Thứ Năm, 26 tháng 12, 2024

PC1 - Cập nhật thông tin cơ bản 26/12/2024

CTCP TẬP ĐOÀN PC1 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tình hình tài chính của PC1 và một số doanh nghiệp xây dựng

Giá trị hợp lý: 29.200 đ/cp (theo VCBS), 28.300 (DSC), 30.300 (KBSV)

 

Từng bước qua giai đoạn thấp điểm

PC1 đánh dấu quý 3/2024 phục hồi ấn tượng với lợi nhuận sau thuế đạt 259 tỷ (+654% YoY) trong khi doanh thu đạt 2.322 tỷ (+3% YoY). Các mảng kinh doanh nhìn chung đều tăng trưởng đáng kể, ngoại trừ mảng BĐS dân cư vẫn đang trong giai đoạn thấp điểm. Đồng thời, chi phí tài chính giảm 70% YoY nhờ chi phí lãi vay giảm và lãi tỷ giá cũng góp phần hỗ trợ lợi nhuận sau thuế.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu và LNST của PC1 lần lượt đạt 7.538 (+47% YoY) và 578 tỷ (+522% YoY), hoàn thành 70% kế hoạch doanh thu và vượt 10% kế hoạch lợi nhuận năm.

 

Thủy điện khả quan nhờ hiện tượng La Nina

Theo số liệu ENSO từ Trường Khí hậu Columbia, xác suất xảy ra hiện tượng La Nina và Trung tính vẫn sẽ tiếp tục chiếm ưu thế tới tháng 5/2024. Việc này sẽ hỗ trợ đáng kể lưu lượng nước tại các hồ chứa, cải thiện sản lượng cho các nhà máy thủy điện của PC1 khi công ty sở hữu 169 MW thủy điện tại khu vực miền Bắc. Ngoài ra, công ty cũng đang thực hiện đầu tư thêm 2 nhà máy thủy điện với công suất 43MW

 

Lĩnh vực xây lắp điện dần trở về hoàng kim

PC1 đang tích cực triển khai dự án đường dây và trạm biến áp 500kV mạch 3. Công ty cũng đã ký kết các hợp đồng EPC Nhà máy điện gió với đối tấc tại Phillippines trong tháng 10/2024. Giá trị công việc của PC1 đạt gần 1.200 tỷ đồng, dự kiến ghi nhận doanh thu trong năm 2025 và 2026.

Tính tới hết Q3/2024, giá trị hợp đồng ký mới của PC1 trong kỳ đạt 3.075 tỷ đồng, backlog đạt 3.522 tỷ đồng. Doanh thu xây lắp và sản xuất công nghiệp của PC1 kì vọng sẽ duy trì đà phục hồi trong những năm tới đến từ: (1) PC1 đang đẩy mạnh hợp tác tìm kiếm dự án tại nước ngoài và (2) hưởng lợi từ nhu cầu xây lắp gia tăng nhờ luật Điện lực sửa đổi thông qua tháng 11/2024 và Quy hoạch Điện VIII

 

BĐS KCN đảm bảo đà tăng trưởng cho PC1 trong dài hạn

Ngoài KCN Nomura 1 Hải Phòng đã cho thuê gần 100% và KCN Yên Phong 2A bắt đầu cho thuê từ đầu năm nay, PC1 đang triển khai gần 400 ha đất KCN tại Hà Nam, Hải Phòng, Bắc Giang, dự kiến có thể bắt đầu cho thuê từ 2026-2027. Ngoài ra, PC1 đang trong quá trình xin cấp chủ trương đầu tư KCN Nomura giai đoạn 2 (200ha), và cũng đang triển khai lập hồ sơ đề xuất đầu tư dự án KCN Phú Mỹ tại Vũng Tàu

 

Mảng bất động sản dân cư: dự án Tháp Vàng – Gia Lâm thúc đẩy tăng trưởng 2025. PC1 đã đấu thầu thành công dự án Tháp Vàng – Gia Lâm dự kiến sẽ đẩy mạnh triển khai trong 2024-2025, PC1 kỳ vọng dự án đóng góp khoảng 1.500 tỷ đồng doanh thu.

 

Đóng góp từ mảng kinh doanh nickel đi ngang trong 2025 dù sản lượng dự kiến tăng 7-9% yoy

Sau khi giảm mạnh từ đầu quý 4, giá nickel đã bắt đầu đi ngang khi bắt đầu có những lo ngại về việc Indonesia – nguồn cung nickel lớn nhất thế giới – thắt chặt chính sách khai thác mỏ. Tuy nhiên giá nickel có thể chưa thể hồi phục trong ngắn hạn do nguồn cung nickel từ các quốc gia xuất khẩu chính vẫn ở mức dồi dào trong khi nhu cầu từ Trung Quốc đang ở mức yếu, giá trung bình 2025 dự kiến sẽ ở mức 16,600 USD/tấn so với mức trung bình 17,000 USD/tấn năm 2024. Sản lượng nickel của PC1 kì vọng tăng trưởng 9% so với 2024 do PC1 đã có đối tác đảm bảo đầu ra trong khi nhu cầu nickel vẫn tăng trưởng ổn định.


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2024

SCS - Cập nhật thông tin cơ bản 18/12/2024

CTCP DỊCH VỤ HÀNG HÓA SÀI GÒN 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tình hình tài chính của SCS và một số doanh nghiệp logistic

Giá trị hợp lý: 90.000 đ/cp (theo Mirae Asset); 95.200 (theo DSC); 92.000 (đỉnh lịch sử theo PTKT)

SCS chuyên cung cấp dịch vụ logistics hàng không, khai thác nhà ga hàng hóa, kho lạnh và hỗ trợ hải quan tại Sân bay Tân Sơn Nhất. SCS hiện đang nắm giữ 15% thị phần dịch vụ hàng không toàn quốc và 45% thị phần ở Tân Sơn Nhất. Đối thủ duy nhất của SCS là CTCP Dịch vụ Hàng Hóa Tân Sơn Nhất (TCS) - công ty con của Vietnam Airlines

 

Cơ cấu tài chính vững mạnh.

Tính đến cuối tháng 9/2024, SCS nắm giữ hơn 1.134 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư có kỳ hạn, chiếm trên 91% tổng tài sản ngắn hạn, và hoàn toàn không có nợ vay ngân hàng. Nhờ vào lợi nhuận vượt trội, SCS dự kiến chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tối thiểu 70% trong năm 2024, mang lại lợi suất cổ tức/thị giá hấp dẫn, đạt trên 8,8% so với thị giá hiện tại.

 

Thông lượng hàng hóa tích cực theo xu hướng toàn ngành

Cùng với xu hướng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu, lượng hàng hóa thông qua cảng hàng không Việt Nam cũng đã gia tăng mạnh mẽ. Cụ thể, 8 tháng đầu năm 2024 ghi nhận sản lượng hàng hóa và bưu kiện (HH-BK)thông qua đạt 995.304 tấn, tăng 25,6% YoY. Trong đó, HH-BK quốc tế tăng 22,7% YoY và HH-BK trong nước tăng 32,8% YoY. Lượng hàng hóa thông qua SCS cũng tăng trưởng ấn tượng, cao hơn mức trung bình ngành. Lũy kế 9 tháng sản lượng hàng hóa thông qua đạt 194.298 tấn, cao hơn cả năm 2023, hoàn thành 78% kế hoạch năm.

 

KQKD Q4/2024 dự kiến tiếp tục tăng, với mức tăng trưởng ấn tượng nhờ ba yếu tố chính: (1) Mùa cao điểm mua sắm cuối năm; (2) Lợi ích gián tiếp từ các gián đoạn trong thương mại khu vực biển Đỏ; (3) Khách hàng mới Qatar Airways tiếp tục tạo động lực tăng trưởng. Bên cạnh đó, dự án mở rộng nhà ga T3 tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất (dự kiến khai thác giữa năm 2025)

 

Dự án nhà ga hàng hóa tại sân bay Long Thành

Việc đấu thầu gói thầu số 7.8 - Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hàng hóa số 1 và công trình phụ trợ diễn ra chậm hơn so với dự kiến trước đó (Q3/2024). Khi sân bay Long Thành được đưa vào khai thác vào cuối năm 2027, sản lượng hàng hóa quốc tế thông qua SCS sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên, nếu SCS được tham gia liên doanh hay vận hành nhà ga này, cơ hội tăng trưởng dài hạn sẽ được mở ra cho doanh nghiệp.



Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024

VHM - Cập nhật thông tin cơ bản 17/12/2024

CTCP VINHOMES 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tình hình tài chính của VHM và một số doanh nghiệp bất động sản

Giá trị hợp lý: 54.200 đ/cp (theo KBSV); 54.700 (theo MBS); 43.700 & 48.000 (mục tiêu ngắn hạn và trung hạn theo PTKT)


Lợi nhuận Quý 3/2024 giảm  chủ yếu do thời điểm bàn giao

Doanh thu Quý 3/2024 của riêng Vinhomes đạt 33.3 nghìn tỷ VND (+2%YoY), LNST của công ty mẹ đạt 7.9 nghìn tỷ VND (-26%YoY) đến từ bàn giao tại dự án Ocean Park 1,2,3, Golden Avenue và bắt đầu bàn giao cho khách hàng bán lẻ tại dự án Royal Island. Lũy kế 9T2024, doanh thu của Vinhomes (tính cả các giao dịch bán buôn và các dự án BCC) đạt 90.9 nghìn tỷ (-16%YoY) và LNST của công ty mẹ đạt 19.6 nghìn tỷ VND (- 39%YoY)

 

Doanh số bán hàng trong Quý 3 tăng mạnh nhờ hoạt động bán lẻ

Doanh số bán hàng của Vinhomes trong quý 3/2024 tăng trưởng mạnh đạt 37.9 nghìn tỷ VND (+135%YoY), trong đó phần lớn đến từ các giao dịch bán lẻ (chiếm 91%). Lũy kế 9T2024, doanh số đạt 89.6 nghìn tỷ VND (+58%YoY), trong đó dự án Royal Island chiếm 67%. Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý 3/2024 đạt 123 nghìn tỷ VND (+60%YoY).

 

3 luật BĐS quan trọng (Nhà ở, Đất đai, Kinh doanh Bất động sản) đã được thông qua cùng với các thông tư, nghị định góp phần tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp BĐS. Đặc biệt, việc áp dụng khung giá đất theo nguyên tắc thị trường sẽ khiến chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao cũng như gây nên sự lúng túng trong khâu xác định tiền sử dụng đất. Do đó, các doanh nghiệp BĐS hiện đã có các dự án hoàn thiện khâu đóng tiền đất và quỹ đất sạch lớn như VHM có thể hưởng lợi trong giai đoạn này khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung BĐS tại Hà Nội và TPHCM kéo dài từ năm ngoái đến nay.

VHM sở hữu quỹ đất sạch lớn tại các đại đô thị như Wonder Park (133 ha), Royal Island (877 ha), tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của công ty. Ngoài ra, các đại dự án lớn khác như IUT (880 ha), Green Paradise (2,870 ha) và Apollo City (5,489 ha) sẽ mang lại tiềm lực phát triển cho công ty trong dài hạn.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2024

KDH - Cập nhật thông tin cơ bản 13/12/2024

CTCP ĐẦU TƯ & KINH DOANH NHÀ KHANG ĐIỀ 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Giá trị hợp lý: 39.198 đ/cp (theo VCBS); 41.500 (theo SSI); 42.800-43.000 (mục tiêu theo PTKT)


KDH chủ trương tập trung phát triển các dự án nằm trong khu vực đô thị TP.HCM nhằm tối ưu hóa lợi thế về quỹ đất và tốc độ bán hàng, đồng thời hướng tới việc phát triển dự án đại đô thị tại dự án KDC Tân Tạo (330 ha tại Q.Bình Tân)

 

Lợi thế từ quỹ đất khu vực đô thị TP.HCM:

KDH là một trong số ít doanh nghiệp BĐS sở hữu quỹ đất đáng kể tại khu vực đô thị hiện hữu TP.HCM (trong phạm vi đường Vành đai 2, cách trung tâm 10 – 14 km), phần lớn là kết quả của việc sáp nhập BCCI (giai đoạn 2015 – 2018) và đã tương đối sạch về mặt bằng.

Điều này mang đến cho doanh nghiệp lợi thế lớn trong chu kì mới xét đến: (1) Nhu cầu mua nhà và tỷ lệ hấp thụ tại dự án nội thành luôn lớn dù có mức giá cao, cho phép KDH duy trì chu kì bán hàng, thu hồi dòng tiền dự án tương đối ngắn nhưng vẫn sở hữu biên lợi nhuận hấp dẫn, (2) So với các dự án vùng ven hoặc tại các tỉnh thành, các dự án nội thành dễ dàng hơn trong việc đẩy áp lực tăng chi phí tiền sử dụng đất vào giá bán sản phẩm.

Việc điều chỉnh bảng giá đất TP.HCM sát thực tế hơn có thể giúp đẩy nhanh tiến độ GPMB tại đại dự án KDC Tân Tạo (330 ha tại Q.Bình Tân). Khi đưa vào triển khai, dự án trên sẽ là động lực quan trọng giúp KDH nâng tầm vị thế doanh nghiệp và mặt bằng lợi nhuận.

 

Dự án cao tầng The Privia (Q. Bình Tân, TP.HCM) bắt đầu bàn giao và ghi nhận lợi nhuận từ Q4.2024:

- Dự án được ra mắt vào Q4.2023 và đã thu được thành công lớn khi bán hết toàn bộ giỏ hàng sau 3 tháng, trong bối cảnh thị trường BĐS chưa thực sự hồi phục. Từ giữa tháng 10.2024, KDH đã hoàn thành công tác nghiệm thu và bắt đầu bàn giao các căn hộ cho khách hàng.

- Với 1.043 căn hộ và mức giá bán khá cao, dự án kì vọng sẽ đóng góp khoảng 3.000 tỷ đồng doanh thu cho KDH, phần lớn được ghi nhận trong giai đoạn Q4.2024 & Q1.2025.

Tổ hợp dự án The Foresta (TP.Thủ Đức, TP.HCM) bắt đầu mang về dòng tiền:

- Dự án được KDH liên doanh đầu tư cùng Keppel Land, có quy mô 11,8 ha với khoảng 200 căn LK - BT. Hiện tại, doanh nghiệp đã hoàn thành thi công hạ tầng, xây thô và đang trong quá trình hoàn thiện nội - ngoại thất cho các sản phẩm, dự kiến có thể bắt đầu bán hàng và bàn giao ngay từ đầu năm 2025.

- Mức giá bán dự kiến ở mức khá cao (khoảng 200 – 250 triệu đồng/ m2) nhờ: (1) Thị trường BĐS khu Đông TP.HCM bắt đầu ghi nhận sự hồi phục tích cực, đặc biệt khi việc ra mắt giỏ hàng mới của các chủ đầu tư lớn như Masterise (Global City), Gamuda Land (Eaton Park) đã thiết lập mặt bằng giá mới cho khu vực lân cận, (2) Các sản phẩm của The Foresta được bàn giao hoàn thiện với tiêu chuẩn cao.

- The Foresta dự báo sẽ đóng góp khoảng 2.500 tỷ đồng LNST cho KDH trong giai đoạn 2025 – 2026

 

Nhiều chuyển biến tích cực tại dự án The Solina (Bình Chánh, TP.HCM):

Dự án có quy mô 16,4 ha (gồm 218 căn LK – BT và 2.000 căn hộ) với vị trí khá đắc địa, nằm trên mặt đường Nguyễn Văn Linh. Trong tháng 07.2024, KDH đã chính thức hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với giai đoạn 1 (13,4 ha), bắt đầu triển khai hạ tầng và dự kiến có thể ra mắt trong năm 2025.

Với mức giá bán dự kiến khoảng 110 triệu đồng/ m2 (tính riêng tiền đất) và có thể tiếp tục gia tăng khi thị trường BĐS TP.HCM dần khởi sắc từ năm 2025, phần thấp tầng của The Solina dự kiến mang về khoảng 5.500 tỷ đồng dòng tiền bán hàng cho KDH trong giai đoạn 2025 – 2027

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2024

Tình hình kinh tế tháng 11/2024

Những số liệu kinh tế đáng chú ý


Các chỉ số kinh tế trong tháng 11 nhìn chung cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế



 - Các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, đầu tư công đều phục hồi sau 2 tháng giảm tốc trước đó, tháng 11 đều ghi nhận tăng trưởng cao.

Cán cân thương mại (triệu USD)

Cán cân thương mại duy trì xuất siêu, đảm bảo dự trữ ngoại hối để chống đỡ trong trường hợp áp lực tỷ giá tăng quay lại. Tính chung 11 tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD. (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD).


Vốn FDI tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11, tuy nhiên tốc đô tăng trưởng đang giảm dần khi tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư lũy kế tháng 11 thấp hơn lũy kế tháng 10. Đây là dấu hiệu nhà đầu tư cần lưu ý trong các tháng tới về xu hướng đầu tư nước ngoài


- Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp, tín hiệu tích cực để chính phủ duy trì các chính sách kích thích kinh tế, NHNN tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp, nới lỏng tiền tệ. CPI tháng 11 tăng 2,77% yoy, cách xa mức mục tiêu 4,5%. Lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) vẫn duy trì đà tăng lên 2,77% yoy, tuy nhiên mức tăng còn chậm.

Đồng USD suy yếu

Chỉ số DXY, thước đo sức mạnh đồng USD đã tạo đỉnh tại vùng 10.7 điểm vào giữa tháng 11 và đang có dấu hiệu duy trì xu hướng giảm khi tạo đỉnh thấp dần và rơi khỏi xu hướng tăng kéo dài từ cuối tháng 9/2024. Đà giảm của DXY khả năng đến từ kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất trong kỳ họp tháng 12 tới đây. Thống kê trên Investing cho thấy thị trường đánh giá xác suất 89% FED sẽ giảm lãi suất trong kỳ họp này. Tuy nhiên, đà giảm lãi suất được dự báo sẽ chững lại trong tháng 1/2025, trong bối cảnh lạm phát tại Mỹ có dấu hiệu tăng trở lại.

Diễn biến chỉ số DXY

Dự báo quyết định lãi suất của FED trong kỳ họp tháng 12/2024

Dự báo quyết định lãi suất của FED trong kỳ họp tháng 01/2025

Tỷ giá và lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt theo đà suy yếu của đồng USD

Đà suy yếu của đồng USD trong nửa cuối tháng 11 đã giảm áp lực lên tỷ giá và lãi suất trong nước.

Tỷ giá liên ngân hàng USD/VND đã rút khỏi mức đỉnh của năm 25.400 VND/USD và đang có xu hướng giảm dần

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng cũng thuận theo xu hướng tỷ giá, thậm chí có xu hướng giảm dần từ đầu tháng 11, tuy nhiên trong tháng ghi nhận mức biến động lớn khi tăng giảm xen kẽ từ 4%-6%. Về cuối tháng 11, lãi suất đã ổn định hơn và dao động quanh mức 4%, cho thấy áp lực về thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã giảm bớt, tiền dần được bơm trở lại ra nền kinh tế.

Diễn biến tỷ giá USD/VND




Thứ Năm, 28 tháng 11, 2024

TCM - Cập nhật thông tin cơ bản 28/11/2024

CTCP DỆT MAY – ĐẦU TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH CÔNG 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận TCM và một số doanh nghiệp dệt may

Giá trị hợp lý: 55.500 đ/cp (theo DSC); 55.600 (theo AAS); 54.000 (mục tiêu theo PTKT~đỉnh lịch sử)

 

Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng cao quý thứ 3 liên tiếp

KQKD của TCM trong Q3/2024 tiếp tục khởi sắc nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của lượng đơn hàng từ thị trường châu Á, đặc biệt là động lực từ đơn hàng của tập đoàn E Land, với số lượng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9T/2024, doanh thu thuần và LNST của TCM lần lượt đạt mức 2.885 tỷ (+15% YoY) và 216 tỷ (+94% YoY). Với kết quả này, TCM đã lần lượt hoàn thành 76% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay..

 

Kỳ vọng tăng trưởng mạnh dịp cuối năm

T10/2024, xuất khẩu của TCM sang thị trường Châu Á chiếm 62,9%, trong đó thị trường Hàn Quốc chiếm 33,73%, thị trường Nhật chiếm 10,72%, Việt Nam 10,34%, Trung Quốc là 4,09%. Tiếp đến thị trường Mỹ chiếm 28,28%, Canada chiếm 3,04%. Thị trường Châu Âu chiếm 4,73% trong đó UK chiếm 4,03%.

Tính đến thời điểm cuối tháng 10/2024, TCM đã nhận khoảng hơn 90% kế hoạch doanh thu đơn hàng năm 2024. Công ty đã và đang tiếp nhận đơn hàng cho Q1/2025.

 

Biên lợi nhuận TCM kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì ở mức 15-18% nhờ giá nguyên liệu đầu vào duy trì ở mức thấp. Giá bông dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong ký 2024 – 2025 do:

- Tồn kho bông cuối kỳ cao: Giai đoạn 2024-2025, dữ trữ cuối kỳ vẫn được dự đoán sẽ tăng nhẹ, đạt mức cao kỷ lục kể từ 2019-2020.

- Lượng bông xuất khẩu tăng cao: Các quốc gia xuất khẩu bông lớn như Brazil, Úc và các nước Tây Phi dự kiến sẽ có vụ thu hoạch lớn.

- Nhu cầu thấp: Trung Quốc đã giảm dự báo nhập khẩu của mình xuống trong giai đoạn 2024-2025.

 

Đơn hàng tăng vọt khiến cho hàng tồn kho giảm mạnh

Tính đến hết Q3/2024, lượng hàng tồn kho của TCM suy giảm về mức 890 tỷ, giảm lần lượt 13% YoY và 14% QoQ, đánh dấu mức tồn kho thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tồn kho dự trữ trong các quý trước, vốn nhằm chuẩn bị cho mùa cao điểm quý 3 và quý 4, thấp hơn đáng kể so với các năm trước, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn còn lo ngại về mức độ hồi phục từ nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến áp lực bổ sung hàng tồn kho trong quý cuối năm tăng cao.

Hoạt động tích trữ hàng hóa được dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ vào cuối năm, đặc biệt khi các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và TCM nói riêng đang đối mặt với những rủi ro thương mại trong năm 2025 khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, nhiều khả năng sẽ kéo nợ vay của TCM tăng lên trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tăng nợ vay không gây áp lực lớn về mặt chi phí tài chính cho doanh nghiệp do tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của TCM hiện vẫn duy trì ở mức khá thấp.(tỷ lệ nợ vay/VCSH ~ 34%)

 

Tái khởi động lại dự án TC Tower

Trong cuộc họp ĐHCĐ bất thường vừa qua, TCM thông báo sẽ khởi động lại dự án TC Tower sau hơn 10 năm bị trì hoãn với sự hỗ trợ của DXG. TCM dự kiến sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng vào cuối năm 2024 và bắt đầu triển khai vào đầu năm 2026. Thời gian xây dựng dự kiến kéo dài từ 2 đến 3 năm, với khả năng thu hồi vốn trong khoảng 2-3 năm sau khi khởi công.

Dự án có quy mô gần 10.000 m², tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, với doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt lần lượt 2.800 tỷ đồng và 1.100 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm của TCM trong trung hạn, góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tạo động lực phát triển mới cho doanh nghiệp. Dự án được kỳ vọng sở hữu tiềm năng lớn trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phục hồi.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

DGW - Cập nhật thông tin cơ bản 15/11/2024

 CTCP THẾ GIỚI SỐ

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận DGW và một số doanh nghiệp bán lẻ

Giá trị hợp lý: 49.200 đ/cp (theo MBS); 52.000 (mục tiêu theo PTKT, dao động trong kênh sideway 41.000-52.000)

 

Kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trở lại trong Q3/2024, lợi nhuận duy trì tăng trưởng dương trong 3 quý đầu năm

Quý 3/2024, DGW đạt doanh thu thuần đạt 6.226 tỷ đồng (+15% yoy) và lợi nhuận sau thuế 121,7 tỷ đồng (+19% yoy).

Về tỷ trọng đóng góp doanh thu của các ngành, trong quý 3, máy tính xách tay và máy tính bảng đóng góp tỷ trọng nhiều nhất với 39% doanh thu, theo sau là mảng điện thoại với 36%, thiết bị văn phòng đóng góp 18%, thiết bị gia dụng và hàng tiêu dùng lần lượt chiếm 4% và 3% doanh thu.

 

Triển vọng Q4/2024

Theo bản tin IR Q3/2024, Cùng với các sản phẩm mới, thương hiệu mới và kênh phân phối mới, Digiworld kỳ vọng Quý 4: Doanh thu dự kiến sẽ đạt 6.800 tỷ đồng, (+40% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng (+67% yoy)

Trong các quý sắp tới, DGW sẽ thêm vào kênh phân phối sẵn có những thương hiệu mới:

Ngành hàng máy tính xách tay & máy tính bảng

Mảng này ghi nhận doanh thu 2.428 tỷ đồng trong Q3/2024, tăng nhẹ 1,3% yoy dù đây thường là thời điểm cao điểm của thị trường. Sự tăng trưởng chậm lại chủ yếu do thị trường laptop hiện đã bão hòa, cùng với tình hình kinh tế khó khăn khiến người tiêu dùng hạn chế nâng cấp sản phẩm. Thêm vào đó, các khách hàng của Digiworld đã dự trữ hàng từ Quý 2, dẫn đến nhu cầu nhập hàng giảm trong Quý 3.

Trong Q4/2024, Tiếp nối thương hiệu MSI về gaming DGW đã giới thiệu trong quý trước, quý này DGW tiếp tục trở thành nhà phân phối của thương hiệu Gigabyte, một cái tên khá nổi tiếng trong làng gaming. Tương tự MSI, DGW sẽ phân phối tất cả các sản phẩm của Gigabyte bao gồm laptop, các thiết bị văn phòng và linh kiện điện tử.

 

Ngành hàng điện thoại di động

Trong quý 3, mảng điện thoại di động của Digiworld đã ghi nhận doanh thu nổi bật với mức tăng trưởng +26% yoy, đạt 2.230 tỷ đồng nhờ phần doanh thu trong tuần đầu ra mắt Iphone 16 và sự đóng góp đáng kể từ các mẫu điện thoại Xiaomi mới. Sự gia tăng thị phần của Xiaomi cũng góp phần quan trọng vào tăng trưởng doanh thu trong quý 3.

 

Ngành hàng thiết bị văn phòng

Ghi nhận doanh thu  Q3/2024 đạt 1.151 tỷ đồng, tăng 27% yoy. Tăng trưởng chủ yếu đến từ doanh thu các sản phẩm PC Client bao gồm máy tính để bàn, màn hình, máy chủ (server), máy in, các thiết bị mạng và các thiết bị IoTs.

Cũng trong Quý 3, DGW đã bắt đầu phân phối thêm sản phẩm đồng hồ thông minh đến từ hãng Kospet, một hãng nổi tiếng của Trung Quốc đã có mặt ở hơn 70 quốc gia trên thế giới.

 

Ngành hàng thiết bị gia dụng

Mảng ghi nhận doanh thu quý 3 tăng 35% yoy, đạt 220 tỷ đồng. Tăng trưởng đến từ các sản phẩm công ty đang phân phối, đặc biệt là sản phẩm máy lọc không khí và robot hút bụi Xiaomi.

Trong tháng 9 vừa qua, DGW đã hợp tác với Philips – thương hiệu Hà Lan rất nổi tiếng và đã gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam từ rất lâu. DGW đã bắt đầu phân phối tất cả các thiết bị gia dụng của hãng như nồi chiên không dầu, nồi áp suất, máy xay, bình đun nước, bàn ủi, máy hút bụi, máy lọc không khí,…

Sắp tới DGW sẽ phân phối máy điều hòa nhiệt độ và tủ lạnh từ Xiaomi.

 

Ngành hàng tiêu dùng

Mảng này đạt tăng trưởng 15% yoy, doanh thu đạt 197 tỷ đồng trong quý 3. Sự tăng trưởng đến từ đóng góp doanh thu của các nhãn hàng sẵn có như Nestlé, Lion, ABinbev, Lotte Chilsung và các sản phẩm thuốc, thiết bị y tế.

Đối với mảng Hàng tiêu dùng, DGW trước đây chỉ có 2 kênh MT (modern trade) và GT (general trade) cho các sản phẩm FMCG và đồ uống. Mới đây, nhờ sự hoạt động hiệu quả của DGW, chỉ sau hơn 1 năm hợp tác nhãn hàng ABInbev đã tin tưởng chuyển giao thêm kênh On trade cho DGW thực hiện. Kênh On trade hay On premise hiện tại là kênh đóng góp doanh thu nhiều nhất trong mảng đồ uống.

CTG - Cập nhật thông tin cơ bản 15/11/2024

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận CTG và một số ngân hàng

Giá trị hợp lý: 41.900 đ/cp (theo BVS); 40.600 (ACBS); 41.000 (mục tiêu theo PTKT)

Kết quả kinh doanh tăng trưởng cao trong Q3/2024

Sau 2 quý đầu năm tăng trưởng chậm, lợi nhuận của CTG tăng tốc trong quý 3 với mức tăng trưởng 35,28% yoy. Động lực tăng trưởng chính đến từ: (1) Dư nợ tín dụng tăng 15,8% yoy; (2) NIM cao hơn so với cùng kỳ, đạt 2,82%; và (3) CIR giảm 1,4% yoy xuống 27,8%.

 

Chất lượng tài sản cải thiện sau giai đoạn khó khăn năm 2023.

Q3/2024, một khoản nợ xấu nhóm 4 khoảng 8.000 tỷ đồng của một khách hàng doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng đã quay trở lại nợ nhóm 1. Tuy nhiên, nợ xấu của các khách hàng trong những lĩnh vực khác gia tăng khiến tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm nhẹ xuống 1,45%, giảm 12 điểm cơ bản so với quý tước và tăng 8 điểm cơ bản so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ nhóm 2 đi ngang so với quý trước ở mức 1,44% và giảm mạnh 93 điểm cơ bản so với cùng kỳ

Nợ tái cơ cấu theo Thông tư 02/2023 tiếp tục giảm trong Q3 và chỉ còn chiếm 0,17% dư nợ. Kỳ thu lãi bình quân giảm 2 quý liên tiếp xuống 37 ngày, cho thấy nợ tiềm ẩn xấu không quá đáng kể.

 

Kỳ vọng hoàn thành đợt tăng vốn trong Q4/2024

Việc tăng vốn từ lợi nhuận chưa phân phối sẽ hỗ trợ CTG làm dày bộ đệm vốn, cải thiện tỷ lệ an toàn vốn, giúp ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời gia tăng kỳ vọng về triển vọng tăng trưởng của ngân hàng. CTG đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại năm 2022 (11 nghìn tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 21.4%. Ngân hàng cũng đang đề xuất các Cơ quan có thẩm quyền cho phép được dùng toàn bộ lợi nhuận giữ lại năm 2023 (9 nghìn tỷ đồng) để tăng vốn, tương đương với tỷ lệ 16.8%.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

MWG - Cập nhật thông tin cơ bản 13/11/2024

CTCP ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI ĐỘNG 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận MWG và một số doanh nghiệp bán lẻ

Giá trị hợp lý: 74.000 đ/cp (định giá từng phần + so sánh P/E & P/S); 71.000 (theo Shinhan) 83.000 (VCBS); 80.600 (BVS); 80.000 (đỉnh lịch sử theo PTKT)

 


Kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong Q3/2024, duy trì đà tăng trưởng 3 quý liên tiếp

Lũy kế 9 tháng/2024, doanh thu thuần của MWG đạt gần 100 nghìn tỷ (+15% yoy). Trong đó doanh thu mảng phân phối ICT đạt 66,7 nghìn tỷ (+4% yoy), mảng thực phẩm tươi sống và FMCG vẫn duy trì kết quả tích cực với +42% yoy, đạt 21,3 nghìn tỷ. Lợi nhuận sau thế đạt đạt 2.875 nghìn tỷ đồng gấp 37 lần so với cùng kỳ lần lượt hoàn thành 120% kế hoạch lợi nhuận và 80% kế hoạch doanh thu đề ra.

Chu kỳ thay thế điện thọai, lap top sau thời gian mua vào vùng đỉnh 2021 và khi dừng phát sóng 2G kì vọng doanh thu bán lẻ ICT sẽ tăng trưởng nhẹ vào cuối năm 2024. Doanh thu ngành điện tử và gia dụng trong giai đoạn 2023-2028, dự báo tăng trưởng nhẹ ở mức CAGR = +4,4%/năm do nhu cầu mua mới không quá đáng kể, thị trường cũng đã dần bão hòa.

Mảng điện thoại đã ghi nhận tăng trưởng dương trong Q3.24. Doanh thu hai chuỗi ĐMX và TGDĐ đạt 66,7 nghìn tỷ đồng (+4% yoy). Doanh thu điện thoại trong Q3 đạt 10,8 nghìn tỷ (+2% yoy) nhờ sức mua iPhone tăng mạnh, trong khi mảng điện máy tăng trưởng 17% đạt 10,9 nghìn tỷ đồng nhờ nhu cầu mua sắm thiết bị phục hồi cùng với sự ấm lên của thị trường nhà ở.

BHX ghi nhận lãi ròng trong năm, Era Blue hòa vốn nhanh hơn dự kiến.

Doanh thu BHX tiếp tục tăng trưởng tốt trong Q3.2024, đạt 30.329 tỷ đồng (+42%yoy, +5% qoq), với DTT/CH là 2,1 tỷ đồng/tháng (+38% yoy, +3% qoq). Chuỗi BHX trong Q3 lãi ròng 90 tỷ đồng và mở thêm 25 cửa hàng, dự kiến cả năm sẽ mở ít nhất 70 cửa hàng. Chuỗi Era Blue của MWG mở thêm 15 cửa hàng trong Q3 (tổng 76 cửa hàng) đã ghi nhận lãi nhẹ 148 triệu đồng. Tuy lũy kế toàn chuỗi vẫn đang lỗ 27 tỷ đồng, nhưng Era Blue đã đạt điểm hòa vốn nhanh hơn dự kiến, chỉ sau 1,5 năm.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2024

CTD - Cập nhật thông tin cơ bản 08/11/2024

 CTCP XÂY DỰNG COTTECONS

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất (niên độ 01/07 – 30/06)

Tăng trưởng lợi nhuận CTD và một số doanh nghiệp xây dựng

Giá trị hợp lý: 105.900 (so sánh P/B); 89.100 (giá trị sổ sách); 77.500 (mục tiêu theo PTKT)


Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng

Quý 1 năm tài chính 2025, CTD đạt 4.758,9 tỷ đồng doanh thu thuần (+15,4% yoy) và lợi nhuận sau thuế 93 tỷ đồng (+105,1% yoy).

Biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể so với cùng kỳ, từ 2,43% trong Q1/2024 lên 4,32% trong Q1 năm nay, dẫn đến lợi nhuận gộp tăng trưởng hơn gấp đôi. CTD cho biết các chính sách trích lập dự phòng đối với các dự án rủi ro mà Ban lãnh đạo chủ động thực hiện từ năm trước đã giảm nhẹ tác động của các biến động về chi phí nhân công, nguyên vật liệu xây dựng và các yếu tố vĩ mô lên chi phí giá vốn trong kỳ. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp còn được cải thiện từ các thương vụ thâu tóm mang tính chiến lược đã thêm vào chuỗi giá trị của CTD, từ đó mở rộng các dịch vụ cung cấp, cho phép công ty cung cấp các giải pháp xây dựng hoàn chỉnh cho khách hàng, tạo thêm giá trị gia tăng

 

Triển vọng doanh thu mảng xây lắp hạ tầng công nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ lượng backlog dồi dào

Trong quý, CTD và Unicons (công ty thành viên của Coteccons Group) trúng nhiều dự án quy mô lớn với tổng giá trị gần 10.300 tỷ đồng. Đặc biệt, nhờ giá trị backlog mảng xây dựng công nghiệp cải thiện mạnh trong trong năm 2024, CTD đảm bảo được khối lượng công việc ổn định xuyên suốt giai đoạn 2025-2027. Với vị thế doanh nghiệp đầu ngành xây dựng và dòng vốn FDI vào Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng tích cực, Coteccons được kỳ vọng sẽ tiếp tục trúng thầu các dự án FDI quy mô lớn trong tương lai.

 

Đa dạng hóa doanh thu qua việc đẩy mạnh mảng xây dựng hạ tầng và xây dựng dân dụng: Bên cạnh chiến lược tiếp tục duy trì và phát triển mảng xây dựng công nghiệp, CTD tập trung đẩy mạnh khai thác lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng hạ tầng trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước có tín hiệu ấm dần và chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công các tháng cuối năm. Mới đây, Coteccons thông báo trúng thầu Dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân (TP. Vũng Tàu) với trị giá gói thầu 458 tỷ đồng. Việc chủ động tìm kiếm cơ hội tại các gói thầu xây dựng hạ tầng và dân dụng trong thời gian gần đây cho kỳ vọng biên lợi nhuận của CTD sẽ tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025

 

Cổ tức: CTD thông báo phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% (1.000 đồng/cp) cho niên độ tài chính 2023-2024. Ngoài ra, CTD còn dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20:1; phát hành ESOP với giá bán 10.000 đồng/cp nhằm mục đích giữ chân nhân tài, đặc biệt là các nhân sự chủ chốt trong công ty và công ty con.

HDG - Cập nhật thông tin cơ bản 08/11/2024

 CTCP TẬP ĐOÀN HÀ ĐÔ

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận HDG và một số doanh nghiệp BĐS

Giá trị hợp lý: 32.000 (theo BVS); 31.200 (TPS); 32.500 (mục tiêu theo PTKT)


Kết quả kinh doanh phục hồi trong Q3/2024

Q3/2024, Doanh thu HDG đạt 567 tỷ đồng (+23.36% yoy) và LNST cổ đông cty mẹ đạt 138 tỷ đồng (+63% yoy). Lũy kế 9T/2024, doanh thu đạt 1.965 tỷ đồng (-3% yoy) và LNST cổ đông cty mẹ 423 tỷ đồng – tương đương cùng kỳ 2023. Cụ thể:

  • Mảng BĐS. Công ty đã bàn giao và ghi nhận hết các căn biệt thự tại dự án Charm Villas giai đoạn 2 trong 1H.24, đem về 407 tỷ đồng doanh thu và 132 tỷ đồng lợi nhuận gộp. Trong Q3.24, hoạt động BĐS không đóng góp vào KQKD của HDG, do Công ty chưa mở bán giai đoạn 3 (108 căn còn lại của dự án Charm Villas).
  • Mảng năng lượng. Sau thời gian đầu năm khó khăn do thủy văn kém tích cực và phương thức huy động của NSMO (cty vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia) thay đổi, các nhà máy thủy điện của HDG đã phát điện tích cực trở lại và đóng góp chủ yếu vào KQKD tăng trưởng của Công ty trong Q3/2024. Doanh thu và lợi nhuận gộp phát điện trong Q3/2024 lần lượt đạt 445 tỷ đồng (+24% yoy) và 309 tỷ đồng (+45% yoy).
  • Mảng khách sạn và cho thuê BĐS. Doanh thu và lợi nhuận gộp trong Q3/2024 lần lượt đạt 122 tỷ đồng (+31% yoy) và 44 tỷ đồng (+10% yoy)

Charm Villas vẫn là dự án chủ lực cho mảng BĐS. HDG còn 108 căn ở giai đoạn 3 chưa mở bán, Công ty đặt kế hoạch sẽ mở bán từng phần trong thời gian sắp tới, giá sẽ cân đối tham chiếu theo các dự án lân cận (hiện tại khoảng 115–150 triệu/m2). Hiện tại, HDG chưa có quỹ đất có thể sẵn sàng để có thể triển khai nối tiếp sau Charm Villas, do các dự án vẫn còn vướng mắc thủ tục pháp lý, chủ yếu ở khâu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

 Triển vọng KQKD 2025. đến từ: (1) sản lượng thuỷ điện phục hồi; (2) điện gió 7A được phát với công suất cao hơn, bù đắp cho giá bán điện giảm và phần doanh thu hồi tố từ Hồng Phong 4; (3) bàn giao và ghi nhận KQKD tại Charm Villas; và (4) áp lực tài chính giảm.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2024

FPT - Cập nhật thông tin cơ bản 07/11/2024

CTCP FPT

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận FPT và một số doanh nghiệp công nghệ - viễn thông

Giá trị hợp lý: 150.000-160.000đ/cp (theo AGR); 158.000 (TPS); 150.640 (Mirae Asset); 149.000 (mục tiêu theo PTKT).


Doanh thu và lợi nhuận duy trì tăng trưởng ổn định

Q3/2024, tốc độ tăng trưởng doanh thu của FPT có phần chậm lại so với các quý trước, tuy nhiên lợi nhuân sau thuế duy trì tăng trưởng quanh mức 20% yoy. Biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao 38%-40%.

Đà tăng trưởng mạnh mẽ và biên lợi nhuận vững chắc của FPT chủ yếu được thúc đẩy bởi chiến lược mở rộng dịch vụ CNTT toàn cầu và triển vọng phục hồi của cả mảng viễn thông và giáo dục. Đại Liên (Dalian) là văn phòng thứ 3 của FPT tại Trung Quốc được mở trong năm 1Q24 (văn phòng đầu tiên tại Thượng Hải được mở từ năm 2017, và tại Nam Ninh năm 2023). Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT cũng vừa khai trương văn phòng thứ 17 tại Nhật Bản, ở quận Mita, Tokyo. Đây cũng là trụ sở mới của FPT tại Nhật Bản (FPT Japan), với diện tích 3.000m2, đủ sức chứa hơn 500 nhân viên.

 

Mảng công nghệ thông tin: doanh thu và hợp đồng ký kết duy trì tăng trưởng

Mảng CNTT toàn cầu đạt doanh thu ký kết 25.121 tỷ đồng (+20,1% yoy) trong 9 tháng/2024. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi thị trường Nhật Bản và APAC. FPT đã ký kết 33 hợp đồng quốc tế lớn với giá trị trên 5 triệu USD mỗi hợp đồng (+65% yoy). Công ty cũng mở rộng các hợp đồng semi-mega và mega với 146 hợp đồng bán mega (+1,4% yoy) và 137 hợp đồng mega (+38,4% yoy).

Sự gia tăng số lượng hợp đồng lớn (trên 5 triệu USD) cho thấy khả năng của FPT trong việc chốt các hợp đồng có giá trị cao hơn và thực hiện các dự án phức tạp hơn. Ngoài ra, số lượng khách hàng với doanh thu từ 1 triệu USD đạt 187 khách hàng (+22,2% yoy). Lịch sử cho thấy quý 4 là thời điểm ghi nhận hợp đồng mạnh nhất, khi quý 4 năm 2023 ghi nhận sự gia tăng số lượng hợp đồng trên 1 triệu USD, tăng 63% QoQ (quý 4 năm 2022: +92%QoQ)

 

Mảng Viễn thông: Tương đối ổn định với tiềm năng phát triển trung tâm dữ liệu

Trong năm 2024, FPT đặt mục tiêu triển khai công nghệ Wi-Fi 6 và Wi-Fi 7, đầu tư vào dịch vụ truyền hình để mang đến những cải tiến cho mảng viễn thông. Trong khi mảng trung tâm dữ liệu - với 4 trung tâm diện tích 17.000m2 - vẫn là một mảng nhỏ (chiếm dưới 5% doanh thu viễn thông), FPT đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ ra ngoài thị trường Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng 50% mỗi năm cho năm 2024 và kế hoạch mở thêm cơ sở mới tại TP.HCM vào năm 2025. Quảng cáo trực tuyến (chiếm 3,8% tổng doanh thu viễn thông) cho thấy sự biến động về hiệu suất, với biên lợi nhuận LNTT dao động mạnh từ 45,4% trong năm 2021 xuống 22,7% vào năm 2023, nhưng có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ trong 9T24 với mức tăng trưởng 45,1%.

 

Mảng Giáo dục: Đẩy mạnh giáo trình đào tạo kỹ sư bán dẫn

FPT hiện đang mở rộng những khóa học mới trong việc đào tạo bán dẫn, hướng đến cung cấp 10.000 kỹ sư vào năm 2030. FPT gần đây đã bắt đầu vận hành khu phức hợp giáo dục FPT tại Thanh Hóa với mục tiêu tuyển sinh 500 học sinh trung học phổ thông và Trường FPT tại Bắc Từ Liêm cho thấy mô hình FPT School đón nhận nhiều phản ứng tích cực từ địa phương.

 

Triển vọng  tăng trưởng dài hạn được duy trì khi đẩy mạnh phát triển AI, chất bán dẫn, phần mềm ô tô: FPT đang từng bước chuẩn bị cho các định hướng trên thông qua các thương vụ M&A với các công ty công nghệ tại Mỹ, Nhật Bản, Pháp; hợp tác với các tập đoàn lớn thế giới: Nvidia, Microsoft; xây dựng AI Factory ở Mỹ, Singapore; mở trung tâm trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam; thành lập công ty FPT Automative. FPT cũng mở mới các chương trình đào tạo ngành vi mạch chất bán dẫn và dự kiến cung cấp 10.000 nhân sự công nghệ vào năm 2030.