Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

PHP - Cập nhật thông tin cơ bản 16/10/2024

 CTCP CẢNG HẢI PHÒNG

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Giá trị hợp lý: 33.000 đ/cp (theo Yuanta); Mục tiêu theo PTKT: 32.000 (đỉnh lịch sử)


Động lực tăng trưởng từ cảng biển Lạch Huyện

Theo dự thảo Quốc hội chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng… thời kỳ 2021 – 2030, khu bến Lạch Huyện sẽ quy mô phát triển từ 15 cầu cảng đến 17 cầu cảng với tổng chiều dài từ 5,965 m đến 6,865 m, năng lực thông qua từ 79.9 triệu tấn đến 112.4 triệu tấn và từ 10,500 lượt khách đến 11,000 lượt khách.

Trong đó, bến container số 3, 4 đang được đầu tư xây dựng bởi CTCP Cảng Hải Phòng (UpCOM: PHP). cảng có công suất thiết kế 1.1 triệu TEUs/năm và dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2025. PHP và TiL (MSC) đã ký kết thoả thuận hợp tác thành lập liên doanh khai thác cảng.

Dự án xây dựng cầu cảng container số 3, 4, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng thuộc Khu bến cảng Lạch Huyện được khởi công xây dựng từ tháng 7 2022 đến đầu tháng 8 2024 đã hoàn thành 75% khối lượng. Riêng hạng mục thi công hai cầu tàu đã hoàn thành trong tháng 5/2024, vượt tiến độ 3 tháng. Dự kiến giai đoạn 1 của dự án sẽ hoàn thành trong Q1/2025.

Sự xuất hiện của MSC – hãng tàu lớn nhất thế giới trong liên doanh khai thác cảng sẽ giúp hoạt động khai thác cảng diễn ra hiệu quả hơn. MSC có thể sẽ chuyển các tuyến dịch vụ tại các cảng khác trung khu vực về bến số 3, 4 Lạch Huyện.

Bên cạnh đó, MSC đã ký kết các thoả thuận hợp tác (VSA) với liên minh Premier Alliance và hãng tàu ZIM cũng kỳ vọng sẽ tăng sản lượng hàng hoá qua bến số 3, 4 Lạch Huyện.

Dự báo bến số 3, 4 Lạch Huyện sẽ đạt công suất tối đa trong 4 – 5 năm tới nhờ sự hỗ trợ từ hãng tàu MSC. Cảng đi vào hoạt động từ đầu năm 2025 sẽ hưởng lợi từ việc bến số 1, 2 Lạch Huyện (cảng HICT) đang có tình trạng ùn tắc khi đang khai thác vượt xa công suất thiết kế. Tuy nhiên, áp lực canh tranh trong thời gian tới tại khu vực cảng Hải Phòng sẽ gia tăng khi bến số 5, 6 (công suất 1.8 triệu TEU/năm) sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025 và cảng Nam Đình Vũ (công suất 600,000 TEU/năm) đi vào hoạt động từ 2026.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

CTR - Cập nhật thông tin cơ bản 10/10/2024

TỔNG CTCP CÔNG TRÌNH VIETTEL 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Giá trị hợp lý: 137.000 (theo AAS); 135.000 (SSI) Mục tiêu theo PTKT: 145.000


Mảng hạ tầng cho thuê tăng trưởng cao

Doanh thu mảng hạ tầng cho thuê tăng mạnh 42% yoy trong 6 tháng đầu năm .Tính đến tháng 8/2024, CTR sở hữu 8.447 trạm thu phát sóng di động BTS (+57%), trong đó có 335 trạm dùng chung (+101%), mục tiêu đến năm 2030 sẽ đạt 21.975 trạm BTS, tương ứng gấp khoảng 3 lần so với hiện tại.

Trong tháng 9/2024, bão Yagi đã gây thiệt hại đáng kể đến cơ sở hạ tầng viễn thông ở miền Bắc, bao gồm hơn 6.000 trạm BTS bị mất liên lạc/mất điện. CTR đã và đang tham gia khắc phục hậu quả do bão

 

Mảng xây dựng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định

Mảng xây dựng nhà ở được kỳ vọng sẽ duy trì tăng trưởng nhờ lượng backlog lớn từ năm 2023 và lượng backlog mới ký kết trong 2024.

CTR đã ký một số hợp đồng/dự án xây dựng đáng chú ý trong 8T/2024, như Khu đô thị Trung Minh B (188 tỷ đồng, thành phố Hòa Bình), khu nghỉ dưỡng cao cấp bản Mòng (181 tỷ đồng, tỉnh Lào Cai), Khu đô thị Trung Minh A (158 tỷ đồng, thành phố Hòa Bình), và Gem Sky World (68 tỷ đồng, tỉnh Đồng Nai)).

 

Mảng vận hành khai thác vẫn là nòng cốt

Mảng vận hành tăng trưởng doanh thu 10% yoy trong 6 tháng đầu năm. Trong năm 2024, CTR đã mở rộng vận hành mạng băng rộng cố định tại tỉnh Mandalay, Myanmar. Trong năm 2023, CTR đã bắt đầu triển khai mảng này tại tỉnh Naypyidaw, Myanmar. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn thấy rủi ro chính trị đáng kể ở quốc gia này vì nội chiến (từ năm 2021) vẫn còn tồn tại. Hiện tại, thị trường nước ngoài đóng góp 20%-30% doanh thu cho mảng này

 

Viettel trúng đấu giá khối băng tần vàng cho mạng 5G – CTR được hưởng lợi gián tiếp.

Viettel trúng đấu giá khối băng tần 2.500 – 2.600 MHz, đây là được coi là khối băng tần vàng của mảng 5G do hiệu quả hoạt động vượt trội hơn so với các khối băng tần khác, điều này giúp cho giá trị các trạm BTS trong tương lai của CTR sẽ ở mức cao hơn khi so với các nhà mạng sở hữu khối băng tần khác, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mảng cho thuê trạm BTS.

Triển vọng ngành thép Q4/2024 và 2025

Bức tranh kinh doanh ngành thép 

(1) Giá thép Trung Quốc tạo đáy đi lên nhờ sợ quyết liệt của chính phủ trong việc vực dậy thị trường BĐS và đặt những hạn chế trong tiêu chuẩn sản xuất thép khiến nguồn cung thắt chặt sau năm 2025

Diễn biến giá thép HRC

Diễn biến giá thép thanh

(2) Nhu cầu nội địa cải thiện với động lực từ sự ấm lên của thị trường BĐS và đầu tư công. Dự báo giá thép trong nước tăng 4% yoy trong năm 2024 và 8% yoy năm 2025.

(3) Thuế chống bán phá giá với thép HRC và tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc có thể được áp dụng cùng với cán cân cung – cầu thép Trung Quốc cân bằng hơn, sẽ giảm thiệu sản lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam

(4) Giá nguyên vật liệu đầu vào dự kiến ổn định, trong bối cảnh giá thép đầu ra phục hồi sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện biên lợi nhuận


Cập nhật thông tin các doanh nghiệp đầu ngành thép

HPG - CTCP Tập đoàn Hòa Phát: Phục hồi nhờ sự trở lại của thị trường BĐS dân dụng

KQKD 5 quý gần nhất của HPG

- Triển vọng cuối năm 2024: (1) Sản lượng thép xây dựng dần hồi phục theo thị trường BĐS, đặc biệt các dự án đang nằm chờ năm ngoái được khơi thông pháp lý khi các luật mới về thị trường BĐS có hiệu lực; (2) Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công với các dự án trọng điểm lớn giai đoạn cuối năm; (3) Hưởng lợi chênh lệnh giá thép Mỹ và EU; (4) xu hướng giảm giá nguyên vật liệu

- Triển vọng dài hạn: dự án trong điểm Dung Quất 2 giai đoạn 1, công suất 2 triệu tấn HRC/năm đang dần hoàn thành, dự kiến đóng góp sản lượng từ 2025 và lấp đầy công suất giai đoạn 1 từ 2027

 

HSG – Cải thiện biên lợi nhuận nhờ gia tăng hàng tồn kho giá thấp

KQKD 5 quý gần nhất của HSG *(niên độ 01/10-30/09)

Triển vọng ngắn hạn: HSG đã tích cực tích trữ hàng tồn kho (+49% QoQ), khi giá nguyên vật liệu HRC ở mức thấp (530-550 USD/tấn); có thể giúp HSG cải thiện 1-2 điểm phần trăm biên lợi nhuận trong năm 2024. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ sẽ gia tăng nhờ (1) bất động sản dân dụng hồi phục, các dự án triển khai kích thích nhu cầu thép mạ trong nước, (2) xu hướng xuất khẩu qua các nước EU, Bắc Mỹ nhờ cạnh tranh về giá, (3) biện pháp chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc (AD02) được áp dụng sẽ gia tăng sản lượng tiêu thụ trong nước. YoY), LNST 2024 ước tính đạt 857 tỷ đồng (gấp 28 lần YoY).

Triển vọng dài hạn, mục tiêu mở 600 siêu thị vật liệu xây dựng Hoa Sen Home sẽ là bước đi chiến lược tiếp theo của công ty khi sở hữu khả năng áp dụng công nghệ trong mảng bán lẻ. Tính đến tháng 12/2023, siêu thị Hoa Sen Home sở hữu 114 cửa hàng Hoa Sen Home trên cả nước

 

NKG - Kỳ vọng mảng xuất khẩu

KQKD 5 quý gần nhất của NKG

Triển vọng ngắn hạn: (1) triển vọng tiêu thụ tăng trưởng tại các thị trường Mỹ và Châu Âu.; (2) kỳ vọng giá Thép sẽ bước vào chu kỳ tăng mới từ quý 3/2024 với động lực từ giá HRC tạo đáy trung hạn tại vùng 500-550 USD/tấn, (3) nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng mạnh mẽ hơn nhờ sự hồi phục của thị trường Bất động sản dân dụng, xây dựng hạ tầng gia tăng.

Triển vọng dài hạn, dự án Nam Kim Phú Mỹ dự kiến sẽ tăng gấp đôi công suất hiện tại của Nam Kim lên 2.2 triệu tấn năm trong 2027. Dự án được chia thành 3 giai đoạn 2024, 2025 và 2027, mỗi giai đoạn nâng công suất lên 400,000 tấn


Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

HAH - Cập nhật thông tin cơ bản 08/10/2024

CTCP VẬN TẢI XẾP DỠ HẢI AN 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất


Tăng trưởng lợi nhuận HAH và một số doanh nghiệp vận tải - logistic

Giá trị hợp lý: 48.250 đ/cp (theo VCBS). Mục tiêu theo PTKT: 47.000 & 50.500



Liên tục đầu tư mở rộng năng lực đội tàu, kỳ vọng nửa cuối năm.2024, tỷ trọng vận tải quốc tế của HAH tiếp tục tăng khi các tàu mua mới đã được giao hết

Từ 2014 HAH bắt đầu mở mảng khai thác tàu và không ngừng gia tăng năng lực của đội tàu, từ 2 tàu đến hiện tại đã tăng lên tổng cộng sở hữu 15 tàu container, với việc tăng mạnh mua tàu từ sau dịch Covid 19.

Tháng 7/2024 HAH đã nhận tàu Opus là tàu đóng mới cuối cùng trong dự án 4 tàu đóng mới được giao từ cuối năm 2023 đến nay. Như vậy với 4 tàu đóng mới này HAH đã gia tăng 45% công suất đội tàu so với thời điểm đầu năm 2023. (Giá tàu ~ 27 triệu USD, chi phí hòa vốn của tàu mới ~ 14.000 USD/ngày).

Tháng 9/2024, HAH đã phê duyệt chủ trương đầu tư thêm mua tàu container đã qua sử dụng, cỡ Panamax (3.500-5.000 TEU) để chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

Mảng cho thuê định hạn kỳ vọng cải thiện nhờ giá cước và nhu cầu tốt

HAH có 7 tàu cho thuê định hạn (53% năng lực đội tàu), trong 4 tàu mới thì có 2 tàu cho thuê (Anbien Sky & Opus) và 2 tàu tự khai thác (Alfa & Beta). Giá tái ký của các tàu cải thiện so với đầu năm, các tàu mới ký trong Q3.24 đều có giá 15-18.000 USD/ngày so với các mức 14-15.000 USD/ngày vào đầu năm. Việc tái ký các hợp đồng giá cao đảm bảo cho KQKD khả quan của HAH trong 2H.2024.

 

Mảng tàu tự khai thác, đẩy mạnh tuyến quốc tế, mở rộng các tuyến nội Á

Việc căng thẳng Mỹ-Trung cũng như áp Thuế hàng hóa Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, làm thay đổi chuyển từ giao thương xuyên lục địa sang giao thương nội khu vực. Phản ứng với Thuế quan sẽ làm nhu cầu gửi hàng hóa bán thành phẩm từ các trung tâm sản xuất của thế giới như Trung Quốc đến các nước không chịu Thuế như Việt Nam để hoàn thiện và vận chuyển đến các thị trường khác. Như vậy, nhu cầu vận chuyển tàu container tuyến nội Á dự kiến tích cực.


VHC - Cập nhật thông tin cơ bản 08/10/2024

CTCP VĨNH HOÀN 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận VHC và một số doanh nghiệp thủy sản – cá tra

Giá trị hợp lý: 82.700 đ/cp (theo TPS). Mục tiêu theo PTKT: 80.000 & 90.000


Kết quả kinh doanh có dấu hiệu phục hồi từ Q3/2024.

 VHC công bố KQKD tháng 8/2024 tích cực, doanh thu đạt 1,172 tỷ đồng (+31% yoy). Lũy kế 8T2024, doanh thu đạt 8,354 tỷ đồng (+25% yoy). Trong đó:

  • Doanh số sản phẩm cá tra dẫn dắt tăng trưởng của tháng 8, đạt 730 tỷ đồng (+39% yoy)
  • Sản phẩm Collagen&Gelatin lấy lại đà tăng trưởng mạnh sau mức tăng chậm trong tháng trước đó, đạt 51 tỷ đồng (+76% yoy).
  • Nhóm sản phẩm phụ gồm tạp phẩm, sản phẩm từ gạo, bành phồng, phụ phẩm ghi nhận tăng trưởng từ 20% - 76% yoy, riêng nhóm sản phẩm phụ liên quan tăng nhẹ +1% yoy.
  • Lũy kế 8T2024, doanh thu cá tra đạt 4,525 tỷ đồng (+19% yoy), sản phẩm phụ đạt 3,250 tỷ đồng (+34% yoy), Collagen&Gelatin đạt 579 tỷ đồng (+31% yoy).
Về thị trường xuất khẩu:
  • Thị trường Mỹ và EU đóng góp chính vào tăng trưởng trong tháng 8, đạt lần lượt 203 tỷ đồng và 424 tỷ đồng, tăng +97% yoy và +51% yoy. Lũy kế 8T2024, hai thị trường này tăng lần lượt +22% yoy và +25% yoy.
  • Doanh thu tại thị trường Trung Quốc tiếp tục suy yếu, đạt 105 tỷ đồng (-34% yoy). Lũy kế 8T2024 đạt 863 tỷ đồng, tăng nhẹ +2% yoy.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra phục hồi, giá bán được cải thiện. Theo Agromonitor, XK cá tra Việt Nam tháng 08/2024 đạt 80.6 nghìn tấn, trị giá 174 triệu USD, tương đương giảm -4.2% mom về lượng và -5.8% mom về giá trị; so với cùng kỳ tăng +5.9% yoy về lượng và +1.9% yoy về giá trị. Thị trường Mỹ tăng trưởng mạnh với kim ngạch đạt gần 34 triệu USD trong tháng 8/2024, tăng +31% yoy, đây cũng là tháng đạt kim ngạch cao thứ 2 trong năm chỉ sau tháng 4/2024. Giá XK tiếp tục xu hướng cải thiện, đạt ~3.17 USD/kg (-0.7% mom nhưng +6% yoy)

Nhiều yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu tiêu dùng tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024 như tồn kho tại Mỹ đang ở mức thấp, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ được hưởng lợi khi các nhà nhập khẩu Mỹ gia tăng lượng hàng tồn kho để chuẩn bị cho các dịp lễ cuối năm. Sức mua của người tiêu dùng được kỳ vọng cải thiện và Trung Quốc tung gói kích thích hỗ trợ nền kinh tế cũng sẽ tác động tích cực đến XK cá tra của Việt Nam


Tình hình kinh tế tháng 9/2024

 Những số liệu kinh tế đáng chú ý

Những điểm sáng:

✅ Lạm phát tiếp tục hạ nhiệt mạnh, CPI tháng 9 tăng 2,63% yoy, giảm mạnh tháng thứ hai liên tiếp. Lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) duy trì đi ngang trong mức 2,5-2,6% yoy)

✅ GDP Q3/2024 đạt tốc độ tăng trưởng cao 7,4% yoy. Lũy kế 9 tháng/2024, GDP tăng trưởng 6,82% yoy.

✅ Chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi và tăng tốc trở lại, tăng trưởng 10,8% yoy trong tháng 9.

✅ Vốn FDI cải thiện (tăng trưởng lũy kế vốn đầu tư đăng ký và thực hiện trong 9 tháng cao hơn mức tăng trưởng lũy kế 8 tháng)

✅ Cán cân thương mại duy trì xuất siêu, đảm bảo dự trữ ngoại hối để chống đỡ trong trường hợp áp lực tỷ giá tăng quay lại. Tính chung chín tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 20,79 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 22,1 tỷ USD).

 Dấu hiệu cần lưu ý: 

⛔ Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (đầu tư công) tăng trưởng dương hai tháng liên tiếp nhưng còn khiêm tốn (+1% yoy)

⛔ Tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm tốc hai tháng liên tiếp

👉 Các chỉ số kinh tế trong tháng 9 nhìn chung cải thiện so với tháng 8, trừ tổng mức bán lẻ hàng hóa tiếp tục giảm tốc, cho thấy tiêu dùng có dấu hiệu suy yếu. CPI tiếp tục giảm mạnh cho thấy lạm phát tiếp tục được kiềm chế, cơ sở để Chính phủ và NHNN có thể tiếp tục các biện pháp kích thích kinh tế và nới lỏng tiền tệ.






Kim ngạch xuất khẩu hàng tháng 9/2024 sơ bộ đạt 34,05 tỷ USD, tăng 10,7% yoy. Trong quý III/2024, kim ngạch xuất khẩu sơ bộ đạt 108,6 tỷ USD, tăng 15,8% yoy. Chín tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 299,63 tỷ USD, tăng 15,4% yoy.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2024 sơ bộ đạt 31,76 tỷ USD,tăng 11,1% yoy. Trong quý III/2024, kim ngạch nhập khẩu sơ bộ đạt 99,74 tỷ USD, tăng 17,2% yoy. Tính chung chín tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 278,84 tỷ USD, tăng 17,3% yoy.



Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước, nguyên nhân chính do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình của Nghị định số 97/2023/NĐ-CP và giá thuê nhà ở tăng. So với đầu năm, CPI tháng Chín tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%, giả mạnh so với các tháng trước

CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với quý III/2023. Tính chung chín tháng năm nay, CPI tăng 3,88% yoy; lạm phát cơ bản tăng 2,69% yoy.


Thứ Tư, 2 tháng 10, 2024

PVB - Cập nhật thông tin cơ bản 02/10/2024

CTCP BỌC ỐNG DẦU KHÍ VIỆT NAM 

Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất

Tăng trưởng lợi nhuận PVB và một số doanh nghiệp dầu khí


Giá trị hợp lý: 42.500 (theo Mirae Asset) Mục tiêu theo PTKT: 33.000 & 36.700


Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng nhờ nhiều dự án gối đầu.

KQKD ấn tượng của PVB đến từ các gói thầu tại các Dự án như Kình Ngư Trắng, Lạc Đà Vàng, Đại Hùng – Pha 3….6T/ 2024, PVB đạt doanh thu thuần 187,2 tỷ đồng, tăng trưởng 253,6%yoy,  lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 25,66 tỷ đồng, tăng 632,6%yoy. Trong đó, 92,2% tổng doanh thu đến từ dịch vụ bọc ống. Kết quả khả quan trên đến từ dự án Kình Ngư Trắng với quy mô 292 tỷ đồng, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào Q4/2024. Ước tính dự án còn khoảng gần 100 tỷ đồng doanh thu dự kiến sẽ ghi nhận trong nửa cuối năm.

 

Triển vọng cất cánh từ đại dự án Lô B – Ô Môn:

Đại dự án Lô B – Ô Môn là dự án trọng điểm, được mong chờ nhất của ngành Dầu khí trong giai đoạn từ nay đến 2030, tổng mức đầu tư lên đến gần 12 tỷ USD. Dự án bao gồm mỏ khí Lô B (thượng nguồn), đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (trung nguồn), và 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn với tổng công suất dự kiến 3.800 MW. Trong đó tổng chiều dài đường ống dẫn khí của dự án là 431 km bao gồm 329 km dưới biển và 102 km trên cạn, GAS có cổ phần chi phối (51%) trong liên doanh đầu tư đường ống, do đó khả năng cao PVB sẽ là đơn vịđảm nhiệm công việc bọc đường ống này

 

Tình hình tài chính lành mạnh – lượng tiền dồi dào, không có nợ vay và trong Q2/2024 đã thu hồi được nhiều khoản phải thu:

 - Tại ngày 30/6/2024, PVB có 247,1 tỷ đồng tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng (+115,7% so với cuối năm 2023), chiếm 56% cơ cấu tài sản. Lượng tiền dồi dào sẽ giúp PVB có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh.

 - Các khoản phải thu ngắn hạn tính đến cuối quý 2 đã giảm 70,3% so với cuối năm trước về 63,9 tỷ đồng, chiếm 14,5% cơ cấu TTS. Trong kỳ, PVB đã thu hồi được 2 khoản phải thu có giá trị lớn từ đối tác Vietsovpetro & CTCP Sản xuất Ống thép Dầu khí VN với giá trị lần lượt là 134,3 tỷ đồng & 31,7 tỷ đồng. Nhờ đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ với giá trị lớn. Khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi tại thời điểm cuối Q2/2024 vẫn hầu như không đổi so với cuối năm 2023 là 5,6 tỷ đồng.

 - PVB thường duy trì ở tình trạng không nợ vay. Trong 1 năm qua, thời điểm vay nhiều nhất là 85 tỷ đồng vào cuối Q4/2023 (hệ số D/E tại thời điểm đó đạt 0,23 lần, cũng là mức cực kỳ an toàn)