Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Tình hình kinh tế Việt Nam Quý 4 và năm 2021

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ.

Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP


Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP


Trong quý IV/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31,4 nghìn doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415,3 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205,1 nghìn lao động, tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021. Như vậy chỉ sau hơn hai tháng thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm 2021 đã khởi sắc rõ nét.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2021 cho thấy: Có 44% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý III/2021; 31,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 24,9% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn[3]. Dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành năm 2021 tăng 3,2% so với năm trước, tuy đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua[5] nhưng là kết quả khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phục hồi, vốn đăng ký mới và vốn đăng ký tăng thêm tăng trở lại cho thấy nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI


Trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước và giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.  Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4.789,5 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2% (năm 2020 giảm 3%).


Trong tháng 12/2021, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 66,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với tháng trước và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 19%; nhập khẩu tăng 26,5%

  • Kim ngạch xuất khẩu quý IV/2021 ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm trước và tăng 16,4% so với quý III/2021. Tính chung năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước.
  • Trong quý IV/2021, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 89,07 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,2% so với quý III/2021. Tính chung năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020, nguyên nhân do giá xăng dầu, giá gas trong tháng giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương

Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.

 

Nguồn: Tổng cục thống kê







Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

NTL - Bắt đầu vào điểm rơi lợi nhuận và mức định giá hấp dẫn

 CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM

THÔNG TIN CƠ BẢN

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

1. Thị trường bất động sản ở Quảng Ninh có triển vọng tích cực nhờ hưởng lợi từ chính sách đầu tư công của Chính Phủ, mặt bằng lãi suất cho vay thấp và nguồn cung hạn chế

  • Chính sách dầu tư công vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc triển khai Hầm Cửa Lục – hầm xuyên biển đầu tiên tại Việt Nam cũng tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản tại Quảng Ninh.
  • Nguồn cung bất động sản tại Quảng Ninh có hạn nhưng tỷ lệ hấp thụ đang ở mức khá cao lên đến 70-75%. Do đó, mặt bằng giá bất động sản Quảng Ninh được dự báo sẽ tiếp tục tăng 20-30% trong năm 2021.

2. NTL sở hữu các dự án ở vị trí đắc địa với giá vốn thấp

Với bốn dự án chính đang và sẽ được triển khai, NTL có tổng quỹ đất lên tới 152,4ha. Các dự án đang được triển khai là Khu đô thị (KĐT) Bắc Quốc Lộ 32, Hoài Đức và KĐT 23ha Bãi Muối, Hạ Long. Các dự án sẽ được triển khai bao gồm KĐT Dịch Vọng, Cầu Giấy và KĐT mới Núi Hạm, Hạ Long. Các quỹ đất đã hoàn thành việc đền bù nên có thể đóng góp lợi nhuận ngay trong giai đoạn 2021-2023 với 2 dự án KĐT Bắc Quốc lộ 32 và KĐT 23ha Bãi Muối.

- Khu đô thị (KĐT) Bắc Quốc Lộ 32 đã được triển khai từ lâu và bàn giao từ 2013 nhưng lại thiếu tiện ích sinh hoạt nên số lượng người chuyển về ở không nhiều và khách mua cũng dè dặt hơn. Tuy nhiên, với thông tin huyện Hoài Đức lên quận vào năm 2022 và hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, phát triển, giá đất nền tại Hoài Đức đã tăng 50% - 100% so với cùng kỳ 2020. Điều này giúp thị trường bất động sản ở khu vực này nóng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho NTL trong việc bán nốt những căn biệt thự tồn kho còn lại.

Tại ĐHĐCĐ, theo thông tin ban lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ, chỉ tính riêng đợt mở bán từ 04/01–26/03/2021, 77 căn thuộc dự án đã được bán hết với tổng diện tích tương ứng là 23,372 m2. Nếu năm 2019, doanh nghiệp đưa ra giá bán là 25 triệu đồng/m2 thì năm 2020 đã tăng lên 32 triệu đồng/m2, sang năm 2021 vẫn có thể tăng lên 35-40 triệu đồng/m2.

- KĐT 23ha Bãi Muối là dự án đất nền tại Quảng Ninh với tổng mức đầu tư là 1.200 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án đất nền hiếm hoi với quy mô lớn nằm ngay trong trung tâm thành phố Hạ Long với dân cư đông đúc và nhiều tiện ích xung quanh. Dự án kỳ vọng sẽ đóng góp nguồn thu đáng kể trong 2021- 2025 cho NTL nhờ hưởng lợi từ các yếu tố như du lịch tại Quảng Ninh tăng mạnh, nhu cầu đất tại các tỉnh tăng trưởng cùng kỳ vọng vào việc thành lập đặc khu Vân Đồn và sân bay Vân Đồn

 3. Cơ cấu tài chính an toàn khi doanh nghiệp không vay nợ và duy trì chia cổ tức tiền mặt từ năm 2018 đến nay. Với việc, KĐT Bắc Quốc Lộ 32 đã gần như hoàn thành xây dựng và sẵn sàng bàn giao trong 2021-2022; KĐT 23ha Bãi Muối là dự án bán đất nền về cơ bản đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhu cầu về sử dụng vốn vay của NTL trong 2021-2023 là không lớn.

 ƯỚC TÍNH KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2021 VÀ ĐỊNH GIÁ


9T/2021, NTL ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế gần như đi ngang so với cùng kỳ, đạt 316,6 tỷ đồng và 138 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 39,6% và 49,5% kế hoạch. Với kỳ vọng NTL sẽ ghi nhận KQKD từ hai dự án KĐT BQL 32 và KĐT 23ha Bãi Muối, doanh thu và lợi nhuận sau thuế Q4/2021 ước tính đạt lần lượt 313,4 tỷ đồng (-6,7% yoy) và 182 tỷ đồng (+14,5% yoy).

Ước tính năm 2021, NTL đạt doanh thu 630 tỷ đồng (-3,5% yoy) và lợi nhuận sau thuế lần 320 tỷ đồng (+8,5% yoy). Biên lợi nhuận gộp ước đạt 70,6% nhờ quỹ đất các dự án có giá vốn thấp, và giá bất động sản trong khu vực tăng nhờ hạ tầng giao thông được cải thiện.

Sử dụng phương pháp so sánh P/E và P/B, theo ước tính thận trọng dựa trên P/E và P/B trung bình ngành bất động sản, giá trị hợp lý của NTL là 62.893 ~ 62.900đồng/cp, cao hơn 48% so với mức giá đóng cửa tại ngày 28/12/2021.  Nhà đầu tư trung và-dài hạn có thể mua vào NTL ở giai đoạn này.


PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày

Trên đồ thị ngày, NTL đang dao động trong kênh giá tăng từ tháng 7/2021. Sau khi điều chỉnh từ vùng đỉnh cũ 45.000, giá cổ phiếu đã test thành công và tạo đáy tại vùng hỗ trợ 40.000 tại kênh giá và MA 50 ngày, qua đó duy trì xu hướng tăng trong kênh giá. Trong ngắn hạn, thanh khoản nhiều phiên duy trì dưới mức trung bình 20 phiên, cho thấy khả năng giá cổ phiếu tiếp tục tích lũy đi ngang trong vùng 42.000 – 44.000.

Trong trung và dài hạn, các chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu tích cực, ủng hộ xu hướng tăng giá:

  • Các đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày dốc lên, trong đó MA 50 ngày đóng vai trò hỗ trợ tích cực cùng với kênh giá, duy trì xu hướng tăng cho giá cổ phiếu
  • MACD duy trì trên đường số 0
  • RSI duy trì trên mốc 50 cùng

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ, tăng tỷ trọng hoặc mua mới NTL quanh vùng giá 42.000, khi giá đang đi ngang trong ngắn hạn, với mục tiêu 50.000, tương ứng với kháng cự tại cạnh trên của kênh giá.
  • Stoploss được đặt tại 39.500, trường hợp kênh giá tăng bị phá vỡ

Giao dịch mẫu


Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

KBC - Cập nhật giá mục tiêu

KBC (CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ KINH BẮC)

CẬP NHẬT GIÁ MỤC TIÊU 

Đồ thị ngày KBC

KBC gần đạt đến vùng giá 62.000 sau khi vượt đỉnh lịch sử cũ. Giá cổ phiếu hiện chưa có dấu hiệu tạo đỉnh, tiếp tục đà tăng giá khi đã vượt lên kênh giá tăng trung hạn và đã test lại thành công kênh giá này, do đó khả năng có thể tiến lên vùng giá 66.000. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ, hạ tỷ trọng dần từ vùng giá 62.000, và chốt lời toàn bộ tại vùng giá 66.000.

Chi tiết khuyến nghị tại đây


Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

ANV - Khuyến nghị kỹ thuật

CTCP NAM VIỆT 

THÔNG TIN CƠ BẢN


PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: TRỞ LẠI XU HƯỚNG TĂNG GIÁ

Đồ thị tuần ANV

Trên đồ thị tuần, ANV dao động trong kênh giá tăng từ đầu năm 2021. Xu hướng tăng giá được đường MA 20 tuần hỗ trợ, khi giá cổ phiếu đều tạo đáy mỗi khi điều chỉnh về đường này. ANV hiện cũng đã tạo đáy gần MA 20 tuần và đang hướng đến vùng giá 43.000, tương đương kháng cự của kênh giá. Các chỉ báo kỹ thuật đang duy trì tín hiệu tích cực, thể hiện xu hướng tăng giá: các đường MA đều dốc lên, MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50. Thanh khoản bắt đầu có dấu hiệu cải thiện khi khối lượng giao dịch trong phiên đầu tuần 20/12 đã gần bằng khối lượng giao dịch của cả tuần 13-17/12, cho thấy dòng tiền bắt đầu tham gia vào ANV.

Đồ thị ngày ANV

Trên đồ thị ngày, ANV bật tăng sau khi tích lũy trên MA 20 và MA 50 ngày, vượt qua xu hướng giảm ngắn hạn từ đầu tháng 11/2021. Các tín hiệu kỹ thuật cũng cho dấu hiệu ủng hộ ANV bước vào xu hướng tăng giá:

  • Các đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày cùng đồng thuận dốc lên, thể hiện xu hướng tăng trong ngắn, trung lẫn dài hạn
  • Thanh khoản cao đột biến gấp 2,5 lần mức trung bình 20 phiên khi giá vượt xu hướng giảm, cho thấy cổ phiếu bắt đầu thu hút dòng tiền
  • RSI đã vượt qua mốc 50 trong tuần trước và tiếp tục dốc lên
  • MACD duy trì trên đường số 0 và đã vượt lên đường signal trong phiên 20/12, cho tín hiệu tăng giá

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào ANV tại vùng giá 36.000 – 36.500 cho mục tiêu 43.000
  • Stoploss được đặt tại 34.000, trường hợp giá rơi trở lại xu hướng giảm và vượt xuống MA 50 ngày. Trong trường hợp này, ANV vẫn duy trì được kênh giá tăng dài hạn từ đầu năm, do đó nhà đầu tư có thể chờ mua lại khi giá điều chỉnh về cạnh dưới của kênh, tương đương vùng 32.000 – 32.500.

Giao dịch mẫu


Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

NTL - Cập nhật Phân tích kỹ thuật

CTCP PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỪ LIÊM 

THÔNG TIN CƠ BẢN

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Thị trường bất động sản ở Quảng Ninh có triển vọng tích cực nhờ hưởng lợi từ chính sách đầu tư công của Chính Phủ, mặt bằng lãi suất cho vay thấp và nguồn cung hạn chế

  • Chính sách dầu tư công vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là việc triển khai Hầm Cửa Lục – hầm xuyên biển đầu tiên tại Việt Nam cũng tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường bất động sản tại Quảng Ninh.
  • Nguồn cung bất động sản tại Quảng Ninh có hạn nhưng tỷ lệ hấp thụ đang ở mức khá cao lên đến 70-75%. Do đó, mặt bằng giá bất động sản Quảng Ninh được dự báo sẽ tiếp tục tăng 20-30% trong năm 2021.

NTL sở hữu 2 dự án có vị trí đắc địa tại Hà Nội và trung tâm thành phố Hạ Long là Bắc quốc lộ 32 (38.9 ha) và dự án Bãi Muối (23ha). Dự kiến năm 2022 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của dự án Bãi Muối. Bên cạnh đó, trong dài hạn, các dự án Dịch Vọng (23ha), Núi Hạm (68ha) sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp.

Cơ cấu tài chính an toàn khi doanh nghiệp không vay nợ và duy trì chi cổ tức tiền mặt từ năm 2018 đến nay.

 

Kết thúc Q3/2021, EPS trailing của NTL đạt 4.880 đồng/cp. Với P/E bình quân các doanh nghiệp BĐS là 13,5x, theo đánh giá thận trọng, giá trị hợp lý của NTL thời điểm hiện tại là  65.880 ~ 65.900 đồng/cp, Nhà đầu tư trung-dài hạn có thể mua vào NTL ở giai đoạn này.

Chi tiết KQKD Quý 3 và 9T/2021 tại đây

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày

Trên đồ thị ngày, sau 3 tuần tích lũy quanh hỗ trợ của kênh giá tăng, NTL đã tạo đáy vượt qua xu hướng giảm từ tháng 11/2021, vượt lên 2 đường MA 20 và MA 50 ngày cùng với điểm Pivot P. Thanh khoản gia tăng đột biến trong phiên 13/12, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/2021 khi bắt đầu xu hướng tăng, dấu hiệu cho thấy dòng tiền quay trở lại. MACD đã vượt lên đường số 0 lẫn đường Signal, RSI cũng vượt lên mốc 50 cùng cho tín hiệu tăng giá, cho thấy NTL có thể tiếp tục dao động trong kênh giá tăng, hướng đến vùng giá 50.000. (xem bản tin cập nhật trước tại đây)

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng hoặc mua mới NTL tại vùng giá 41.000 – 42.000, khi giá test lại hỗ trợ mới trên mốc Pivot P và MA 20 ngày, với mục tiêu 50.000
  • Stoploss được đặt tại 38.000, trường hợp kênh giá tăng bị phá vỡ

Giao dịch mẫu

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

VGC - Tiềm năng lớn từ BĐS khu công nghiệp

TỔNG CÔNG TY VIGLACERA 

Mã cp

Ngành

Giá hiện tại

Mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

VGC

Khu công nghiệp,

vật liệu xây dựng

54.400

65.000

54.000

50.000

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

24.390

 

% sở hữu nước ngoài

3,61%

EPS trailling (đồng/cp)

2.025

 

P/E trailling

26.9x

BVPS ( đồng/cp)

16.415

 

P/B

3,3x

Khối lượng cp lưu hành

448.350.000

 

KLGD BQ 1 tháng (cp/phiên)

2.180.000

Giá cao nhất 52 tuần

54.400

 

Giá thấp nhất 52 tuần

24.600

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Mảng bất động sản khu công nghiệp: trong năm 2021, VGC đã tiến hành cho thuê và giải phóng mặt bằng nhiều khu công nghiệp lớn. Sang năm 2022, Tiềm năng cho thuê được dự báo còn nhiều dư địa khi công ty tiến hành triển khai KCN Thuận Thành, cho thuê lấp đầy các KCN Yên Phong với đối tác FDI làm về vật liệu bán dẫn (dự án nhà máy 1.6 tỷ USD với tập đoàn Amkor) sẽ thu hút thêm nhiều các công ty phụ trợ và thuê tại KCN của VGC.

Các khu công nghiệp của VGC

KCN

Vị trí

Tổng diện tích (ha)

Diện tích kinh doanh (ha)

TỶ lệ giải phóng mặt bằng 2021

Tỷ lệ lấp đầy dự kiến 2022

Tiên Sơn

Bắc Ninh

332

256

100%

100%

Yên Phong 1

Bắc Ninh

345

270

100%

100%

Yên Phong MR

Bắc Ninh

314

213

100%

75%

Yên Phong II C

Bắc Ninh

221

141

85%

39%

Hải Yến

Quảng Ninh

193

120

54%

54%

Đồng Văn

Hà Nam

300

228

100%

68%

Phú Hà

Phú Thọ

356

258

80%

50%

Đông Mai

Quảng Ninh

168

112

100%

100%

Tiền Hải

Thái Bình

466

330

40%

60%

Phong Điền

Huế

284

77

74%

58%

Yên Mỹ

Hưng Yên

280

204

26%

26%

Thuận Thành

Bắc Ninh

250

177

0%

11%

Mảng vật liệu xây dựng: thị trường gạch ốp lát có triển vọng khá tích cực khi nhiều dự án bất động sản được triển khai và hoàn thiện khi các vấn đề pháp lý đang dần được cải thiện. Ngoài ra, việc Trung Quốc bị áp thuế mức cao tại thị trƣờng Mỹ trong năm 2020 (>350%) cũng tạo thuận lợi tích cực cho các nước khác tranh thủ gia tăng thị phần (xuất khẩu sản phẩm gốm sứ Việt Nam vào Mỹ tính đến T10.2021 đã tăng 40% yoy). Ngoài ra, việc VGC đưa nhà máy kính nổi Phú Mỹ đi vào hoạt động cũng giúp gia tăng doanh thu và lợi nhuận mảng này.

KẾT QUẢ KINH DOANH 9T/2021

Tỷ đồng

9T/2021

9T/2020

%yoy

KH 2021

%TH/KH

Doanh thu thuần

7.508,1

7.087,7

5,9%

12.000

62,6%

Giá vốn hàng bán

5.521,6

5.316,8

3,9%

 

 

Lợi nhuận gộp

1.986,5

1.771,0

12,2%

Biên lợi nhuận gộp

26%

25%

 

 

 

Chi phí bán hàng

458,2

568,2

-19,4%

Chi phí QLDN

455,2

402,7

13,0%

 

 

EBIT

1.073,1

800,1

34,1%

Chi phí tài chính

121,9

158,9

-23,3%

 

 

Chi phí lãi vay

102,5

125,4

-18,3%

LN trước thuế

1.043,4

692,6

50,7%

1.000

104,3%

LN sau thuế

838,0

561,2

49,3%

LNST CĐ cty mẹ

818,0

503,4

62,5%

 

 

9T/2021, doanh thu thuần VGC đạt 7.508,1 tỷ đồng (+5,9% yoy) và LNTT đạt 1.043,4 tỷ đồng (+50,7% yoy), lần lượt hoàn thành 62,6% và 104,3% kế hoạch kinh doanh.

  • Mảng bất động sản khu công nghiệp đóng góp chính cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2021.
  • Mảng vật liệu xây dựng chịu ảnh hƣởng từ tác động mạnh của giãn cách xã hội khiến cho tiêu thụ suy giảm. Công ty vẫn vận hành kịp thời nhà máy kính nổi Phú Mỹ đem lại kết quả tích cực cho mảng kính, gương.

Tại cuộc họp giao ban đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tháng 11 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh tháng 12 năm 2021, ban lãnh đạo cho biết ước tính lũy kế sau 11 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế đã tăng gần 534 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021, qua đó hoàn thành 124% kế hoạch cả năm.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 

Đồ thị ngày

VGC hình thành kênh giá tăng từ giữa tháng 10/2021. Sau 2 tuần điều chỉnh và tích lũy quanh hỗ trợ trên MA 20 ngày, VGC đã bứt phá khỏi vùng tích lũy kèm thanh khoản tăng đột biến trong phiên 10/12, thể hiện lực cầu mạnh và giá cổ phiếu có thể bắt đầu vào sóng tăng. Các chỉ báo kỹ thuật khác cũng cho tín hiệu tích cực, ủng hộ cho xu hướng tăng của VGC:

  • -Giá dao động trên các đường MA
  • -MACD duy trì trên mức 0 và gần vượt lên đường signal cho tín hiệu tăng giá
  • -RSI duy trì trên mốc 50 và đang dốc lên

Sau khi tạo đáy và bật tăng từ MA 20 ngày và cạnh dưới kênh giá tăng, VGC có thể đạt đến vùng 65.000, tương đương kháng cự tại cạnh trên của kênh giá. Nhà đầu tư có thể mua vào khi có nhịp rung lắc test lại nền tích lũy vừa bứt phá.

Khuyến nghị:

  • -Nhà đầu tư có thể mua vào VGC tại vùng giá 53.000 – 54.000 cho mục tiêu 65.000.
  • -Stoploss được đặt tại 50.000, trường hợp kênh giá tăng bị phá vỡ

Giao dịch mẫu

Giá mua

54.000

Dừng lỗ

50.000

Rủi ro

-7,4%

Mục tiêu

65.000

Lợi nhuận

+20,4%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:2,8