|
5.854,5
|
-4,4%
|
Tổng nguồn vốn
|
5.595,4
|
5.854,5
|
-4,4%
|
Tính đến thời điểm 31/3/2020, tổng tài sản Công ty vào mức
5.595 tỷ đồng, giảm 4,4% so với hồi đầu năm. Lượng tiền mặt khá lớn, bao gồm tiền,
tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn đạt hơn 1.542 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng
tài sản, thể hiện tính thanh khoản cao. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu tài sản của PHR (hơn 61% tổng tài sản).
Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 50,4% nguồn vốn,chủ
yếu nợ không sinh lãi và doanh thu chưa thực hiện. Tổng nợ vay đạt 521,2 tỷ đồng, bằng 19% vốn chủ sở hữu, cho thấy
PHR có cơ cấu vốn an toàn, trường hợp mặt bằng lãi suất tăng sẽ không gây ảnh
hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2020
CỦA CÔNG TY MẸ
- Công ty lên kế hoạch công ty mẹ với tổng doanh thu đạt 2.460 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.148 tỷ đồng; lần lượt tăng 46% và 115% so với thực hiện 2019.
- Tỷ lệ cổ tức không thấp hơn 40%.
Triển vọng đầu tư
Mặc dù Covid 19 làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chính
của doanh nghiệp, nhưng cũng mở ra một cơ hội mới đối với PHR khi doanh nghiệp
bước sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp.
- Tiềm năng tăng trưởng hậu đại dịch: Những động thái gần đây của các nước lớn ít nhiều cho thấy việc Trung Quốc – nơi khởi nguồn của Covid 19 phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Việt Nam là quốc gia hội tụ nhiều yếu tố để có thể trở thành lựa chọn mới cho nhà đầu tư. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, chi phí nhân công hợp lý, Việt Nam còn đang là một quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh.
- PHR hiện đang sở hữu 80% CTCP KCN Tân Bình - đơn vị quản lý Khu công nghiệp Tân Bình có tổng diện tích 363,41 ha và 32,85% cổ phần tại CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) - đơn vị sở hữu Khu công nghiệp Nam Tân Uyên với diện tích 332 ha và Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng với diện tích 289 ha. Các khu công nghiệp này đều có tỉ lệ lấp đầy cao. KCN Nam Tân Uyên 3 được phép ghi nhận chuyển nhượng trong năm 2020, VSIP dự kiến bàn giao năm 2021, kỳ vọng đóng góp lớn vào lợi nhuận của PHR.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
![]() |
Đồ thị ngày PHR |
Trong tuần 27-29/4, PHR đã thoát khỏi kênh giá
giảm dài hạn từ tháng 8/2019. Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/5, giá cổ phiếu
đã bật tăng trở lại sau khi giảm về gần vùng hỗ trợ 43.000 trên MA 50 ngày và cạnh
trên của kênh giá giảm, cho thấy PHR đã test thành công hỗ trợ và đi vào xu hướng
tăng.
Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng
tăng của PHR sau khi thoát khỏi kênh giá giảm:
- Thanh khoản PHR có xu hướng tăng lên cùng với đà tăng của giá.
- MA 20 ngày vượt lên MA 50 ngày, tín hiệu của xu hướng tăng trung hạn
- MACD duy trì trên mức 0 và RSI duy trì trên mức 50.
Nhà đầu tư có thể mua vào PHR trong vùng giá 44.000
– 45.000 cho mục tiêu 58.700. Thực hiện cắt lỗ nếu giá cổ phiếu đóng cửa từ 41.300
trở xuống, vượt xuống điểm Pivot P trên đồ thị ngày và quay trở lại kênh giá giảm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét