Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Tình kình kinh tế Việt Nam 7 tháng/2020

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2020 ước tính tăng 3,6% so với tháng trước và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 7,9%; ngành chế biến, chế tạo tăng 2,1%; sản xuất và phân phối điện tăng 2,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,5%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục đối mặt với khó khăn, bất ổn do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/7/2020 tăng 1,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,8% so với cùng thời điểm năm trước.



Mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng Bảy giảm 3,8% so với tháng trước nhưng lượng vốn đăng ký vào thị trường tăng cao 72%. Tính chung 7 tháng năm 2020, cả nước có 75,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 17,6%; số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm 12,2% và số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể giảm 3,5%. Điều đó cho thấy những tín hiệu tích cực của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và kế hoạch phục hồi nền kinh tế nước ta sau dịch bệnh Covid-19.


Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát tốt, hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cơ bản trở lại trạng thái bình thường. Các dự án, công trình đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Bảy và 7 tháng năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.


Hoạt động thương mại và dịch vụ tháng 7/2020 tiếp tục xu hướng tăng trở lại nhờ các chính sách kích cầu tiêu dùng và du lịch nội địa, cùng với các gói hỗ trợ của Chính phủ giúp người dân giảm bớt gánh nặng chi tiêu, đồng thời đây cũng là tháng học sinh, sinh viên trong kỳ nghỉ hè nên nhiều gia đình tổ chức đi du lịch trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy ước tính đạt 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: 

Ngành

Doanh thu ( nghìn tỷ đồng)

so với tháng trước

so với cùng kỳ 2019

Bán lẻ hàng hóa

333,8

+2,6%

+7%

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

48,2

9,2%

-4,4%

Du lịch lữ hành

1,5

+26,6%

-59,7%

Dịch vụ khác

48,4

+2%

+0,9%

Tổng

431,9

+3,3%

-4,3%



Dịch Covid-19 ngày càng lan nhanh trên thế giới, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 7 tháng năm 2020 ước tính đạt 285,12 tỷ USD, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng ước tính xuất siêu 6,5 tỷ USD.

Tổng kim ngạch

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực FDI

Xuất khẩu

Giá trị tháng 7

23 tỷ USD

8,5 tỷ USD

14,5 tỷ USD

So với tháng trước

+1,9%

+1,5%

0,3%

So với cùng kỳ 2019

+0,3%

+10,6%

-4,9%

Giá trị 7 tháng

145,79 tỷ USD

50,76 tỷ USD

95,03 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

+0,2%

+13,5%

-5,7%

Nhập khẩu

Giá trị tháng 7

22 tỷ USD

10,2 tỷ USD

11,8 tỷ USD

So với tháng trước

+6,2%

+5,9%

-10,9%

So với cùng kỳ 2019

-2,9%

+8,2%

-10,9%

Giá trị 7 tháng

139,33 tỷ USD

61,86 tỷ USD

77,47 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

-2,9%

+1,5%

-6,2%

Các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 7 tháng năm 2020:

Xuất khẩu

Nhập khẩu

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Hòa Kỳ

37,9

+15%

2

Trung Quốc

23,5

+18,4%

3

EU

19,5

-5,9%

4

ASEAN

12,8

-15,4%

5

Nhật Bản

10,9

-5%

6

Hàn Quốc

10,7

-0,4%

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Trung Quốc

41,6

-1,8%

2

Hàn Quốc

24,3

-9,2%

3

ASEAN

16,7

-11,3%

4

Nhật Bản

11,2

+5,1%

5

Hoa Kỳ

8,3

+2,5%

6

EU

8,3

+6%




Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước biến động tăng theo giá xăng dầu thế giới và nhu cầu sử dụng điện, nước tăng cao trong thời gian nắng nóng kéo dài. Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 vẫn giảm 0,19% so với tháng 12 năm trước - mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Bình quân 7 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục thống kê