Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Tình hình kinh tế Việt Nam tháng 01/2021

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc khi dịch Covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, thêm vào đó số ngày làm việc của tháng Một năm nay nhiều hơn năm trước nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2021 ước tính tăng cao 22,2% so với tháng 01/2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 27,2%.

TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong tháng 01/2021 có nhiều khởi sắc khi doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cả về số lượng và vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước và tăng ở hầu hết các lĩnh vực hoạt động. Tổng số vốn đăng ký mới và đăng ký bổ sung của các doanh nghiệp vào nền kinh tế trong tháng 01/2021 là 395,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5% so với tháng 01/2020.

VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Hoạt động đầu tư trong tháng 01/2021 tập trung chủ yếu vào thi công các công trình chuyển tiếp từ năm trước, hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành của năm 2020. Đối với các công trình mới được bố trí vốn năm 2021 chủ yếu đang trong trong thời gian hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư nên chưa có khối lượng thực hiện.

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Tháng 01/2021 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động thương mại trong nước, vận tải và du lịch tăng so với tháng trước. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 01/2021 đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm điện thoại di động phiên bản mới S21 và do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm trước rơi vào tháng Một.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 12/2020 nhập siêu 252 triệu USD; năm 2020 xuất siêu 20 tỷ USD. Ước tính tháng 01/2021 xuất siêu 1,3 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 3,1 tỷ USD.

CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VÀ LẠM PHÁT CƠ BẢN

Tháng 01/2021 là tháng giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng; giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 01/2021 tăng 0,06% so với tháng 12/2020 và giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2021

Triển vọng ngành Cảng biển - Logistic năm 2021

 Năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát nên kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển đã suy giảm đáng kể. Tăng trưởng sản lượng container thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đã tạo đáy vào Quý 2 với mức tăng 4,1% yoy, thấp hơn hẳn so với mức 12,9%/năm của giai đoạn 2009 – 2019. Nhờ vào nhu cầu hàng hóa cuối năm khi thị trường Mỹ vẫn chưa hồi phục cần gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia Châu Á và hưởng lợi từ Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như sự chuyển dịch chuỗi cung ứng, sản lượng container đã có sự phục hồi vào nửa cuối năm 2020 chủ yếu đến từ hai thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ.

I. TRIỂN VỌNG TÍCH CỰC NHỜ PHỤC HỒI XUẤT NHẬP KHẨU TOÀN CẦU

Mặc dù tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, tuy nhiên xuất khẩu Việt Nam vẫn được kỳ vọng hưởng lợi từ phục hồi tiêu dùng toàn cầu.

Theo BMI, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt gần 597 tỷ USD, +10,3% yoy, và sẽ tiếp tục tăng trưởng 11,4%/năm đến năm 2024 nhờ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa có hiệu lực kể từ T1/2019 và T8/2020 tạo ra cơ hội giao thương với các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Úc…

Sở hữu yếu tố nội lực thuận lợi cho phát triển công nghiệp thu hút dòng vốn FDI từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm kỳ vọng nhu cầu về container tăng cao duy trì đà tăng trưởng của sản lượng container thông qua cảng biển Việt Nam.

II. CẢNG NƯỚC SÂU LÀ ĐIỂM SÁNG VƯỢT TRỘI NHỜ BỔ SUNG CÔNG SUẤT

Với lợi thế có khả năng đón được tàu lớn, giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng thì xu hướng tăng kích thước tàu tiếp tục là điều kiện thuận lợi cho cảng biển nước sâu. Sản lượng container thông qua các cảng nước sâu đã tăng trưởng khoảng 23,2%/năm từ 2015 – 2019, cao hơn so với mức 13,3%/năm của toàn ngành. Hiệu suất hoạt động tính đến 10T/2020 đã đạt khoảng 84,6% công suất thiết kế và không nhiều tiềm năng tăng trưởng đối với các cảng nước sâu hiện hữu. Do đó việc mở rộng khu vực cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải và Lạch Huyện sẽ là cơ hội tăng trưởng thu hút các tàu mẹ cập cảng Việt Nam. Gemalink sẽ là cảng mới nhất tại Cái Mép dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào Q1/2021, đóng góp 1,5 triệu TEUs (tương ứng 25,2 công suất thiết kế hiện tại) vào tổng nguồn cung trong giai đoạn I, tương đương 22% nguồn cung khu vực.


III. KỲ VỌNG TĂNG PHÍ DỊCH VỤ CẢNG BIỂN THÊM 10%/NĂM TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

Giá dịch vụ xếp dỡ tại các cảng của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng, theo dự thảo sửa đổi Thông tư 54/2018/TT – GBTVT của Bộ Giao thông Vận tải, giá các dịch vụ cảng biển gồm bốc dỡ container, hoa tiêu hàng hải, lai dắt tàu và sử dụng cầu, bến, phao neo sẽ được đề xuất tăng khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2021 – 2023. Cụ thể như sau: 

IV. KHUYẾN NGHỊ

Năm 2021, chúng tôi đánh giá ngành Cảng biển - Logistics sẽ TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG nhờ hoạt động xuất nhập khẩu khả quan với kỳ vọng từ các Hiệp định Thương mại tự do và tiềm năng thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam.

  • Kỳ vọng từ gia tăng phí dịch vụ cảng biển sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các doanh nghiệp trong mảng này.
  • Phân khúc cảng nước sâu vẫn tiếp tục tăng trưởng vượt trội nhờ bổ sung thêm công suất từ cảng Gemalink.

V. CẬP NHẬT MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NGÀNH LOGISTICS

Mã CK

Vốn hóa

DT thuần 9T/2020 (tỷ đồng)

LNST 9T/2020 (tỷ đồng)

Tăng trưởng LNST

Tỷ suất LNST

ROE 4 quý gần nhất

P/E

GMD

9.704,4

1.901

314

-30,3%

16,5%

5,8%

28,5x

CTCP Gemadept (HSX: GMD) là doanh nghiệp khai thác cảng biển có quy mô lớn nhất trong các doanh nghiệp trên sàn (chiếm 8,9% thị phần cảng biển Việt Nam 2019) với 5 cảng biển có tổng công suất thiết kế đạt 2 triệu TEUs/năm và 2 triệu tấn hàng hóa tổng hợp. Ngoài cảng biển, GMD cũng sở hữu các tài sản khác có tính liên kết bao gồm kho bãi, đội tàu, đội sà lan, đội xe tải thông qua các công ty liên doanh, liên kết. Qua đó giúp công ty hình thành được chuỗi giá trị khép kín, tiết kiệm được chi phí thuê ngoài.

Triển vọng: Cảng nước sâu Gemalink dự kiến đi vào hoạt động từ Q1/2021 sẽ là động lực tăng trưởng chính GMD trong những năm tới. Cảng Gemalink có vị trí nằm ở cửa ngõ cụm cảng nước sâu Cái Mép Thị Vải, với công suất thiết kế đạt 1,5 triệu TEUs, tương đương 75% công suất hiện tại của công ty. Theo GMD, nhờ sự hỗ trợ từ hãng tàu đối tác là CMA – CGM, cảng Gemalink sẽ hoạt động với hiệu suất 60% ngay trong năm đầu tiên và kỳ vọng lấp đầy công suất từ năm 2022. Qua đó tạo ra sự tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận của GMD trong 2 năm tới.

HAH

841,2

830

89

-1,0%

10,7%

9,4%

8,1x

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HSX: HAH) hiện đang là doanh nghiệp sở hữu đội tài container lớn nhất cả nước (chiếm khoảng 31% trọng tải đội tàu container Việt Nam), chủ yếu hoạt động trên tuyến nội địa Hải Phòng – Đà Nẵng – TP. HCM và một số tuyến quốc tế từ Việt Nam tới HongKong, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đội tàu của HAH có lợi thế cạnh tranh nhờ chi phí đầu tư tàu rẻ và quy mô đội tàu lớn. Tỷ lệ lấp đầy hàng hóa trên mỗi chuyến tàu của HAH trung bình ước tính đạt 88,2%. Lũy kế 9M/2020, HAH đã thực hiện được 198 chuyến tàu tăng 17,2% yoy nhờ đầu tư thêm tàu HAIAN MIND và HAIAN VIEW từ T5/2019 và T7/2020. Vào Q2/2020, HAH đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 2 Trung tâm Logistics Pan Hải An giúp công ty hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics gồm vận tải biển, cảng biển, kho bãi.

Triển vọng: Vận tải biển vẫn tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của HAH trong năm 2021 khi công ty tiếp tục đầu tư thêm tàu HAIAN VIEW từ T7/2020. Đồng thời, Trung tâm Logistics Pan Hải An đi vào hoạt động cũng giúp HAH tiết kiệm thêm chi phí thuê ngoài, cải thiện lợi nhuận doanh nghiệp.

TMS

2.882,7

2.290

221

+37,6%

9,6%

11,9%

11,3x

CTCP Transimex (HSX: TMS) hoạt động chủ yếu trong mảng kho bãi với 5 kho bãi, tổng diện tích 25,8 ha, đứng thứ 5 về quy mô kho bãi trong các doanh nghiệp niêm yết. Các kho bãi của TMS hướng tới cung cấp đầy đủ các loại hình lưu kho, lưu bãi gồm kho ngoại quan, kho CFS, kho lạnh, kho mát, bãi container. Đặc biệt là loại hình kho lạnh, kho mát đang là xu hướng phát triển tại Việt Nam cũng như thế giới.

Triển vọng: Chúng tôi cho rằng, tiềm năng của TMS trong những năm tới sẽ phụ thuộc vào các dự án đầu tư kho bãi mới, mở rộng diện tích kho lạnh, kho mát như Trung tâm Logistic Vĩnh Lộc (T5/2021 hoàn thành); mở rộng kho lạnh tại Trung tâm Logistics Khu Công nghệ cao; Giai đoạn 2 Trung tâm Logistics Thăng Long;… TMS đang có kế hoạch huy động vốn khoảng 400 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tài trợ cho các dự án trên.


Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

KSB - Cập nhật KQKD Q4 và năm 2020

CTCP KHOÁNG SẢN VÀ XÂY DỰNG BÌNH DƯƠNG

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Giá mua

Stoploss

KSB

VLXD

31.800

42.000

31.000

29.500

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ giúp tăng sản lượng tiêu thụ đá xây dựng tại khu vực sân bay Long Thành. Mỏ đá Tân Đông Hiệp hiện tại đã ngưng sản xuất tuy nhiên khoản ủy thác đầu tư và lưu lượng cả mỏ đá còn lại đủ cung cấp cho thờ giời gian tới.

Việc M&A CTCP Xây dựng và Sản xuất vật liệu xây dựng Biên Hòa (VLB) – 1 trong các công ty nắm giữ mỏ đá lớn nhất khu vực Đồng Nai gần khu vực sân bay Long Thành sẽ giúp KSB có đủ nguồn cung đá trong 5 năm tới. Theo tiết lộ của Ban Lãnh đạo KSB, với tiến độ như hiện nay, Công ty đặt mục tiêu hoàn thành cơ bản việc nâng sở hữu chi phối tại doanh nghiệp mục tiêu này trong năm 2021, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội phát triển sắp tới. Đồng thời, KSB cũng đang tiếp xúc, làm việc cùng ACV nhằm tham gia đấu thầu cung cấp vật liệu xây dựng cho dự án sân bay Long Thành.

Khu công nghiệp Đất Cuốc có tổng diện tích 553 ha. Đã cho thuê lấp đầy 283,12 ha. Đã đền bù và mở rộng xong 13,35 ha còn lại giai đoạn 1, 100 ha giai đoạn 2, xây dựng cơ sở hạ tầng 212,32 ha giai đoạn 2 tại khu công nghiệp Đất Cuốc với nguồn vốn ước tính 1.088,8 tỷ đồng dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận bền vững cho KSB trong vòng 5 năm tới. Hiện tại  theo UBND tỉnh Bình Dương Khu công nghiệp Đất Cuốc đã hoàn thiện hạ tần kỹ thuật, trong quý 4/2020 KSB đã cho thuê lại 49,73 ha, tỷ lệ  lấp kín 38%. Tổng diện tích đất cho thuê  khoảng 130,11 ha và đất dịch vụ khoảng 40,3  ha. Gía cho thuê khoảng  780.000 đồng/m2 đến  975.000 đồng/m2.

Lãnh đạo KSB cho biết, khoảng 200/320 ha đền bù đã được thuê, còn lại đã ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ, dự kiến lấp đầy trong năm 2020. Với giai đoạn 2, KSB sẽ vừa đền bù, vừa đầu tư hạ tầng, cho thuê theo hình thức cuốn chiếu. Dự án còn 36 năm khai thác, đóng tiền sử dụng đất và thu tiền thuê một lần.

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4 VÀ LŨY KẾ NĂM 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Q4/2019

Q42020

%YOY

2019

2020

%yoy

Doanh thu Thuần

474

427

-10%

1.313

1.322

0,50%

LN Gộp

275

185

-33%

640

603

-6%

DT tài chính

4

42

168%

32

82

256%

Chi phí tài chính

25

49

92%

76

121

60%

Chi phí Doanh nghiệp

32

16

-53%

87

73

-16%

Chi phí Bán Hàng

35

25

-31%

89

88

-1,1%

Lợi nhuận từ HĐKD

185

138

-26%

412

397

-3,64%

LNST

146

110

-24,65%

330

319

-3,30%

KSB ghi nhận kết quả kinh doanh trong trong quý 4 với doanh thu thuần và LNST quý 4/2020 lần lượt đạt 426 tỷ đồng (-10%yoy) về doanh thu và 110 tỷ đồng ( -24.65% yoy) về LNST.

Doanh thu quý 4/2020 của KSB chủ yếu đến từ màng bán hàng đạt 406 tỷ đồng (-7%yoy), đóng góp 95% vào cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. Đứng thứ hai là mảng cung cấp dịch vụ và cho thuê bất động sản đạt khoảng 20 tỷ đồng (-44%yoy).

LNST quý 4/2020 giảm so với cùng kỳ theo báo cáo của doanh nghiệp chủ yếu là do doanh thu giảm và giá vốn hàng bán tăng so với cùng kỳ (22% yoy) .

Doanh thu tài chính của KSB tăng đột biến từ việc ghi nhận thu nhập từ lãi tiền gửi và tiền cho vay tăng 57%, trong quý 4 này doanh nghiệp cũng được hưởng từ việc cổ tức, lợi nhuận được chia ( không công bố công ty)  gần 9 tỷ đồng. Đặc biệt đóng góp nhiều nhất từ doanh thu hoạt đồng tài chính khác lên đến 26 tỷ đồng.

Chi phí lãi vay giảm gần 20%  so với cùng kỳ nhưng chi phí tài chính tăng đột biến (100% yoy) theo báo cáo của KSB, chi phí tài chính tăng chủ yếu trong quý 4 này doanh nghiệp có ghi nhận một khoảng chi phí khác gần 29 tỷ.

Lũy kế 2020, Doanh thu thuần KSB đạt 1322 tỷ đồng ( 0,5% yoy) và LNST  đạt 319 tỷ đồng ( -3,3% yoy). Hoàn thành 90% kế hoạch về doanh thu và 100% về  LNST cả năm 2020.

Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 15% và 25% về LNST. Từ việc đẩy mạnh đầu tư công của nhà nước cũng như khởi công Sân bay Long Thành giai đoạn 1.Việc dẩy mạnh M&A các công ty sở hữu mỏ đá và tìm hình kiểm soát dịch bệnh Covid 19 tại Việt Nam được khắc phục cũng là một trong các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên khoản mục uỷ thác đầu tư của công ty vẫn chưa có các thông báo chính thức từ công ty cũng là một trong các yếu tổ rủi ro cần phải được xem xét.

Dự báo doanh thu thuần và LNST của KSB năm 2021 sẽ đạt 1.500 tỷ đồng và  400 tỷ đồng. Tăng trưởng 15% yoy về doanh thu và 25% yoy về LNST.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Đồ thị ngày KSB

Trên đồ thị ngày, KSB duy trì trên MA 50 và MA 200 ngày, thể hiện xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn từ tháng 4/2020 được duy trì, hướng đến vung đỉnh lịch sử 42.000. Trong ngắn hạn, xu hướng tăng giá tạm thời chững lại khi giá nằm dưới MA 20 ngày. 2 chỉ báo MACD và RSI cho tín hiệu trái chiều, cho thấy khả năng KSB sẽ tích lũy tạo nền trong vùng giá 31.000 – 32.000, trên đường MA 50 ngày, trước khi tiếp tục xu hướng tăng.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ và mua tích lũy trong vùng 31.500 cho mục tiêu 42.000
  • Stoploss được đặt tại 29.500, trường hợp giá giảm dưới MA 50 ngày và đỉnh tháng 10/2018

Giao dịch mẫu

Giá mua

31.500

Dừng lỗ

29.500

Rủi ro

2.000

Mục tiêu

42.000

Lợi nhuận

10.500

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1: 5,25

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

ACB - Cập nhật KQKD năm 2020

 NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Mã cổ phiếu

Nhóm ngành

Giá hiện tại

Giá mục tiêu

Giá mua

Stoploss

ACB

Ngân hàng

28.650

36.000

28.500

27.500

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Thương vụ độc quyền bancassurance với Sunlife giúp thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh từ năm 2021. ACB và Sun Life Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm. Thương vụ này được kỳ vọng đem về cho ACB 370 triệu USD phí trả trước, tương ứng với khoảng 8,500 tỷ đồng

ACB ở vị thế cạnh tranh tốt để có KQKD tích cực trong giai đoạn khó khăn dưới ảnh hưởng của dịch COVID-19: 1) Tỷ trọng cho vay cá nhân và hộ gia đình lớn (hỗ trợ NIM, tối ưu hóa phân tán rủi ro, kiềm chế hình thành nợ xấu mới), 2) Khẩu vị rủi ro thấp (ít tiếp xúc với ngành dễ tổn thương như xây dựng, BĐS, du lịch – khách sạn và vận tải), 3) Bảng cân đối kế toán mạnh, và 4) Quản lý rủi ro chặt chẽ.

Thu hút dòng tiền từ các quỹ ETF khi niêm yết trên HOSE: với việc chuyển sàn lên HOSE, ACB có thể được xem xét đưa vào các bộ chỉ số như VN30, VN100, VNDiamond, VNFinlead và FinSelect. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu trong tương lai gần, khi thu hút dòng tiền từ các quỹ ETF.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Cơ cấu thu nhập của ACB

Nguồn thu nhập chính của ACB đến từ thu nhập lãi thuần (hoạt động cho vay) và thu nhập từ phí dịch vụ, trong đó hoạt động cho vay chiếm trên 75% cơ cấu thu nhập của ACB.

Hoạt động cho vay – hướng đến khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME

Đối tượng cho vay chính của ACB là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Tính đến cuối Q3/2020: khách hàng các nhân chiếm 61% dư nợ cho vay, các khách hàng SME chiếm 31%. Tổng danh mục cho vay của 2 nhóm này chiếm 92% tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng Q3/2020


Tỷ lệ bao nợ xấu các ngân hàng Q3/2020


TS có khác/Tổng TS của ACB


TS có khác/Tổng TS các ngân hàng Q3/2020


Việc cho vay cá nhân và doanh nghiệp SME giúp ngân hàng tối ưu hóa phân tán rủi ro, duy trì chất lượng tài sản tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu thấp, và tỷ lệ tài sản có khác thấp nhất trong số các ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cuối Q3/2020 tăng 29 điểm phần trăm so với đầu năm do ảnh hưởng từ Covid-19, nhưng vẫn được kiểm soát dưới 1%. Tỷ lệ tài sản có khác (các khoản phải thu, các khoản lãi, phí phải thu…) trên tổng tài sản ở mức thấp nhất trong số các ngân hàng và có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu tiền gửi theo nhóm khách hàng


Dư nợ cho vay và tiền gửi


CAGR cho vay = 13,2%, CAGR tiền gửi = 10,4%

Tình hình huy động vốn vẫn tăng trưởng liên tục và ổn định, đảm bảo nhu cầu vốn cho tăng trưởng tổng tài sản và thanh khoản cao. Quy mô huy động Q3/2020 đạt 334.700 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2019. ACB tiếp tục chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, với tỷ trọng huy động từ khách hàng cá nhân lên đến 80% tổng huy động của Ngân hàng.

Để đạt được kết quả này, ngoài việc liên tục đưa ra các sản phẩm đặc thù với lãi suất cạnh trạnh, ACB cũng liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nhằm đưa dịch vụ ngân hàng đến gần hơn với người dân.

Trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong số các ngân hàng niêm yết, ACB có tỷ lệ CASA cao thứ tư, chỉ đứng sau VCB, MBB và TCB, những ngân hàng có lượng tiền gửi lớn đến từ khách hàng tổ chức.

Thu nhập từ dịch vụ - kỳ vọng tăng trưởng mạnh nhờ hợp đồng độc quyền bancassurance

Cuối tháng 12/2020, ACB và Sun Life Việt Nam đã ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trong thời hạn 15 năm. Thương vụ này được kỳ vọng đem về cho ACB 370 triệu USD phí trả trước, tương ứng với khoảng 8,500 tỷ đồng.

Mức phí trả trước cao mà ACB có được là nhờ các lý do sau:

  • Doanh thu bán bảo hiểm của ACB đạt 939 tỷ đồng trong năm 2019, đứng thứ 6 toàn hệ thống các ngân hàng. Bên cạnh đó, ACB còn đứng thứ 3 về doanh số bán bảo hiểm trong 6T/2020 theo hiệp hội các doanh nghiệp bảo hiểm.
  • Tập khách hàng nhiều tiềm năng để khai thác: ACB có mạng lưới 371 chi nhánh cùng với số lượng khách hàng cá nhân thường xuyên lớn lên tới 3,6 triệu người. Địa bàn kinh doanh của ACB trải rộng khắp cả nước với 103 chi nhánh ở miền Bắc, 58 chi nhánh ở miền Trung và 210 chi nhánh ở miền Nam.

Về hạch toán lợi nhuận từ phí trả trước, ACB khả năng cao sẽ lựa chọn cách thức hạch toán qua nhiều năm để tránh ảnh hưởng lớn tới vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng như ảnh hưởng tới kế hoạch kinh doanh các năm sau đó. Với phương án hạch toán qua nhiều năm, ACB dự kiến ghi nhận 566,7 tỷ đồng thu nhập từ dịch vụ hàng năm, trong 15 năm tới.

Tổng hợp thông tin hợp đồng bảo hiểm một số ngân hàng

Ngân hàng

Đơn vị hợp tác

Phí trả trước (tỷ đồng)

Năm ký kết

Huy động từ KHCN tại thời điểm ký kết (tỷ đồng)

Số lượng KH tại thời điểm ký kết

Phí trả trước/huy động KHCN

Phí trả trước/KH (USD)

ACB

Sunlife

8.500

2020

247.097

3,6

3,4%

101

TCB

Manulife

1.350

2017

11.789

1,4

1,2%

41,4

TPB

Sunlife

1.800

2019

40.706

2,5

4,4%

30,9

VCB

FWD

9.360

2019

421.507

15

2,2%

26,8

VIB

Prudential

750

2015

25.194

N/a

3,0%

N/a

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4 VÀ LŨY KẾ NĂM 2020

Đơn vị: tỷ đồng

Q42019

Q42020

%yoy

2019

12T/2020

%yoy

Thu nhập lãi thuần

3.330

4.183

25,6%

12.112

14.349

18,5%

Tổng thu nhập ngoài lãi

1.480

582

-60,7%

3.985

3.382

-15,1%

Tổng thu nhập hoạt động

4.810

4,765

-0,9%

16.097

17.730

10,1%

Chi phí hoạt động

2.743

1.324

-51,7%

8.308

7.185

-13,5%

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

2.067

3.441

66,5%

7.790

10.545

35,4%

Chi phí dự phòng

112

256

128,6%

274

950

246,7%

Lợi nhuận trước thuế

1.955

3.185

62,9%

7.516

9.595

27,7%

ACB ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong Quý 4/2020  với LNTT đạt 3.185 tỷ đồng (+62,9%yoy). Kết quả ấn tượng này được dẫn dắt bới mức tăng trưởng tín dụng và cắt giảm chi phí hoạt động. Trong khi đó Thu nhập ngoài lãi giảm 60,7%yoy, còn 582 tỷ đồng trong Q4.2020 chủ yếu do ngân hàng thay đổi cách hạch toán, phân loại lại phí thẻ tín dụng và phí phạt trả chậm vào thu nhập lãi thuầnl.

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục được thúc đẩy nhờ mảng cho vay cá nhân (+19%yoy) và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (+15,4%yoy)

Tiền gửi khách hàng tăng 14,5%yoy  đạt 352,8 tỷ đồng, trong đó tiền gửi có kì hạn tăng ấn tượng 34,4% trong năm 2020, chiếm 22,4% tổng tiền gửi vào cuối năm 2020.

NIM cải thiện mạnh, lên mức 3,5% (tăng 10 điểm phần trăm) chủ yếu nhờ chi phí vốn giảm với việc cải thiện CASA.

ACB đã ngừng bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của các đối tác khác (AIA, Manulife, FWD) vào tháng 12 để chuẩn bị cho quan hệ đối tác mới với Sunlife Việt Nam,. Trong năm 2020, thu nhập từ hoa hồng bancassurance tăng trưởng giảm 16% so với cùng kỳ, đạt 648 tỷ đồng, chiếm 45% thu nhập phí thuần.

Chi phí hoạt động giảm 51,7%yoy, còn 1.324 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do ACB không ghi nhận quỹ khen thưởng phúc lợi và không  trích quỹ  phát triển khoa học và công nghệ, trị giá 600 tỷ đồng trong Q42019.  Một số chi phí quản lí khác cũng được cắt giảm để hỗ trợ lợi nhuận.

Lũy kế 2020, lợi nhuận trước thuế của ACB đạt  9.595 tỷ đồng (+28%yoy), hoàn thành 125,6% kế hoạch về lợi nhuận trước thuế năm 2020.

Tính đến cuối năm 2020, quy mô tổng tài sản của ACB (ngân hàng mẹ) đạt gần 442 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 15,1% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 308 nghìn tỉ đồng, tăng trưởng 15,7%, trong đó tỷ trọng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên 93%. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 14,5% đạt 353 nghìn tỉ đồng.

ACB đã mở rộng thị phần trên cả thị trường tín dụng lên 3,4% và huy động lên 3,5% nhờ tăng trưởng cao hơn ngành (tăng trưởng tín dụng/huy động toàn ngành lần lượt là 12,1% / 13,3%). Tỷ lệ dư nợ tín dụng/vốn huy động (LDR) ổn định ở mức thấp là 79%.

Chỉ số tiền gửi không kỳ hạn (CASA) năm 2020 của ACB mở rộng lên 22,4% so với 19,1% năm 2019.

Chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỉ lệ nợ xấu giảm từ 0,87% hồi cuối quý 3 xuống còn 0,62%. Chi phí dự phòng tăng 128,7% lên 256 tỷ đồng. Tỉ lệ dự phòng rủi ro LLR cũng duy trì ở mức cao là 154%.

Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2021 trong khoảng 13% đến 14%. Con số này cao hơn mức ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 là khoảng 11% -12% và tương đối sát với trung bình tăng trưởng tín dụng năm 2018 và 2019 là trên 13%.

Dự báo lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2021 sẽ đạt 10.838 tỉ đồng, tăng trưởng 12,9% yoy.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: DUY TRÌ XU HƯỚNG TĂNG TRUNG VÀ DÀI HẠN

Đồ thị tuần ACB

Trên đồ thi tuần, giá cổ phiếu duy trì trên vùng đỉnh lịch sử năm 2018. Trong tuần giao dịch 18-22/01, ACB giảm mạnh trong bối cảnh thị trường chung biến động, nhưng giá cổ phiếu vẫn giữ trên vùng hỗ trợ mạnh, và kết tuần xác nhận kiểm định thành công hỗ trợ 26.500 của đỉnh năm 2018, qua đó tiếp tục duy trì khả năng tăng giá lên vùng giá 36.000.

Đồ thị ngày ACB

Trên đồ ngày, giá cổ phiếu duy trì trên MA 50 và MA 200 ngày, đồng thời 2 đường này đều dốc lên, thể hiện xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn được duy trì. Trong ngắn hạn, ACB có thể dao động quanh MA 20 ngày, tạo nền trong vùng giá 28.000 – 30.000 trước khi tiếp tục xu hướng tăng.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể giải ngân trong vùng giá 28.500 cho mục tiêu 36.000
  • Stoploss được đặt 27.500, trường hợp giá giảm dưới MA 50 ngày.

Giao dịch mẫu

Giá mua

28.500

Dừng lỗ

27.500

Rủi ro

1.000

Mục tiêu

36.000

Lợi nhuận

7.500

Tỷ lệ rủi ro:lợi nhuận

1:7,5