Trạng thái quá bán của
tâm lý được kỳ vọng có thể sẽ mang đến các đợt hồi kỹ thuật mạnh mẽ sau đó như
đã từng xảy ra tại các giai đoạn tương ứng. Trên cơ sở biến động của giai đoạn
2008 và 2018, mức biến động kỳ vọng trung bình cho các pha hồi phục kỹ thuật
sau các đợt bán tháo mạnh ước tính ở khoảng 35 – 40% tính cho pha giảm mạnh gần
nhất. Cũng cần lưu ý rằng các đợt hồi phục này sẽ không đồng nghĩa với việc xu
hướng sẽ đảo chiều. Thông thường xu hướng sẽ chỉ thực sự thay đổi khi vấn đề cốt
lõi gây ra khủng hoảng tâm lý được giải quyết…
Tâm lý bi quan bao trùm toàn cầu
Những số liệu thống kê cho thấy đại dịch covid-19 đã và đang gây tác động mạnh đến các thị trường tài chính toàn cầu. Làn sóng bán tháo lan tỏa ở hầu hết các thị trường, những đợt giảm mạnh liên tiếp đã khiến các chỉ số chứng khoán thế giới nhanh chóng chạm ngưỡng báo hiệu bước vào thị trường con gấu. Nguyên nhân của tâm lý bán tháo có thể được ký giải bởi các lý do chính:
- Khủng hoảng tâm lý cộng đồng trước tình hình phát triển của dịch bệnh bởi khả năng lây lan nhanh cũng như mức độ nguy hiểm có thể so với dịch SARS năm 2003.
- Sự lo ngại về khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ 10 năm cũng bùng phát trở lại do chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và các hệ lụy tới khả năng tăng trưởng kinh tế khi lệnh phong tỏa và đóng cửa biên giới diễn ra tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Nhu cầu tiền mặt tăng cao do tâm lý dự trữ tiền mặt cho những trường hợp cần thiết
Áp lực bán tháo đè nặng
tại các nhóm ngành chủ chốt và nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn
Ngành đồ uống
biến động tiêu cực nhất do chịu tác động kép từ nghị định 100/2019/NĐ-CP và ảnh
hưởng của dịch bệnh. Nếu dựa trên mức độ ảnh hưởng lên VN-Index thì đà sụt giảm
của thị trường được đóng góp chủ yếu bởi các ngành: Ngân hàng (VCB, BID), Dầu
khí (GAS) và bất động sản phức hợp (VIC, VHM).
Khối ngoại có khuynh hướng rút khỏi thị trường. Các ETF bán ròng mạnh nhất kể từ 2016.
Tính từ đầu 2020 đến hết ngày 27/03, giá trị tích lũy của
dòng vốn ngoại trên thị trường đã giảm 6.659 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng
trong tháng 3, khối ngoại đã bán ra 5.882 tỷ đồng.
So với các nước trong khu vực thì thị trường Việt Nam bị nước
ngoài rút vốn khá mạnh trong tháng 3. Tuy nhiên, tính trong 03 tháng đầu năm
thì giá trị quỹ bán ròng tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước đang ghi nhận
những số liệu rủi ro hơn từ dịch covid-19 là Thái Lan và Malaysia.
Dưới
áp lực các ETF thì các cổ phiếu trụ cột là đối tượng bị bán ra mạnh nhất trên
HOSE. Dẫn đầu về giá trị bán ròng là các mã MSN, VIC, HPG, VCB… ở chiều mua,
các mã được mua vào mạnh nhất là PHR, E1VFVN30, CTG và DGW.
II. Xu hướng trong đại dịch
VN-Index đã
cắt sâu xuống dưới SMA 200 tuần lần đầu tiên kể từ 2013 đến nay báo hiệu xu hướng
tăng dài hạn đã đảo chiều. Sàn HOSE đang bước vào giai đoạn thị trường con gấu trên
cơ sở mở rộng xu hướng giảm sẵn có bắt đầu từ 2018. Mức dừng hiện tại của chỉ số
tương ứng với mốc fibonacci 100,0% mở rộng cho đà giảm từ 2018 và VN-Index có
thể sẽ mất nhiều tuần/tháng để có thể quay lại kiểm định vai trò kháng cự của
SMA 200 tuần.
Vùng hỗ trợ
gần cho VN-Index được xác định tại khu vực 600 – 650 điểm, tạo bởi Fibonacci mở
rộng 127,2% tính cho đợt giảm bắt đầu từ 2018 và ngưỡng tâm lý hình thành trong
suốt giai đoạn giằng co 2014 – 2016.
Vùng
kháng cự gần cho VN-Index xác định tại khu vực 750 - 800 điểm, tương ứng mức hồi
quy 38,2% tính cho biên độ giảm của chỉ số từ đầu 2020 đến hiện tại
Cơ
hội sẽ đến trong các nhịp hồi kỹ thuật nhưng xu hướng giảm có thể sẽ vẫn chi phối
trong trung hạn.
Những dấu hiệu tạo đáy vẫn chưa chắc chắn nhưng dựa trên thống
kê dữ liệu thị trường cho thấy mức hoảng loạn của nhà đầu tư có thể đang ở vùng
cực đại. Chỉ số Greed/Fear đo lường cho VN-Index đang lùi về vùng thấp trong
dài hạn và trong lịch sử chỉ ghi nhận trạng thái này ở các đợt bán tháo lớn của
thị trường vào các giai đoạn 2008 và 2018.
Trạng thái quá bán của tâm lý được kỳ vọng có thể sẽ mang đến
các đợt hồi kỹ thuật mạnh mẽ sau đó như đã từng xảy ra tại các giai đoạn tương ứng.
Cũng cần lưu ý rằng các đợt hồi phục này sẽ không đồng nghĩa với việc xu hướng
sẽ đảo chiều. Thông thường xu hướng sẽ chỉ thực sự thay đổi khi vấn đề cốt lõi
gây ra khủng hoảng tâm lý được giải quyết.
Với góc nhìn tích cực, thị trường có thể tạo
đáy ngắn hạn trong quý 2 để làm tiền đề cho pha phục hồi kỹ thuật sau đó. Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc
đã có dấu hiệu được kiểm soát sau 06 tuần cao điểm và các biện pháp mạnh tay
đang được áp dụng tại các vùng tâm dịch trên thế giới, chúng tôi kỳ vọng dịch bệnh
có thể được kiểm soát trước tháng 6/2020. Về kỹ thuật, tâm lý bi quan trên thị
trường đang lùi về mức thấp hiếm hoi trong quá khứ và áp lực bán từ khối ngoại
cũng đang có dấu hiệu giảm bớt. Nếu tín hiệu tạo đáy xuất hiện, một pha hồi kỹ
thuật với mức biến động 35 - 40% của VN-Index sẽ là mục tiêu kỳ vọng ngắn hạn.
III. Triển vọng cho giai đoạn quý 2/2020
Các gói hỗ trợ kinh tế sẽ phát huy tác dụng nếu
tình hình bệnh dịch có dấu hiệu suy giảm.
Trong bối cảnh
dịch bệnh bùng phát và gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý, chính phủ các nước đã đồng
loạt đưa ra các gói cứu trợ nhằm ổn định tình hình và ngăn ngừa suy thoái kinh
tế. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an
sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Ngoài ra, ngay sau động thái hạ lãi suất
của FED thì Ngân hàng nhà nước cũng đã đồng loạt giảm lãi suất điều hành nhằm
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Lịch
sử biến động của các thị trường chứng khoán cũng cho thấy tác dụng của các gói
cứu trợ kinh tế về dài hạn là rõ rệt. Năm 2009, trong khi xu hướng suy thoái của
thị trường Mỹ từ cuộc khủng hoảng tài chính vẫn chưa kết thúc thì nhà đầu tư đã
phải đối mặt với sự bùng nổ của đại dịch H1N1. Để hỗ trợ nền kinh tế, ngày
18/03/2009, Fed đã tuyên bố mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn. Ngay sau
đó, chỉ số Dow Jones cũng đảo chiều quay lại xu hướng tăng bất chấp tình hình dịch
bệnh tại Mỹ phải kéo dài đến tháng 10/2009 mới thực sự được khống chế. Tại Việt
Nam, trong đại dịch H1N1 năm 2009, sau khi phương án kích cầu 1 tỷ USD và gói hỗ
trợ lãi suất tiền vay 4%/năm của nhà nước được đưa ra vào tháng 3/2009 thì thị
trường chứng khoán cũng đã đảo chiều tăng trở lại và chính thức ngắt nhịp xu hướng
giảm dài hạn bắt nguồn từ khủng hoảng 2008.
Diễn biến
trong các kỳ khủng hoảng sẽ khác nhau và mức độ ảnh hưởng khó có thể tính toán
nhưng chúng tôi kỳ vọng phản ứng tâm lý sẽ giống nhau sau khi các yếu tố gây bất
ổn được kiểm soát.
Khối ngoại có thể tiếp tục bán ròng nhưng mức ảnh
hưởng tới chỉ số sẽ chậm lại.
Dòng tiền
ETF vẫn đang rút ra tại các thị trường mới nổi trong tháng 3 nhưng áp lực bán có
dấu hiệu chậm lại trong 02 tuần gần đây. Đáng lưu ý là xu hướng giao dịch của
các ETF có sự trái ngược tại thị trường Trung Quốc khi có khoảng 8,5 tỷ USD được
đổ vào thị trường trong 02 tuần từ 16 – 27/03 sau khi tình hình dịch covid-19 tại
quốc gia này có dấu hiệu được kiểm soát. Kỳ vọng tương tự có thể xuất hiện nếu
Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh như hiện nay bởi sự luân chuyển của
dòng vốn có thể sẽ hướng tới các thị trường được đánh giá là an toàn và ổn định
hơn.
Biến động theo nhóm ngành có thể phân hóa sau kỳ
báo cáo KQKD quý 1/2020
Những thông
tin về kết quả kinh doanh và mùa đại hội cổ đông diễn ra trong quý 2/2020 được
kỳ vọng sẽ cung cấp cho nhà đầu tư đủ cơ sở để nhận diện những nhóm ngành tiềm
năng sau khủng hoảng. Mức độ vay nợ thấp hoặc không trong giai đoạn mở rộng quy
mô, hoặc hoạt động kinh doanh chính không quá phụ thuộc vào xuất khẩu có thể sẽ
là những đặc điểm cơ bản của của nhóm ngành sẽ trụ vững trong khủng hoàng.
Trong khi đó, khả năng phục hồi nhanh sau khủng hoảng sẽ phụ thuộc nhiều hơn
vào thời gian kéo dài của dịch bệnh, các gói hỗ trợ kinh tế và khả năng tận dụng
đối với xu hướng giá giảm của các yếu tố đầu vào trong thời kỳ khủng hoảng…
Về kỹ thuật,
dựa trên dấu hiệu biến động ngành trong tuần cuối tháng 3, chúng tôi nhận thấy
sự hiện diện của lực cầu đối ứng đã xuất hiện ở các ngành sau: ngân hàng, bảo
hiểm, công nghệ thông tin, xây dựng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng thiết yếu
và bất động sản phức hợp. Đây cũng có thể là cơ sở để tham chiếu cho việc lựa
chọn mục tiêu xem xét.
Báo cáo chi tiết tại
đường link:
Danh mục theo dõi: một số cổ phiếu đang ở vùng hỗ trợ dài hạn
Trong đợt
giảm mạnh vừa qua của thị trường, một số cổ phiếu đầu ngành hiện đã giảm về
vùng hỗ trợ của xu hướng tăng dài hạn. Chỉ báo RSI trên đồ thị tuần của các cổ
phiếu này đang ở gần hoặc trong vùng quá bán khi giá đang ở vùng hỗ trợ, dấu hiệu
cho thấy xu hướng giảm có khả năng sắp kết thúc. Nhà đầu tư có thể theo dõi những
cổ phiếu này, có thể mua thăm dò 20%-30% số lượng dự kiến tại vùng hỗ trợ, tiến
hành giải ngân nếu như giá tạo đáy thành công, và thị trường chung phục hồi.
1. Ngành Ngân hàng: CTG, BID
CTG đã giảm về vùng hỗ trợ 17.000 – 18.000 của
xu hướng tăng dài hạn từ năm 2012
BID đã giảm về vùng hỗ trợ 30.800 trên đường xu
hướng tăng từ năm 2017 và vùng đáy 2018-2019
2. Ngành Công nghệ thông tin: FPT
FPT đang ở vùng hỗ trợ 39.000 – 40.000 của xu
hướng tăng dài hạn từ năm 2013
3. Ngành Điện: REE, PPC
REE đang ở gần vùng hỗ trợ 26.500 –
27.000 thuộc vùng đáy năm 2018. Giá cổ phiếu cũng ở gần vùng hỗ trợ 24.000 –
25.000 của xu hướng tăng dài hạn từ năm 2012
PPC đang ở gần vùng hỗ trợ 19.000 –
20.000 của xu hướng tăng từ năm 2016
5. Ngành Hàng tiêu dùng thiết yếu: MSN
MSN
đang tích lũy trong vùng hỗ trợ 47.000 – 49.000 của xu hướng tăng dài hạn từ
năm 2010.
|