Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Tình hình kinh tế Việt Nam 8 tháng/2020


Sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhất là trong tình hình dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7/2020 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương trên cả nước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2020 chỉ tăng 3,5% so với tháng trước và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,2%, là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.

Dịch Covid-19 mới xuất hiện trở lại vào cuối tháng 7/2020 nên chưa ảnh hưởng quá nặng nề đến tâm lý cộng đồng doanh nghiệp, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Tám vẫn tăng 1,5% so với tháng trước, vốn đăng ký tăng 20,7%.

Với quyết tâm vừa đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Tám và 8 tháng năm 2020 lần lượt tăng 45,4% và tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 8/2020 có xu hướng giảm so với tháng trước do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tám ước tính đạt 422,9 nghìn tỷ đồng, giảm 2,7% so với tháng trước và tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: 

Ngành

Doanh thu ( tỷ đồng)

so với tháng trước

so với cùng kỳ 2019

Bán lẻ hàng hóa

334.300

-0,2%

+6,6%

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

41.300

-14,7%

-15,6%

Du lịch lữ hành

974

-61,8%

-74,4%

Dịch vụ khác

46.300

-4,5%

-4,3%

Tổng

422.900

-2,7%

+1,9%

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%. Cán cân thương mại hàng hóa 8 tháng ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD.

Tổng kim ngạch

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực FDI

Xuất khẩu

Giá trị tháng 8

26,5 tỷ USD

9,5 tỷ USD

17 tỷ USD

So với tháng trước

+6,5%

+4%

+8%

So với cùng kỳ 2019

+2,5%

18,3%

-4,6%

Giá trị 8 tháng

174,11 tỷ USD

60,8 tỷ USD

113,31 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

+1,6%

+15,3%

-4,5%

Nhập khẩu

Giá trị tháng 8

23 tỷ USD

10,3 tỷ USD

12,7 tỷ USD

So với tháng trước

+4,1%

+0,2%

+7,5%

So với cùng kỳ 2019

+2,8%

+13,5%

-4,4%

Giá trị 8 tháng

162,21 tỷ USD

72,05 tỷ USD

90,16 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

-2,2%

+2,9%

-6%

Các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 8 tháng năm 2020:

Xuất khẩu

Nhập khẩu

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Hòa Kỳ

46,7

+19%

2

Trung Quốc

27

+13%

3

EU

22,9

-4%

4

ASEAN

15

-13,6%

5

Hàn Quốc

12,6

-1,5%

6

Nhật Bản

12,5

-6,1%

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Trung Quốc

49,3

+0,7%

2

Hàn Quốc

28,7

-8,3%

3

ASEAN

19,4

-9,2%

4

Nhật Bản

12,8

+3,2%

5

Hoa Kỳ

9,4

-0,1%

6

EU

9,5

+4,7%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,12% so với tháng 12/2019 - đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Chỉ số giá tiêu dùng tháng Tám tăng so với tháng Bảy chủ yếu do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa trên diện rộng làm giá rau tăng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thuận lợi đạt ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây; giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

 Nguồn: Tổng cục thống kê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét