Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

IJC - Qũy đất lớn ở thành phố mới Bình Dương

 CTCP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

IJC

BĐS

30.700

36.400

29.000

29.300


THÔNG TIN CƠ BẢN


Quỹ đất lớn tập trung ở thành phố mới Bình Dương

  • Mảng bất động sản của Becamex IJC được đánh giá cao khi công ty nắm giữ lợi thế vượt trội nhờ quỹ đất lớn đã tích lũy từ rất lâu (2014-2016) tại Bình Dương. Theo bản cáo bạch do công ty công bố, công ty đang sở hữu 68ha giá vốn thấp.
  • Tại Bình Dương, làn sóng dịch chuyển nhà máy của các tập đoàn đa quốc gia đã làm tăng nhu cầu về bất động sản khu công nghiệp, qua đó kéo theo nhu cầu về bất động sản dân dụng tại tỉnh trọng điểm phát triển khu công nghiệp như Bình Dương.

Kế hoạch 2021 cao nhưng khả thi

  • Năm 2021, IJC đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 3.072 tỷ đồng (+43% yoy), LNTT đạt 797 tỷ đồng (+77% yoy) và LNST 622 tỷ đồng (+68% yoy). Với quỹ đất sẵn sàng mở bán lên đến 23 ha, IJC có đủ nguồn lực để đảm bảo khả năng hoàn thành kế hoạch 2021 và duy trì sự tăng trưởng trong năm 2022. Doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của IJC đến từ bàn giao sản phẩm tại các dự án như Sunflower, Khu đô thị IJC và Khu dân cư Hòa Lợi.

Quỹ đất đảm bảo cho kế hoạch 5 năm đến 2025

  • Cùng với quỹ đất hiện tại, IJC có kế hoạch phát triển quỹ đất nhằm đảm bảo nguồn cung đến 2025. Sau 2022, IJC sẽ tiếp tục khai thác các dự án có tổng diện tích đất hơn 20 ha. Để bổ sung nguồn cung, công ty lên kế hoạch đầu tư quỹ đất 12 ha tại khu dân cư Hòa Lợi trong năm 2021 và thanh toán tiền mua, đầu tư quỹ đất 14 ha tại huyện Bàu Bàng (được IJC mua từ nhiều năm trước với hình thức thanh toán theo tiến độ). Tổng quỹ đất có thể đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh của IJC đến 2025.

CẬP NHẬT KQKD Q1/2021: HOÀN THÀNH GẦN 50% KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN

Quý 1/2021, tổng doanh thu đạt 1.420,2 tỷ đồng (+6% yoy), hoàn thành 46,2% kế hoạch. Trong đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.416 tỷ đồng (+5,9% yoy), được đóng góp đáng kể từ phần để dành của khoản mục doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn cuối năm 2020. Tại thời điểm cuối Q1/2021, khoản này đã giảm từ 938 tỷ đồng xuống còn 37,3 triệu đồng.

Giá vốn hàng bán giảm -13% yoy do công ty ghi nhận các dự án có giá vốn thấp, nhờ quỹ đất giá rẻ, qua đó lợi nhuận gộp tăng trưởng mạnh 121,3% yoy. Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế IJC đạt 292 tỷ đồng, tăng 153%, hoàn thành 46,9% kế hoạch.

Sau kết quả khả quan trong Q1/2021, với quỹ đất sẵn sàng kinh doanh có giá trị tồn kho gần 2.800 tỷ đồng, IJC có khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021.

Năm 2021, IJC sẽ tiếp tục triển khai các dự án với tổng diện tích gần 23 ha. Cụ thể: (1) Khu biệt thự cao cấp Sunflower có diện tích còn lại 39.366 m2 ; (2) Khu dân cư IJC Hòa Lợi (F1-F16) diện tích còn lại 138.933 m2 và (3) dự án Khu đô thị IJC có diện tích còn lại 49.365 m2. Các dự án này sẽ đảm bảo nguồn thu và lợi nhuận tăng trưởng cho IJC trong năm 2021 và 2022

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025

Dự án sẵn sàng triển khai sau 2022

Các dự án: The Green River, căn hộ cao cấp IJC Aroma, dự án nhà ở công nhân Bàu Bàng, Princetown, Princetown mở rộng, Sunflower mở rộng, dự án nhà ở công nhân IJC Bình Phước có tổng diện tích đất hơn 20 ha sẽ tiếp tục được công ty tiến hành các thủ tục đầu tư để tạo nguồn thu cho IJC các năm từ 2023 trở đi.

Kế hoạch đầu tư dự án mới

Để đảm bảo quỹ đất kinh doanh, trong năm 2021, công ty dự kiến mua thêm quỹ đất tại khu dân cư Hòa Lợi có quy mô 12 ha. Thêm vào đó, IJC cũng chia sẻ thông tin về quỹ đất tại huyện Bàu Bàng được công ty đầu tư từ nhiều năm trước với phương thức thanh toán trả chậm trong 10 năm. Quỹ đất có diện tích hơn 14 ha, giá trị đầu tư hơn 370 tỷ đồng và đã thanh toán 145 tỷ đồng, dự kiến triển khai từ năm 2024 với quy mô 915 căn nhà.

ĐỊNH GIÁ
So sánh P/E một số cổ phiếu trong ngành bất động sản

Tính đến Q1/2021, EPS trailing của IJC đạt 2.510 đồng/cp, tương đương với P/E 11,6x, thấp hơn mức trung bình một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản. Với P/E trung bình 14,5x, giá trị hợp lý của IJC là 36.400 đồng/cp, cao hơn 24,7% so với mức giá đóng cửa tại ngày 27/05 => Khuyến nghị MUA

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


Đồ thị ngày IJC

Sau hơn 1 tháng tích lũy, khối lượng giao dịch của IJC tăng đột biến từ phiên 24/5, gần 3 lần mức trung bình 20 phiên, và giá cổ phiếu lần lượt vượt lên nền tích lũy, MA 50 ngày và đỉnh tháng 4/2021. MA 20 ngày bắt đầu dốc lên, MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50 cho tín hiệu tích cực, cùng với khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức cao là những tín hiệu củng cố cho đà tăng giá của IJC

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào IJC tại vùng giá 30.500 cho mục tiêu 36.400
  • Stoploss được đặt tại 29.300, trường hợp giá cổ phiếu giảm đóng cửa dưới đỉnh cũ tháng 4/2021. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể chờ mua lại khi giá giảm về vùng 28.000, tương đương hỗ trợ trên 2 đường MA 20 và MA 50 ngày.

Giao dịch mẫu

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

VHM - Chờ đợi cơ hội bứt phá

CTCP VINHOMES

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vốn hóa (tỷ đồng)

344.083

Tỷ lệ cổ tức

45% (30% cổ phiếu, 15% tiền)

EPS trailing (đồng/cp)

8.023

P/E trailing

13,04x

BVPS (đồng/cp)

28.759

P/B

3,64x

ROE 4 quý

32%

ROA 4 quý

13%

Giá cao nhất 52 tuần

108.600

Giá thấp nhất 52 tuần

70.000

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

VHM là doanh nghiệp bất động sản có quỹ đất lớn nhất với 16.500 ha, cho thấy dư địa phát triển các dự án trong tương lai còn rất lớn.

Các dự án của VHM nằm trong hệ sinh thái Vingroup, giúp các dự án gần các vị trí thuận lợi như cơ sở giáo dục và y tế, trung tâm thương mại…, tạo lợi thế cạnh tranh vượt trội so với các doanh nghiệp trong ngành.

Ba dự án mới gồm Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Dream City và Vinhomes Wonder Park  dự kiến sẽ được mở bán vào quý Q3/2021.

VHM đưa ra phương án chia cổ tức 30% bằng cổ phiếu và 1.500 đồng/cp tiền mặt. Thời gian thực hiện dự kiến trong Q3/2021 hoặc Q4/2021. Đây là mức chi trả cổ tức cao nhất của VHM trong nhiều năm trở lại đây.

Ít bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng: VHM đã ký các hợp đồng dài hạn về giá nguyên vật liệu, điều này sẽ giúp kết quả kinh doanh năm 2021 của công ty không bị ảnh hưởng bởi sự tăng mạnh của giá vật liệu xây dựng. VHM cho biết thép hiện chiếm khoảng 5% tổng chi phí xây dựng của công ty, vì vậy biên LN gộp của công ty có thể giảm nhẹ 1-2 điểm % nếu giá thép vẫn ở mức cao như hiện nay trong hai năm tới.

Cập nhật tiến độ các dự án VHM:

KẾT QUẢ KINH DOANH Q1/2021: 


CTCP Vinhomes (VHM) ghi nhận doanh thu Q1/2021 đạt 12.986 tỷ đồng (+99,2% yoy), LNST đạt 5.477,8 tỷ đồng (-28,3% yoy) lần lượt hoàn thành 14,4% kế hoạch doanh thu và 15,7% kế hoạch lợi nhuận năm 2021.

Doanh thu tăng 99,2% yoy, cụ thể:

  • Doanh thu chuyển nhượng BĐS tăng 75,2% yoy lên 10.015,5 tỷ đồng đến từ 2.900 căn hộ bán lẻ tại Ocean Park (6.100 tỷ đồng), Grand Park (1.500 tỷ đồng) và Smart City (1.300 tỷ đồng) và ghi nhận doanh thu bán buôn 2.900 tỷ đồng với 1 chủ đầu tư trong nước.
  • Dịch vụ xây dựng tăng mạnh +3.618,9% yoy do VHM ký hợp đồng quản lý xây dựng cho hai giao dịch bán buôn ở dự án Vinhomes Grand Park với biên LN là 16% trong quý 1/2021.

Biên LN gộp Q1/2021 tăng 2,6 điểm % yoy lên 47,8% do tỷ trọng bàn giao từ căn hộ thấp tầng có biên lợi nhuận gộp cao hơn tăng so với cùng kỳ, chủ yếu từ dự án Grand Park.

DT tài chính Q1/2021 giảm 73,1% yoy xuống còn 2.307 tỷ đồng do các dự án hợp tác kinh doanh hầu hết đã hoàn thành quá trình bàn giao và chỉ còn ghi nhận Vinhomes Star City (60 tỷ đồng), Vinhomes Imperia (33 tỷ đồng) và doanh thu bán buôn tại Vinhomes Grand Park (2.214 tỷ đồng).

LNST Q1/2021 do đó giảm 21,2% yoy xuống 5.396 tỷ đồng.

Lượng ký bán mới của VHM trong Q1/21 là 1.592 căn (-67,0% yoy), tương đương giá trị ký bán mới là 6.000 tỷ đồng (-6,3% yoy).

Ước tính doanh thu năm 2021 sẽ đạt 83.246 tỷ đồng (+16,4% yoy), LNST đạt 30.078 tỷ đồng (+6,6% yoy), lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ ước đạt 29.165 tỷ đồng tương đương EPS 8.707 đồng.

Tại mức giá đóng cửa ngày 25/05/2021, VHM đang được giao dịch tại mức P/E trailing là 13,04x , thấp hơn so với mức trung bình 16,x của 1 số doanh nghiệp cùng ngành, với EPS ước tính năm 2021 là 8.707 đồng, vậy giá hợp lý của VHM là 139.000 đồng/cổ phiếu.

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày VHM

VHM đang dao động trong kênh giá tăng dài hạn hình thành từ tháng 4/2020. Sau 4 tháng tích lũy quanh MA 20 và MA 50 ngày, trên hỗ trợ 95.000 của vùng đỉnh 2 năm, giá cổ phiếu có dấu hiệu tăng giá. Các chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu tích cực, củng cố cho đà tăng của cổ phiếu.

  • MACD duy trì trên đường số 0 và cắt lên đường Signal.
  • RSI duy trì trên mốc 50
  • MA 200 ngày duy trì trạng thái dốc lên, thể hiện xu hướng tăng trong dài hạn được duy trì
  • Giá đi vào vùng biên trên Bollinger bands, đồng thời MA 20 và MA 50 bắt đầu dốc lên, cho tín hiệu tăng giá trong ngắn và trung hạn.

Như vậy, giá cổ phiếu VHM có thể tiếp tục đi lên theo kênh giá tăng, hướng đến vùng 130.000, mục tiêu sau khi vượt đỉnh và kênh giá sideway 2 năm.

Đồ thị tuần VHM, hướng đến 130.000 sau khi vượt kênh sideway 2 năm

Trên đồ thị tuần, VHM có dấu hiệu tăng giá sau 4 tháng tích lũy trên kênh giá sideway dài hạn.

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào VHM tại vùng giá 102.000 – 104.000 cho mục tiêu 130.000
  • Stoploss được đặt tại 97.000, trường hợp giá giảm đóng cửa thủng kênh giá tăng dài hạn.

Giao dịch mẫu


Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

HAH - Hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước vận tải

CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN 


THÔNG TIN CƠ BẢN


ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Hưởng lợi từ chu kỳ phục hồi của ngành vận tải biển: Ngành Cảng biển - Logistics được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan với kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do và tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam.

HAH sở hữu đội tàu container hiện đại với trọng tải lớn nhất thị trường nội địa, thị phần vận chuyển tăng 2%yoy lên 25,9% trong năm 2020. Chiến lược tiếp tục đầu tư đội tàu, dự kiến thêm 2 tàu trong năm 2021 và mở rộng ra thị trường quốc tế. Trong tháng 4/2021, HAH tiếp tục đầu tư thêm 2 tài Haian EAST và HAIan West (thay thế tàu HAian Song ), tăng 25% tổng trọng tải đội tàu, củng cố vị trí số 1 về vận tải container tại Việt Nam.

Chính thức đưa vào vận hành Trung tâm Logistics PAN Hải An trong Q3/2020, hiện đã đạt 50% công suất. Công ty dự kiến sẽ đạt mức hòa vốn hoặc có lãi ngay trong năm trong năm 2021. Dự án logistics thứ hai ở Cái Mép đang tiến hành các thủ tục đầu tư.

Cước tàu tăng cao, hỗ trợ cho biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021.

CẬP NHẬT KQKD Q1/2021

Kết thúc Q1.2021, Doanh thu thuần của HAH đạt  359 tỷ đồng (+28,4%yoy). LNST đạt 85,5 tỷ đồng (+174,1%yoy).

Lần lượt hoàn thành 21,6% kế hoạch về doanh thu thuần và 54,2% kế hoạch về LNST năm 2021.

Doanh thu thuần của HAH tăng trưởng 28,4% nhờ:

  • Hoạt động vận tải đường biển khởi sắc trở lại, nhu cầu vận tải  có tín hiệu hồi phục từ nửa cuối năm 2020. Sản lượng hoạt động khai thác của HAH tăng 50% trong Q1.2021 nhờ đầu tư thêm tài Hai An View trong Tháng 7/2020.
  • Giá cước vận tải đường biển diễn biến thuận lợi. Tính từ  tháng 11/2020 đến nay, giá thuê tàu vận chuyển container từ Việt Nam đi các nước đã tăng cao từ 2 đến 10 lần. (Chi tiết)

Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh lên mức 27%  (cùng kỳ năm 2020 là 19,2%) nhờ giá cước vận chuyển tăng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 174,1%yoy lên mức 85,5 tỷ đồng.

Lợi nhuận khác tăng đột biến so với cùng kỳ, ghi nhận 22 tỷ đồng do HAH ghi nhận thu nhập từ hoạt động bán tàu HaiAn Song.

Ước tính năm 2021, doanh thu thuần của HAH đạt 1.370 tỷ đồng (+15%yoy). LNST đạt 178 tỷ đồng (+28,7%yoy). Hoàn thành 82% kế hoạch về doanh thu thuần và 112% kế hoạch về LNST năm 2021. Theo đó EPS ước đạt 3.755 đ/cp, tương đương với PE forward là 7,3x, thấp hơn PE của một số doanh nghiệp cùng ngành vào khoảng 10x. Do đó, giá trị hợp lý của HAH là 37.550 đồng/cp. 

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày HAH

Sau khi vượt qua nền tích lũy, hình thành mô hình cờ đuôi nheo, HAH tiếp tục đà tăng giá khi thiết lập đỉnh cao mới, vượt vùng đỉnh cũ 27.000 của tháng 3 năm nay, hình thành nên kênh giá tăng. Trong phiên giao dịch đầu tuần 17/05, HAH đã test thành công vùng hỗ trợ mới 27.000 của đỉnh cũ tháng 3 và cạnh dưới kênh giá, qua đó duy trì xu hướng tăng theo mô hình cờ đuôi nheo hướng đến vùng giá 36.000. (xem bản tin trước tại đây)

Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng tăng của HAH:

  • Cả 3 đường MA20, MA50, MA200 đều hướng lên.
  • Giá cổ phiếu nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày.
  • Giá cổ phiếu đi vào vùng biên trên của Bollinger band, và chỉ báo này bắt đầu mở rộng, thể hiện sự chuyển dịch xu hướng từ tích lũy sang tăng giá
  • MACD duy trì trên đường số 0 lẫn đường tín hiệu.
  • RSI duy trì trên mức 50.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ, có thể tăng tỷ trọng hoặc mua mới tại vùng tham gia tại vùng giá 27.500 cho mục tiêu 36.000 đồng/cp
  • Stoploss được đặt ở mức 24.800, trường hợp giá đóng cửa giảm dưới MA 50 ngày

 Giao dịch mẫu

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

GMD - Cập nhật phân tích kỹ thuật

CTCP GEMADEPT 

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

GMD

Cảng biển

37.500

49.000

36.500

36.000

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ (chi tiết)

  • Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau dịch dựa trên động lực chính là nhu cầu về hàng hóa và cộng hưởng cùng với hiệp định EVFTA
  • GMD hình thành được chuỗi giá trị khép kín, tiết kiệm được chi phí thuê ngoài.
  • Cảng nước sâu Gemalink đi vào hoạt động từ Q1/2021 sẽ là động lực tăng trưởng chính GMD trong những năm tới..
  • Hưởng lợi từ việc tăng giá dịch vụ cảng biển
  • Thoái vốn mảng BĐS và Cao su

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày GMD

Trên đồ thị ngày, GMD đã vượt qua vùng đỉnh 36.200 của tháng 01/2021 và xác nhận test thành công hỗ trợ mới trong phiên 17/05. Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục duy trì tín hiệu tích cực: các đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày duy trì trạng thái dốc lên, MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50. Như vậy, GMD có thể duy trì xu hướng tăng giá hướng đến vùng giá 49.000 sau khi đã vượt đỉnh 11 năm.

Đồ thị tuần GMD: Duy trì xu hướng tăng đến 49.000

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ, tăng tỷ trọng hoặc mua mới tại vùng giá 36.500 cho mục tiêu 49.000
  • Stoploss được đặt tại 36.000, trường hợp giá giảm đóng cửa dưới đỉnh tháng 1/2021. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể canh mua lại tại vùng giá 33.000 – 34.000, tương đương hỗ trợ mạnh trên MA 20 tuần.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

STB - Cập nhật định giá

 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

THÔNG TIN CƠ BẢN

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Tăng tốc trong xử lý nợ xấu: Năm 2020, doanh số thu hồi đạt hơn 15.200 tỷ đồng, thực thu 10.970 tỷ đồng. Trong đó, các khoản thuộc Đề án tái cơ cấu đạt 12.450 tỷ đồng, thực thu 8.200 tỷ,còn lại 4.250 tỷ đang thu theo tiến độ hợp đồng, nâng mức lũy kế đã thực thu kể từ khi triển khai Đề án lên 46.547 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch tổng thể 10 năm, vượt 4,2% tiến độ. Lô đất Phong Phú được ngân hàng kỳ vọng sẽ xử lý trong năm 2021. Trong năm 2022, tất cả số dư VAMC ròng còn lại dự kiến sẽ được xử lý và dự phòng toàn bộ vào cuối năm, và lãi dự thu tồn đọng gần 12.000 tỷ đồng cũng được kỳ vọng sẽ được xử lý hết.

Kết quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của STB đạt 3.339 tỷ đồng (+3,8% yoy) và vượt 30% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 9,2% yoy, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ năm 2017, với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 38,9%, trong đó CAGR của thu nhập lãi thuần là 29,7%. Hiệu quả hoạt động được cải thiện với NIM, ROE, ROA tăng trưởng qua các năm.

Mức định giá hấp dẫn. STB đang giao dịch tại mức P/B 1,6x, thấp hơn mức trung bình các cổ phiếu ngân hàng là 1,9x.

So sánh STB với một số cổ phiếu ngân hàng


BVPS của STB cuối quý 1/2021 đạt 16.485 đồng/cp. Với P/B trung bình các ngân hàng so sánh là 1,9x, giá trị hợp lí của STB ở thời điểm hiện tại là 31.300 đồng/cp.

KẾT QUẢ KINH DOANH Q1.2021

Quý 1/2021, STB đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+1,2% yoy), hoàn thành 25% kế hoạch. Trong đó:

  • -Tổng thu nhập hoạt động đạt 4.4145,3 tỷ đồng (+5% yoy). 2 mảng kinh doanh có tỷ trọng lớn nhất của STB đều ghi nhận tăng trưởng: thu nhập lãi thuần tăng 5,9% yoy đạt 3.008,4 tỷ đồng, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 16,1% yoy đạt 837,4 tỷ đồng.
  • -Chi phí dự phòng rủi ro đạt 475,7 tỷ đồng, tăng 13,9% yoy, cao hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng. Việc chi phí dự phòng tăng mạnh có thể đến từ các khoản vay tái cấu trúc dành cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Kết thúc quý 1/2021, tổng tài sản STB đạt 497.427,7 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 356.974,6 tỷ đồng, tăng 4,9%, và tiền gửi khách hàng đạt 431.136,9 tỷ đồng, tăng 0,74%.

Nợ xấu của ngân hàng giảm 8,4% từ đầu năm xuống còn 5.292,3 tỷ đồng. Mức sụt giảm đến từ nhóm nợ nghi ngờ - giảm 31% xuống 661,3 tỷ đồng, và nợ có khả năng mất vốn - giảm 5% xuống 4.315,5 tỷ đồng. Trong kỳ, ngân hàng đã thu hồi được 2.828 tỷ đồng nợ xấu, góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ xấu từ 1,7% vào đầu năm về 1,46%.

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Đồ thị ngày STB

Trên đồ thị ngày, đã đạt đến mục tiêu 26.000 sau khi vượt vùng đỉnh 11 năm (chi tiết). Từ tháng 4/2021, STB hình thành kênh giá tăng, cho thấy xu hướng tăng còn tiếp diễn. Tuy nhiên STB có khả năng tạo đỉnh trong ngắn hạn khi giá đang ở vùng kháng cự 26.000 – 27.000 ở cạnh trên của kênh giá. Chỉ báo RSI đi vào vùng quá mua, đồng thời giá thoát ra ngoài Bollinger band cùng thời điểm chạm kháng cự, cho dấu hiệu khả năng tạo đỉnh ngắn hạn. Vùng giá 25.350, tương đương với mức Pivot R1 là vùng hỗ trợ gần nhất của STB nếu xảy ra nhịp điều chỉnh.

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể có thể bán chốt lời hoặc giảm một phần tỷ trọng STB tại vùng giá 26.000 – 27.000, và mua lại tại vùng 25.350 - 25.500 cho mục tiêu 31.300
  • Stoploss được đặt tại 25.000, trường hợp giá giảm dưới mức Pivot R1. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể chờ mua lại khi giá giảm về vùng 23.000 – 24.000, tương đương hỗ trợ trên MA 20 ngày và cạnh dưới của kênh giá tăng từ tháng 4/2021.


Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

FPT - Cập nhật KQKD Q1/2021

CTCP FPT 

THÔNG TIN CƠ BẢN

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Tiềm năng lớn từ chuyển đối số giúp khối công nghệ, mảng kinh doanh chủ lực của FPT, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

Khối viễn thông duy trì khả năng cạnh tranh cao nhờ sở hữu hệ thống cáp quang xuyên biển lớn thứ 2 Việt Nam (sau VNPT) và hạ tầng viễn thông rộng lớn. Sự gia tăng mạnh của hoạt động trực tuyến và sự thích ứng của doanh nghiệp với dịch bệnh mở ra những cơ hội quảng cáo và marketing mới.

CẬP NHẬT KQKD Q1/2021

Quý 1/2021, FPT đạt doanh thu 7.586,3 tỷ đồng (+14,4% yoy), hoàn thành 21,9% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.396,8 tỷ đồng (+22,3% yoy), hoàn thành 22,5% kế hoạch. Khối công nghệ và viễn thông tiếp tục là động lực chính của FPT:

  • Khối công nghệ đạt 4.155 tỷ đồng doanh thu (+15,6% yoy) và 554 tỷ đồng LNTT (+29,3% yoy), chiếm tỷ trọng lần lượt 55% và 40% trong cơ cấu doanh thu và LNTT của Tập đoàn. Trong đó, dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài đem về 3.169 tỷ đồng doanh thu (+9,6% yoy)và 495 tỷ đồng LNTT (+16,4% yoy).
  • Khối viễn thông đạt  2.295 tỷ đồng doanh thu (+9,6% yoy) và 576 tỷ đồng LNTT (+29% yoy), chiếm 38% tỷ trọng doanh thu và 41% LNTT của Tập đoàn

Ngoài ra, hoạt động tài chính tăng trưởng đột biến giúp cho lợi nhuận của FPT tăng trưởng mạnh hơn doanh thu, khi mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính (EBIT) giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 1.035,6 tỷ đồng (-1,4% yoy) do chi phí bán hàng tăng mạnh:

  • Doanh thu tài chính trong Q1/2021 tăng trưởng 82,5% yoy, đạt 325,4 tỷ đồng, nhờ gia khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của FPT đạt 14.058 tỷ đồng tại thời điểm cuối Q1/2021, tăng 13% so với đầu năm và 102,5% yoy.
  • Chi phí tài chính giảm 22% yoy, đạt 141,1 tỷ đồng nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá. Lỗ chênh lệch tỷ giá trong Q1/2021 đạt 18,4 tỷ đồng, giảm 77% yoy.

Nhu cầu đầu tư mảng công nghệ tiếp tục tăng trưởng tốt

Trong đầu năm 2021, nhiều khách hàng lớn mới triển khai hợp tác cuối năm trước đã bắt đầu triển khai các yêu cầu đầu tiên cho các dự án công nghệ cao với FPT. Nhờ vậy, giá trị đơn hàng ký mới công nghệ cho cả thị trường trong nước và quốc tế tiếp tục tăng trưởng tốt. Dự kiến, công ty sẽ triển khai ghi nhận doanh thu của các đơn hàng này trong các quý tới.


CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


Đồ thị ngày FPT

Trên đồ thị ngày, FPT tiếp tục duy trì đà tăng giá sau khi vượt nền tích lũy, hướng tới vùng giá 100.000 (chi tiết). Các chỉ báo kỹ thuật tiếp tục ủng hộ cho xu hướng tăng giá cổ phiếu:

  • Giá tiếp tục nằm trên cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày đang dốc lên
  • MACD duy trì trên đừng số 0 và vượt lên đường signal trong phiên 10/05 cho tín hiệu mua
  • RSI duy trì trên 50 đang dốc lên

 Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ hoặc mua vào FPT tại vùng giá 84.000 cho mục tiêu 100.000.
  • Stoploss được đặt tại 79.000, trường hợp giá giảm xuống dưới đường MA 50 ngày.

Giao dịch mẫu

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

GMD - Cập nhật KQKD Q1/2021

 CTCP GEMADEPT

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Vùng mua

Stoploss

GMD

Cảng biển

34.100

49.000

33.000-34.000

32.000

THÔNG TIN CƠ BẢN

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

Kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau dịch dựa trên động lực chính là nhu cầu về hàng hóa và cộng hưởng cùng với hiệp định EVFTA: Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 103,9 tỷ USD và 102,6 tỷ USD tăng lần lượt 28,3% và 30,8% yoy. EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Theo dự báo của Bộ Công thương, EVFTA có hiệu lực, đến năm 2035, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU sẽ tăng khoảng 18%.

GMD hình thành được chuỗi giá trị khép kín, tiết kiệm được chi phí thuê ngoài. GMD là doanh nghiệp khai thác cảng biển có quy mô lớn nhất trong các doanh nghiệp trên sàn (chiếm 8,9% thị phần cảng biển Việt Nam 2019) với 5 cảng biển có tổng công suất thiết kế đạt 2 triệu TEUs/năm và 2 triệu tấn hàng hóa tổng hợp. Ngoài cảng biển, GMD cũng sở hữu các tài sản khác có tính liên kết bao gồm kho bãi, đội tàu, đội sà lan, đội xe tải thông qua các công ty liên doanh, liên kết.

Cảng nước sâu Gemalink đi vào hoạt động từ Q1/2021 sẽ là động lực tăng trưởng chính GMD trong những năm tới. Cảng Gemalink có vị trí nằm ở cửa ngõ cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải, với công suất thiết kế đạt 1,5 triệu TEUs, tương đương 75% công suất hiện tại của công ty Việc đưa cảng Gemalink vào khai thác từ Q1/2021 sẽ giúp công suất cảng của GMD tăng 63%, từ 2,4 triệu TEU lên 3,9 triệu TEU. Với công suất 1,5 triệu TEU và là cảng duy nhất tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tàu lớn nhất thế giới, đến 200.000 DWT, Gemalink sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho GMD trong tương lai, đặc biệt tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải - cụm cảng duy nhất tại Việt Nam có các chuyến tàu mẹ chở container trực tiếp đi Châu Âu và Châu Mỹ mà không phải qua trung chuyển. Doanh thu đến năm 2024 từ Gemalink dự phóng đóng góp ~30% tổng doanh thu toàn Công ty.  Thông tin từ Gemadept (GMD) cho biết, cảng Gemalink dự kiến sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế trong năm 2021. Sau đó, cảng sẽ khai thác hết công suất 1,5 triệu TEU từ năm 2022. Giai đoạn 2 của cảng sẽ được triển khai ngay trong năm nay, qua đó đưa công suất toàn dự án lên 2,4 triệu TEU/năm.

Hưởng lợi từ việc tăng giá dịch vụ cảng biển: Dự kiến giá sàn của dịch vụ xếp dỡ container tại Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải sẽ tăng thêm 10% trong vài tháng tới sau khi Bộ GTVT phê duyệt. Trong dự thảo sửa đổi Thông tư 54/2018 / TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải đã được đề xuất vào quý 4/2020, mức giá tối thiểu đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải, cầu cảng, lai dắt, xếp dỡ container tại các cảng biển được đề xuất tăng theo lộ trình từ năm 2021-2023 nhưng vẫn chưa được Bộ GTVT thông qua.

Thoái vốn mảng BĐS và Cao su : Chia sẻ từ BGĐ thì GMD đang tìm đối tác để thoái vốn 2 mảng này nhưng sẽ không thoái vốn với định giá thấp, nếu thoái vốn thành công 1 trong 2 mảng này, sẽ đem lại nguồn thu trong ngắn hạn tác động tích cực đến giá của GMD trong thời gian sắp tới.

CẬP NHẬT KQKD Q1/2021

Doanh thu thuần đạt 687,5 tỷ đồng (+14,4% yoy), LNST đạt 147,1 tỷ đồng (+40,2% yoy). Trong đó:

  • Doanh thu cảng biển tăng 15,6% yoy lên 582,4 tỷ đồng, đóng góp 84,7% tổng doanh thu của GMD, do sản lượng xếp dỡ tăng.Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này đã tăng lên 39,3% (tăng 0,6 điểm phần trăm yoy) đóng góp 88,3% tổng lợi nhuận gộp của GMD.
  • Doanh thu logistics, cho thuê văn phòng, khác tăng 8,2% yoy tuy nhiên giá vốn hàng bán tăng khiến tỷ suất lợi nhuận gộp mảng này giảm 28,4% yoy.

Doanh thu tài chính tăng 30,6% do ghi nhận thu nhập từ thoái vốn tại Ngân hàng  TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Ngân hàng Quốc dân (NCB) là 17,1 tỷ đồng (+12,5% yoy). Tính đến cuối Q1/2021, khoản đầu tư của GMD tại MSB chỉ còn 6,7 tỷ đồng so với 31,7 tỷ đồng vào đầu năm nay và công ty đã thoái toàn bộ khoản đầu tư 3,5 tỷ đồng vào NCB và ghi nhận lãi từ chênh lệch tỷ giá khoảng 2,8 tỷ đồng (tăng 6 lần yoy).

Chi phí tài chính giảm 51% yoy nhờ giảm chi phí lãi vay, giảm lỗ chênh lệch tỷ giá và hoàn nhập các khoản đầu tư tài chính.

Chi phí quản lý doanh nghiệp  giảm 23,4% yoy do chi phí tiền lương quản lý và chi phí lợi thế thương mại giảm.

Lợi nhuận liên doanh liên kết giảm 58,5% yoy do hiệu suất hoạt động thấp trong những tháng đầu tiên của Gemalink và ghi nhận khoản lỗ 34,8 tỷ đồng.

Thu nhập khác tăng 3,4 lần yoy lên 16,1 tỷ đồng nhờ ghi nhận thu nhập bất thường từ bán một số máy móc thiết bị với tổng giá trị 10,1 tỷ đồng (+40,3 lần yoy)

Năm 2021, Doanh thu thuần GMD ước đạt 2.800 tỷ đồng (+7,5% yoy) và LNST đạt 600 tỷ đồng (+36,2% yoy). Lợi nhuận được kỳ vọng tích cực trong năm 2021 chủ yếu đến từ mảng vận hành cảng của GMD và các công ty liên kết, vốn phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm 2020. Lợi nhuận sau thuế cổ đồng công ty mẹ ước đạt 513,7 tỷ đồng (+38,5% yoy), tương đương EPS forward 1.705 đồng (+38,5% yoy).

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị tuần GMD

Trên đồ thị tuần, GMD đang tích lũy trên vùng hỗ trợ mạnh 32.000 của vùng đỉnh cũ 11 năm đã vượt qua đầu năm nay. Các chỉ báo kỹ thuật đang duy trì tín hiệu tích cực, ủng hộ cho xu hướng tăng trong dài hạn:

  • Giá cổ phiếu nằm trên lần lượt các MA 20, MA 50 và MA 200 ngày,
  • MA 50 vượt lên MA 200 tuần, củng cố xu hướng tăng giá
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50

Dựa theo nguyên lý đối xứng, GMD có thể đạt đến vùng giá 49.000

 Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ GMD, mua tích lũy trong vùng giá 33.000 – 34.000 cho mục tiêu 49.000
  • Stoploss được đặt tại 32.000, trường hợp giá cổ phiếu giảm dưới hỗ trợ mạnh tại đường MA 20 tuần.

Giao dịch mẫu