Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Tình hình kinh tế Việt Nam 9 tháng/2021

TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.


SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP







SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP


Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có khu công nghiệp lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý III/2021 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,45% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 9 tháng năm 2021, giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 6,29%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 3,5%).

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 9 tháng tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2021 tăng 28,2% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 24,3%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2021 là 81,1% (cùng kỳ năm trước là 75,6%).

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong quý III/2021 đạt 697,2 nghìn tỷ đồng, giảm 9,5%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/9/2021 đạt 22,15 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.139 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 2,05 tỷ USD và 1.691 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,17 tỷ USD.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín năm 2021 ước tính đạt 308,8 nghìn tỷ đồng; quý III đạt 915,7 nghìn tỷ đồng. Tính chung  9 tháng năm 2021 đạt 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 8,7% (cùng kỳ năm 2020 giảm 5,1%).


Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng Chín giảm 2% so với tháng Tám. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước, ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 483,17 tỷ USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 18,8%; nhập khẩu tăng 30,5%.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG


Giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; thực hiện Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 31/7/2021 của Chính phủ về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là các nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2021 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 và tăng 2,06% so cùng kỳ năm trước.

CPI bình quân quý 3/2021 tăng 2.51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1.82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0.88%.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

 

WORLD BANK DỰ BÁO GDP VIỆT NAM CÓ THỂ ĐẠT KHOẢNG 4,8% TRONG NĂM 2021 (chi tiết)

Trong báo cáo cập nhật kinh tế được phát đi ngày 28/9, World Bank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt khoảng 4,8% trong năm 2021. Đáng chú ý, World Bank đã giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng này so với báo cáo công bố cách đây 1 tháng. Trong dài hạn, World Bank dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.

Những dự báo báo này được tính toán trên giả định là các biện pháp hạn chế đi lại sẽ giúp kiểm soát lây nhiễm thành công vào cuối quý III, để nền kinh tế bật lại vào quý IV/2021. Và sự phục hồi kinh tế toàn cầu được duy trì sẽ đảm bảo nhu cầu mạnh mẽ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở những thị trường xuất khẩu chủ lực (Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc). "Những dự báo trên sẽ còn phụ thuộc vào những rủi ro theo hướng suy giảm, bao gồm dịch bùng phát dịch kéo dài, gây gián đoạn hoạt động kinh tế", World Bank nhấn mạnh.

Theo khuyến nghị từ World Bank, trong thời gian còn lại của năm 2021, chính sách tiền tệ được kỳ vọng vẫn sẽ là nới lỏng thông qua triển khai thực hiện một số công cụ chính sách tiền tệ và cho phép doanh nghiệp được gia hạn thời hạn trả nợ.

Trong khi đó, chính sách tài khóa sẽ mang tính hỗ trợ hơn thông qua đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư công, đặc biệt sau khi gỡ bỏ các biện pháp hạn chế đi lại.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2021

HPG - Cập nhật khuyến nghị

CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT

Mã cp

Ngành

Giá hiện tại

Mục tiêu theo PTCB

Mục tiêu theo PTKT

Vùng mua

Stoploss

HPG

Thép

51.000

64.000

60.000

51.000

48.000

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

228.119

 

% sở hữu nước ngoài

26,64%

EPS trailling (đồng/cp)

5.613

 

 P/E trailling

9,1x

BVPS ( đồng/cp)

16.541

 

 P/B

3,1x

Khối lượng cp lưu hành

4.472.922.706

 

 KLGD BQ 1 tháng (cp/phiên)

25.389.000

Giá cao nhất 52 tuần

55.500

 

 Giá thấp nhất 52 tuần

18.800

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Hòa Phát có chuỗi giá trị khép kín, kiểm soát tốt chi phí đầu vào: từ nhập quặng sắt/than về luyện gang, luyện thép, cho ra phôi thép, sản xuất thành phẩm thép xây dựng; HPG còn sản xuất được thép cuộn cán nóng (HRC) - đầu vào chính để sản xuất tôn, ống thép... qua đó cơ bản khép kín toàn bộ chuỗi giá trị. So với các doanh nghiệp khác cũng tham gia chuỗi giá trị từ đầu đến cuối (từ nhập quặng sắt/than đến cho ra thành phẩm thép xây dựng), Hòa Phát có lợi thế rõ rệt về công nghệ và quy mô sản xuất nên giá thành rẻ hơn đáng kể.

Triển vọng ngành thép kỳ vọng duy trì tích cực

  • Giá quặng sắt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong 1-2 năm tới do nhu cầu thép toàn cầu mạnh mẽ và hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất quặng sắt lớn trên thế giới vẫn sẽ ở mức thấp với kế hoạch sản xuất hạn chế.
  • Đà tăng trưởng lợi nhuận của các công ty thép hàng đầu như HPG sẽ tiếp tục tối thiểu đến Q3/2021 nhờ các hợp đồng giao hàng trong 3-4 tháng tới đã được ký kết.
  • Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng ước tính tăng 12% trong giai đoạn 2021-2022 nhờ vào: (1) Tăng tốc phát triển hạ tầng trong nửa sau 2021-2022 do đẩy mạnh đầu tư công; (2) Thị trường bất động sản nhà ở sẽ nóng trở lại khi lãi suất giảm và nguồn cung mới mở bán cao hơn.
  • Sản lượng tiêu thụ tôn mạ sẽ tăng trưởng kép 16% trong giai đoạn 2021-2022 nhờ làn sóng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam của các doanh nghiệp FDI và sản lượng xuất khẩu cao hơn do nhu cầu thế giới thép thế giới mạnh mẽ

Kỳ vọng đầu tư công giúp KQKD của HPG duy trì tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm

Do mức độ phức tạp của chủng virus Delta, GDP năm 2021 khó có thể đạt 6% theo mục tiêu đề ra. Với gần 10% dư địa về tài khóa so với mức trần nợ công 65% của chính phủ, Các gói hỗ trợ kinh tế được kỳ vọng sẽ sớm được công bố và Chính phủ sẽ nỗ lực đẩy nhanh giải ngân đầu tư công (tập trung vào các dự án phát triển hạ tầng) trong nửa cuối năm nay. Qua đó, nhu cầu tiêu thụ vật liêu xây dựng như thép sẽ được duy trì ở mức cao.

 

6T/2021, HPG ghi nhận doanh thu gần 66.900 tỷ đồng (+67% yoy). Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 16.750 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với sáu tháng đầu năm 2020 (5.000 tỷ đồng). Ước tính kết thúc năm 2021, doanh thu của HPG đạt 159.310 tỷ đồng (+76,8% yoy), và lợi nhuận sau thuế đạt 30.800 tỷ đồng (+128%yoy) lần lượt vượt 32,8% kế hoạch doanh thu và 71% kế hoạch lợi nhuận.

EPS năm 2021 của HPG qua đó ước đạt 6.885 đồng/cp. Với mức P/E trung bình ngành là 9,3; giá trị hợp lí của HPG là 64.000 đồng/cổ phiếu.


CẬP NHẬT TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG THÉP 8T/2021

Trong tháng 8/2021, sản lượng sản xuất thép thô của HPG đạt 681.000 tấn, (+40% yoy). Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 690.000 tấn. Trong đó, thép xây dựng đạt 268.000 tấn, giảm 26% so với tháng 7 và 17% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh nhiều địa phương như Hà Nội, TP HCM và các tỉnh phía Nam tăng cường giãn cách xã hội, sản lượng bán hàng thép xây dựng, ống thép Hòa Phát giảm so với cùng kỳ. Như vậy, trong khi sản lượng thép xây dựng, ống thép giảm, tôn mạ không đáng kể thì thép cuộn cán nóng (HRC) có thể là yếu tố thúc đẩy sản lượng Hòa Phát trong tháng 8.

Lũy kế 8 tháng năm 2021, HPG sản xuất gần 5,4 triệu tấn thép thô, (+56% yoy). Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt 5,6 triệu tấn (+47% yoy). Trong đó, thép xây dựng là 2,5 triệu tấn, tăng 16% yoy. Sản phẩm ống thép Hòa Phát ghi nhận 458.000 tấn, bằng 92% so với cùng kỳ năm trước. Sau 8 tháng, tôn Hòa Phát đạt gần 218.000 tấn, gấp 2,4 lần cùng kỳ. Thị phần của Hòa Phát đã tăng lên 37%, cao hơn 9% so với thời điểm đầu năm.


PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày

Trên đồ thị ngày, HPG đang dao động trong kênh giá tăng hình thành từ tháng 7/2021. Các chỉ báo kỹ thuật xuất hiện nhiều tín hiệu tích cực, ủng hộ cho xu hướng tăng giá của HPG tiếp tục được duy trì:

  • Giá cổ phiếu nằm trên cả ba đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày, thể hiện sự đồng thuận của xu hướng tăng trong ngắn, trung lẫn dài hạn
  • MA 20 và MA 50 ngày, hai hỗ trợ di động, cùng dốc lên và bám sát kênh giá, đóng vai trò hỗ trợ mạnh
  • MACD duy trì trên đường số 0
  • RSI duy trì trên 50.
  • Thanh khoản tăng cao hơn trung bình 20 phiên.

Với những tín hiệu trên, HPG được kỳ vọng sẽ hướng tới vùng giá 60.000 - kháng cự tại mốc Pivot R3 trên đồ thị tuần.

Đồ thị tuần HPG

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể tiếp tục tăng tỷ trọng hoặc mua mới HPG tại vùng giá 51.000 cho mục tiêu 60.000.
  • Stoploss được đặt tại 48.000, trường hợp giá giảm dưới đường MA 50 ngày

Giao dịch mẫu

Giá mua

51.000

Dừng lỗ

48.000

Rủi ro

-5,9%

Mục tiêu

60.000

Lợi nhuận

+17,6%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:3


Thứ Tư, 22 tháng 9, 2021

BVH - Vượt xu hướng giảm, thu hút dòng tiền

TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT

Mã cp

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Giá mua

Stoploss

BVH

Bảo Hiểm

59.000

68.500

58.000

55.000

 THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

43.797

 

% sở hữu nước ngoài

26,73%

EPS trailling (đồng/cp)

2.461

 

P/E trailling

24x

BVPS ( đồng/cp)

28.230

 

P/B

2,09x

Khối lượng cp lưu hành

742.322.764

 

KLGD BQ 1 tháng

1.269.000

Giá cao nhất 52 tuần

70.400

 

Giá thấp nhất 52 tuần

47.300

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Lợi nhuận hoạt động bảo hiểm nhân thọ cải thiện. Doanh thu phí khai thác mới và tổng doanh thu phí bảo hiểm tại Baoviet Life lần lượt đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+29% so với cùng kỳ) và 7,7 nghìn tỷ đồng (+16% so với cùng kỳ). Trong 6 tháng đầu năm 2021, phí bảo hiểm từ các sản phẩm bảo hiểm liên kết chung tăng +28% so với cùng kỳ.

Baoviet Life duy trì biên lợi nhuận khai thác mới trên 20% và kiểm soát được lỗ ròng phí bảo hiểm ở mức -1,3 nghìn tỷ đồng (so với -1,87 nghìn tỷ đồng trong Q2/2020).

Vị thế là doanh nghiệp có quy mô tài sản hàng đầu trên thị trường bảo hiểm. ROI đạt 6,6% do công ty tăng cường phân bổ tiền gửi dài hạn. Tại thời điểm cuối Q2/2021, danh mục đầu tư đã tăng lên 131,9 nghìn tỷ đồng (tăng 3,7 nghìn tỷ đồng so với quý trước), trong đó tiền gửi ngân hàng là 83 nghìn tỷ đồng (+706 tỷ đồng so với quý trước) và trái phiếu là 40 nghìn tỷ đồng (+2,88 nghìn tỷ đồng so với quý trước). Với đặc trưng danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ được phân bổ vào trái phiếu chính phủ có lợi suất thấp nên BVH có ROI cao thứ 3 so với các công ty cùng ngành (sau BIC và MIG) do các công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể linh hoạt hơn trong phân bổ tài sản so với các công ty bảo hiểm nhân thọ.

Kỳ vọng mảng bảo hiểm phi nhân thọ dần hồi phục trở lại. Thay vì hướng đến mục tiêu mở rộng thị phần như giai đoạn 2017 -2018 thì BVH chuyển hướng sang mục tiêu đảm bảo lợi nhuận. Ở quý 1/2021, doanh thu phí bảo hiểm gốc của BVGI lùi xuống vị trí thứ 2 sau PVI, tuy nhiên sang quý 2 đã có sự cải thiện.

Lợi thế hỗ trợ từ cổ đông chiến lược Sumitomo Life. Cuối năm 2020 Sumitomo Life đã tiếp tục mua thêm nâng tỷ lệ nắm giữ tại BVH lên 22% cổ phần. Sumitomo Life là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Nhật Bản có lịch sử trên 110 năm phát triển, phí bảo hiểm hàng năm từ các hợp đồng có hiệu lực ở mức 25 tỉ đô la Mỹ và tổng tài sản lên tới 340,6 tỉ đô la Mỹ. Sự hợp tác tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác bền vững, nâng cao thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của cả hai bên.

6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần BVH đạt 18.273 tỷ đồng (+14%yoy), lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 963 tỷ đồng (+48% yoy). Trong đó:

  • Với nỗ lực kiểm soát rủi ro mang lại hiệu quả hoạt động bảo hiểm giúp lợi nhuận gộp hoạt động đạt 334,7 tỷ đồng.
  • Thị trường chứng khoán từ cuối năm 2020 đến 6 tháng đầu năm 2021 ghi nhận nhiều diễn biến tích cực, góp phần tạo sự tăng trưởng cho lợi nhuận hoạt động tài chính.
  • Lũy kế 6T/2021, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ lần lượt đạt 742,7 tỷ đồng (+3%yoy) và 516 tỷ đồng (+9%yoy) đều hoàn thành 50% kế hoạch năm. 

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – VƯỢT XU HƯỚNG GIẢM

Đồ thị tuần BVH

Trên đồ thị tuần, sau 6 tuần dao động quanh mốc Pivot P, BVH đã vượt nền tích lũy lẫn thoát khỏi kênh giá giảm trong tuần này. Giá cổ phiếu cũng vượt lên MA 20 và MA 50 tuần, MACD gần vượt đường số 0 và RSI vợt lên mốc 50, cho tín hiệu tăng giá với khả năng hướng tới vùng giá 68.500, tương đương đỉnh đầu năm 2021 và MA 200 tuần.

Đồ thị ngày BVH

Trên đồ thị ngày, BVH vượt lên MA 200 ngày lẫn đỉnh cũ đầu tháng 9 trong phiên 22/09, kèm thanh khoản đột biến, gấp 3,6 lần mức trung bình 20 phiên, đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2020, cho thấy BVH bắt đầu thu hút dòng tiền. Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá:

  • Giá cổ phiếu nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày
  • MACD duy trì trên đường số 0 và đã vượt lên đường signal cho tín hiệu tăng
  • RSI duy trì trên mốc 50

Trong ngắn hạn, MA 20 và MA 50 ngày chưa vượt lên MA 200 và còn cách xa đường này, đồng thời giá cổ phiếu cũng mới vượt kháng cự, cho thấy BVH có thể sẽ có những phiên rung lắc, test vùng hỗ trợ 57.000 – 58.000 trên MA 200 ngày và đỉnh cũ đầu tháng 9, chờ dấu hiệu hội tụ của các đường MA để bước vào đà tăng bền vững.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua BVH tại vùng giá 58.000 cho mục tiêu 68.500
  • Stoploss được đặt tại 55.000, trường hợp giá quay trở lại kênh giá giảm

Giao dịch mẫu

Giá mua

58.000

Dừng lỗ

55.000

Rủi ro

-5,2%

Mục tiêu

68.500

Lợi nhuận

+18,1%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:3,5


Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

GEG - Tiềm năng từ năng lượng tái tạo

 CTCP CTCP ĐIỆN GIA LAI

Mã cp

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Giá mua

Stoploss

GEG

Năng lượng

18.250

22.000

18.000

16.850

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

4.949

 

% sở hữu nước ngoài

 

EPS trailling (đồng/cp)

964

 

 P/E trailling

18,9x

BVPS ( đồng/cp)

12.550

 

 P/B

1,5x

Khối lượng cp lưu hành

271.175.188

 

 KLGD BQ 1 tháng (cp/phiên)

1.333.000

Giá cao nhất 52 tuần

19.300

 

 Giá thấp nhất 52 tuần

12.700

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ từ các dự án điện gió. GEG hiện đang triển khai 3 dự án điện gió với tổng công suất 130 MW và dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2021. GEG cũng đang có kế hoạch triển khai thêm 2 dự án nữa với công suất 150 MW, qua đó đưa mảng điện gió trở thành mảng chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất (hơn 50%) và giúp GEG đạt mức tăng trưởng cao trong các năm tới.

Ba dự án đang được triển khai hiện tại dự kiến khi hoàn thành trong năm 2021 sẽ đóng góp 400 triệu kWh sản lượng và 863 tỷ doanh thu mỗi năm cho GEG kể từ năm 2022. Ngoài ra, nếu dự án Tân Phú Đông 1 và VPL Bến Tre 2 được triển khai tiếp nối đúng như kế hoạch và được hưởng mức giá bán như Bộ Công Thương đề xuất hiện tại thì sẽ tạo ra thêm hơn 400 triệu kWh sản lượng và hơn 800 tỷ doanh thu hàng năm.


Các nhà máy điện mặt trời sản xuất ổn định và đem lại mức doanh thu và lợi nhuận gộp cao. Điện mặt trời đang là mảng đóng góp gần 70% doanh thu cho GEG ở thời điểm hiện tại. GEG đang triển khai thêm 2 dự án cũng như lắp đặt hệ thống Solar Tracking để gia tăng sản lượng các nhà máy đang vận hành. Tuy nhiên, do không còn nhiều dư địa tăng trưởng, mảng này dự kiến sẽ đóng góp nguồn doanh thu ổn định trong thời gian tiếp theo.

Mảng thủy điện được cải thiện nhờ tình hình thủy văn thuận lợi. La Nina xuất hiện từ cuối năm 2020 làm tăng lượng mưa và cung cấp thêm nguồn nước cho các nhà máy. Tình hình thủy văn thuận lợi sẽ giúp mảng thủy điện của GEG khởi sắc trở lại trong năm 2021.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, GEG đã hoàn thành 34% kế hoạch doanh thu (1.830 tỷ đồng) và 47% kế hoạch lợi nhuận sau thuế (320 tỷ đồng), khi ghi nhận doanh thu thuần 625 tỷ đồng (+3% yoy) và lợi nhuận sau thế 150 tỷ đồng (+6% yoy). Ước tính năm 2021, GEX sẽ đạt doanh thu thuần 1.750 tỷ đồng (+17% yoy) và LNST đạt 350 tỷ đồng (+19% yoy), lần lượt hoàn thành. Công ty kỳ vọng sẽ hoàn thành 3 nhà máy điện gió Ia Bang 1, Tân Phú Đông 2, VPL với tổng công suất 130 MW trước tháng 11 năm nay để được hưởng chính sách ưu đãi về giá FIT (8.5 cents/kWh trong bờ và 9.8 cents/kWh ngoài khơi). Cụm dự án điện gió sẽ đóp góp đáng kể vào doanh thu cho công ty vào khoản 1 nghìn tỷ VND mỗi năm.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị tuần GEG

Trên đồ thị tuần, GEG đang đi vào xu hướng tăng sau thời gian dài sideway quanh vùng 16.000 – 17.000 kể từ tháng 4/2020. Giá cổ phiếu đã test thành công hỗ trợ 17.300 của mốc Pivot P trong tuần 13-17/09. Các chỉ báo kỹ thuật đang thể hiện tín hiệu tích cực, cho thấy giá cổ phiếu có thể duy trì xu hướng tăng hướng đến vùng giá 22.000, tương đương kháng cự tại mốc Pivot R1:

  • Giá nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 tuần; cả 3 đường MA cùng dốc lên
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên mốc 50

Đồ thị ngày GEG

Trên đồ thị ngày, GEG đang có áp lực điều chỉnh khi giá gần vùng kháng cự 19.500 – 20.000 tại vốc Pivot R1 và đỉnh tháng 01/2021. Tuy nhiên, các chỉ báo kỹ thuật đang thể hiện tín hiệu tích cực tương đồng với đồ thị tuần, cho thấy giá cổ phiếu có thể vượt qua được vùng kháng cự này:

  • Giá cổ phiếu đang ở gần các đường MA, trong đó MA 20 và MA 50 ngày duy trì trạng thái dốc lên, cũng đóng vai trò hỗ trợ di động mạnh cho xu hướng tăng giá.
  • MA 200 ngày sau hơn 9 tháng đi ngang đã bắt đầu dốc lên, đồng thời MA 50 cũng sắp vượt lên MA 200 ngày, thể hiện sự đồng thuận về xu hướng tăng trong ngắn, trung lẫn dài hạn.
  • Thanh khoản được cải thiện, duy trì quanh mức trung bình 20 phiên và tăng cùng với đà tăng giá
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên mốc 50

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào GEG tại vùng giá 18.000 cho mục tiêu 22.000
  • Stoploss được đặt tại 16.850, trường hợp kết thúc tuần giá giảm dưới mốc Pivot P trên đồ thị tuần

Giao dịch mẫu

Giá mua

18.000

Dừng lỗ

16.850

Rủi ro

-6,4%

Mục tiêu

22.000

Lợi nhuận

+22%

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:3,4