Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

KSB - Triển vọng năm 2021 tích cực

CTCP KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG 

Mã cp

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

KSB

Vật liệu xây dựng

31.850

42.000

31.000-32.000

29.500

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

2.122

 

% sở hữu nước ngoài

13,32%

EPS trailling (đồng/cp)

6.637

 

 P/E trailling

4,8x

BVPS ( đồng/cp)

27.292

 

 P/B

1,17x

Khối lượng cp lưu hành

66,633,078

 

 KLGD BQ 1 tháng (cp/phiên)

1.877.422

Giá cao nhất 52 tuần

32.000

 

 Giá thấp nhất 52 tuần

10.200


Kết quả kinh doanh 9T/2020 và ước tính năm 2020:

Tỷ đồng

9T/2020

9T/2019

%yoy

Các tỉ lệ biên

10T/2020

10T/2019

Tổng doanh thu

951,1

884,5

7,5%

Tỷ suất lợi nhuận gộp

46,7%

43,5%

Doanh thu thuần

896,3

842,0

6,5%

CP bán hàng/DT

7,2%

6,4%

Giá vốn hàng bán

477,4

475,0

0,5%

CP QLDN/DT

6,4%

6,6%

Lợi nhuận gộp

418,9

366,2

14,4%

Tỷ suất EBIT/DT

33,1%

30,5%

Chi phí bán hàng

64,6

53,6

20,4%

Chi phí lãi vay/DT

7,7%

6,1%

Chi phí QLDN

57,7

55,4

4,1%

Tỷ suất LNST/DT

23,3%

22,5%

EBIT

296,7

257,1

15,4%

Doanh thu tài chính

40,3

27,3

47,7%

Chi phí tài chính

73,6

51,6

42,7%

Chi phí lãi vay

69,3

51,6

34,4%

Thu nhập khác

14,5

15,3

-5,2%

Chi phí khác

12,4

13,3

-6,4%

Lợi nhuận khác

2,04

1,99

2,3%

Tỷ đồng

Tổng DT

LNST

Lợi nhuận trước thuế

262,3

229,9

14,1%

TH 2020

951,1

208,6

Lợi nhuận sau thuế

208,6

189,3

10,2%

KH 2020

1.476

320

EPS

2.796

2.586

8,1%

%TH/ KH

64,4%

65,2%

Tổng doanh thu 9T/2020 của KSB đạt 951,1 tỷ đồng (+7,5% yoy), hoàn thành 64,4% kế hoạch doanh thu. LNST 9T/2020 đạt 208,6 tỷ đồng (+10,2% yoy), hoàn thành 65,2% kế hoạch. Trong đó:

  • Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng lên 47% so với cùng kỳ 2019 đạt 43%. Nhờ mảng cho thuê khu công nghiệp có biên lợi nhuận gộp khá cao đóng góp vào cơ cấu doanh thu của công ty.
  • Chi phí bán hàng và quản lý của doanh nghiêp 9T/2020 lần lượt đạt 64 tỷ đồng (+20,75% yoy) và 57 tỷ đồng ( +3,6% yoy) chủ yếu do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng hơn so với cùng kỳ.
  • Doanh thu tài chính tăng mạnh lên 40 tỷ đồng (+48% yoy) do trong quý 3 KSB được hưởng cổ tức, lợi nhuận được chia lên đến 27 tỷ đồng.
  • Chi phí tài chính tăng lên 73 tỷ đồng (+43% yoy), chủ yếu do KSB trong quý 3/2020 này chi trả lãi vay và chi phí khác lên đến 22 tỷ đồng.

Ước tính tổng doanh thu KSB năm 2020 có thể đạt 1.292,8 tỷ đồng (-5,4% yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 297,7 tỷ đồng (-9,8% yoy) lần lượt hoàn thành 87,6% kế hoạch doanh thu và 93% kế hoạch lợi nhuận.

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ giúp tăng sản lượng tiêu thụ đá xây dựng tại khu vực sân bay Long Thành. Mỏ đá Tân Đông Hiệp vẫn còn khối lượng đá tồn kho lớn khoảng 1,5 triệu m3 sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho KSB.

Việc M&A CTCP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB) – 1 trong các công ty nắm giữ mỏ đá lớn nhất khu vực Đồng Nai gần khu vực sân bay Long Thành sẽ giúp KSB có đủ nguồn cung đá trong 5 năm tới.

Khu công nghiệp Đất Cuốc có tổng diện tích 553 ha. Đã cho thuê lấp đầy 283,12 ha. Đang tiếp tục đền bù mở rộng 13,35 ha còn lại giai đoạn 1, 100 ha giai đoạn 2, xây dựng cơ sở hạ tầng 212,32 ha giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Đất Cuốc với nguồn vốn ước tính 1.088,8 tỷ đồng dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận bền vững cho KSB trong vòng 5 năm tới.

Các yếu tố cần theo dõi:

Rủi ro các khoản ủy thác đầu tư: Đến 30/09/2020, khoản ủy thác đầu tư đã lên đến 1.326,6 tỷ đồng. Rủi ro hoạt động M&A kéo dài hơn dự kiến hoặc thất bại sẽ gây thiệt hại cho cổ đông. Thậm chí việc mua lại nếu không được thực hiện công khai minh bạch có thể sẽ dẫn đến các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp phải đối diện. Khả năng khoản ủy thác này đầu năm 2021 sẽ hoàn tất.

Biến động lãi suất: Đến 30/09/2020, KSB đang có 750,3 tỷ đồng nợ vay chịu lãi. Trong đó có 183,3 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 567 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Ước tính nếu lãi suất tăng 1% sẽ làm chi phí tài chính tăng 9 – 10 tỷ đồng.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày KSB

Trên đồ thị ngày, KSB hiện đang duy trì trong xu hướng tăng từ tháng 4/2020 đến nay. Các chỉ báo kỹ thuật đều đang cho tín hiệu tích cực:

  • MA20, MA50, MA200 hướng lên củng cố xu hướng tăng ngắn, trung và dài hạn
  • MACD trên mức 0
  • RSI trên 50

Sau khi điều chỉnh về quanh hỗ trợ 29.800 trên MA20 ngày và đỉnh tháng 10/2019, KSB đã bật tăng trở lại với thanh khoản cao hơn trung bình 20 phiên, cho tín hiệu tích cực cho thấy giá đã test thành công hỗ trợ 29.800, qua đó duy trì đà tăng hướng đến vùng đỉnh lịch sử 42.000

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào trong vùng giá 31.000-32.000 cho mục tiêu 42.000,
  • Stoploss được đặt tại 29.500, trường hợp KSB giảm xuống dưới MA 20 ngày và đỉnh tháng 10/2019.

Giao dịch mẫu

Giá mua

32.000

Dừng lỗ

29.500

Rủi ro

2.500

Mục tiêu

42.000

Lợi nhuận

10.000

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:4

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2020

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2020

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC

GDP năm 2020 tăng 2,91% (Quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi nên sản xuất công nghiệp trong quý IV/2020 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với năm 2019, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG

XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA


Năm 2020 ghi nhận nỗ lực mạnh mẽ của hoạt động xuất, nhập khẩu trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 và sự đứt gãy thương mại toàn cầu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG

LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM


Nguồn: Tổng cục thống kê

HPG - Cập nhật phân tích kỹ thuật

CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT 

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Khuyến nghị

Stoploss

HPG

Thép

41.550

42.500

Năm giữ

40.000

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ (chi tiết)

  • Hòa Phát tham gia đầy đủ chuỗi giá trị của ngành: nhập quặng sắt/than về luyện gang, luyện thép, cho ra phôi thép, từ đó sản xuất thành phẩm thép xây dựng; Hiện tại đang đầu tư sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) - đầu vào chính để sản xuất tôn, ống thép... - qua đó cơ bản khép kín toàn bộ chuỗi giá trị. So với các doanh nghiệp khác cũng tham gia chuỗi giá trị từ đầu đến cuối (từ nhập quặng sắt/than đến cho ra thành phẩm thép xây dựng), Hòa Phát có lợi thế rõ rệt về công nghệ và quy mô sản xuất nên giá thành rẻ hơn đáng kể.
  • HPG là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong nước. Với lợi thế doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư và áp dụng thành công công nghệ lò cao trong sản xuất thép, giúp tiết kiệm chi phí hơn so với doanh nghiệp sử dụng công nghệ lò điện.
  • Dự án Dung Quất giúp củng cố vị thế số một trong mảng thép xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị trong mảng thép dẹt, giúp doanh nghiệp duy trì đà tăng trưởng. HPG cũng đã thông qua chủ trương mở rộng khu liên hợp Dung Quất với công suất tăng thêm 5 triệu tấn/năm và tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng. Đến tháng 10/2020 giai đoạn II dự án Dung Quất đạt trên 90% và đã tuyển dụng gần 10.000 lao động.
  • Lợi thế về thương hiệu và hệ thống phân phối trải rộng cả nước, giúp thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Trong năm 2020, Hòa Phát đẩy rất mạnh chiến lược trên tại thị trường thép xây dựng miền Nam - thị trường lớn mà tập đoàn còn đang giữ thị phần khiêm tốn so với miền Bắc.

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị tuần HPG

HPG hiện đã vượt qua vùng giá 40.000 sau khi vượt đỉnh lịch sử năm 2018. Thanh khoản của HPG nhìn chung đang có xu hướng tăng, đồng thuận với đà tăng giá trong năm nay, cho thấy xu hướng tăng giá cổ phiếu đang được duy trì. Dựa trên nguyên lý đối xứng, HPG có thể đạt đến vùng giá 42.500.

Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ HPG cho mục tiêu 42.500. Stoploss được nâng lên 40.000.

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

DXG - Vượt nền tích lũy, tiếp tục đà tăng giá

CTCP TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH 

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Giá mua

Stoploss

DXG

Bất động sản

15.700

17.000

15.300

14.500

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ (chi tiết)

DXG đứng đầu thị phần môi giới bất động sản: DXG chiếm lĩnh hơn 30% thị phần toàn thị trường. Ngoài hoạt động môi giới bất động sản DXG đang phát triển các dự án bất động sản để giảm thiểu rủi ro khi thị trường bất động sản suy yếu sẽ giảm khả năng hấp thụ. Phát triển theo hướng tự đầu tư các dự án.

Quỹ đất lớn: Năm 2019 DXG đã mở rộng thêm quỹ đất, nâng quỹ đất lên 3.327 ha.

Các dự án nổi bật đang đầu tư và đem lại doanh thu cuối năm 2020 và năm 2021: dự kiến DXG sẽ cung ứng ra thị trường hơn 4.000 sản phẩm đầu tư thông qua các dự án trọng điểm như Gem Sky World (92 ha), Gem Riverside (6,2 ha), Opal Cityview (9.740 m2), Opal Skyline (1ha) và Saint Moritz (2.041 m2). Dự kiến sẽ đem lại nguồn doanh thu lợi nhuận đáng kể và giúp cho dòng tiền của tập đoàn khả quan hơn trong thời gian sắp tới.

 CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: VƯỢT NỀN TÍCH LŨY

Đồ thị ngày DXG

Trên đồ thị ngày, DXG đã vượt nền giá 15.000 sau 3 tuần tích lũy, tiếp tục xu hướng tăng theo mô hình 2 đáy. Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá của DXG: 

Giá cổ phiếu nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày

  • MA 20 và MA 50 ngày dốc lên, thể hiện xu hướng tăng giá trong ngắn và trung hạn đang được duy trì
  • MA 200 ngày bắt đầu dốc lên, cho thấy kỳ vọng tăng giá trong dài hạn
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50, thể hiện tín hiệu tích cực của xu hướng tăng giá.

Dựa vào mô hình 2 đáy, DXG có thể đạt đến vùng giá 17.000. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ, tăng tỷ trọng trong trường hợp có nhịp điều chỉnh về gần 15.000.

Stoploss được nâng lên 14.500, trường hợp nền giá tích lũy và MA 20 ngày bị xuyên thủng.

Giao dịch mẫu

Giá mua

15.300

Dừng lỗ

14.500

Rủi ro

800

Mục tiêu

17.000

Lợi nhuận

1.700

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:2,1