Thứ Ba, 24 tháng 5, 2022

IDC - Hồi phục từ vùng định giá hấp dẫn

TỔNG CÔNG TY IDICO 


THÔNG TIN CƠ BẢN


Kết quả kinh doanh các năm gần nhất

Biến động doanh thu và lợi nhuận qua các quý

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Nhiều yếu tố hỗ trợ, lợi nhuận 2022 sẽ bứt phá

Quỹ đất KCN có vị trí thuận lợi, đang thu hút đầu tư tốt: Đến cuối 2021, ước tính IDC có quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê khoảng 862 ha, tại các tỉnh BR-VT, Bắc Ninh, Thái Bình và Long An. Đây là quỹ đất được đền bù GPMB giai đoạn từ 2019 trở về trước, chi phí thấp hơn nhiều so với mặt bằng hiện nay. Bên cạnh đó, IDC sẽ phát triển 8 dự án bất động sản dân dụng trong giai đoạn 2022-2026 với tổng diện tích khoảng 90 ha.

Thay đổi cách hạch toán doanh thu cho thuê đất KCN giúp kế quả kinh doanh 2022 bứt phá: Năm 2021, IDC cũng đã chuyển phương pháp ghi nhận doanh thu sang ghi nhận 1 lần, đồng thời cũng thực hiện hồi tố toàn bộ “doanh thu chưa thực hiện dài hạn” của dự án KCN Mỹ Xuân A ghi nhận 571 tỷ đồng LNST trong Q4/2020. Với phương pháp hạch toán này, dự báo doanh thu và lợi nhuận IDC sẽ có sự bứt phá mạnh trong năm 2022 do: (1) Hạch toán 1 lần với các hợp đồng thuê mới với tổng diện tích khoảng 80 – 100 ha; (2) Hồi tố khoản “Doanh thu chưa thực hiện dài hạn” ở các KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II Mở rộng trong các năm 2022 và 2023.

Quỹ đất tại Long An và BR-VT đảm bảo cho kế hoạch kinh doanh đến 2025: IDC hiện có 342 ha đất thương phẩm tại KCN Hữu Thạnh (Long An) đã thực hiện GPMB 90% và 275 ha đất thương phẩm tại KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng. Với quỹ đất trên, tổng doanh thu ước tính theo mức giá thuê hiện nay đạt hơn 17.000 tỷ đồng, đủ nguồn lực để kinh doanh hiệu quả đến 2025.

Kế hoạch mở rộng quỹ đất: Chuẩn bị cho mục tiêu kinh doanh sau 2025, công ty có kế hoạch phát triển quỹ đất 2.000 – 3.000 ha trong giai đoạn 2022 – 2030. Trong đó, có khoảng 1.000-2.000 ha ở phía Bắc và 500-1.000 ha ở phía Nam tại các tỉnh Tiền Giang, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình.

KẾT QUẢ KINH DOANH Q1/2022

Quý 1/2022, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.673,5 tỷ đồng (+60% yoy), nhờ doanh thu dịch vụ khu công nghiệp đạt 769,3 tỷ đồng, chiếm 46% trong cơ cấu doanh thu, tăng gấp 4,5 lần Q1/2021. Trong kỳ, IDC ghi nhận hơn 227 tỷ đồng doanh thu từ các hợp đồng tại Dự án KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng. Ngoài doanh thu từ KCN, doanh thu từ các mảng còn lại của IDC không có nhiều biến động.

Hoạt động tài chính cũng mang lại doanh thu đáng kể cho IDC, với doanh thu tài chính đạt 72 tỷ đồng (+285% yoy) nhờ phát sinh 50,6 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chứng khoán khi cùng kỳ 2021 không phát sinh khoản thu nhập này.

Qua đó tổng doanh thu của IDC, bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính, đạt 1.745,5 tỷ đồng (+63,9% yoy), hoàn thành 52,1% kế hoạch.

Sau khi trừ đi chi phí, LNTT của IDC đạt 355,9 tỷ đồng (+233,2% yoy), hoàn thành 15,3% kế hoạch.

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRONG DÀI HẠN

Giai đoạn 2022-2026, IDC đề ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mỗi năm dao động trong khoảng từ 15%-30%.


IDC lên kế hoạch đầu tư 2,673 tỷ đồng trong năm 2022, trong đó tập trung chủ yếu ở KCN Hựu Thành (1,166 tỷ đồng) tại tỉnh Long An và KCN Cầu Nghìn (429 tỷ đồng) tại tỉnh Thái Bình.

Trong giai đoạn 2022-2026, IDC dự kiến đầu tư tổng cộng 26,010 tỷ đồng cho các hoạt động của công ty mẹ và 10,799 tỷ đồng cho các hoạt động tại các công ty con. Công ty sẽ phát triển thêm một số lĩnh vực mới như chuỗi dịch vụ đi kèm bất động sản KCN, điện năng lượng mặt trời áp mái,… bên cạnh đó vẫn tiếp tục phát triển các dự án bất động sản như các dự án nhà ở, đô thị tại Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, KCN Quế Võ 2 và KCN Mỹ Xuân B1.

Trong lĩnh vực KCN, IDC sẽ cải tạo, chỉnh trang các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với nhóm dự án đã cho thuê hết đất như KCN Nhơn Trạch 5 và Mỹ Xuân A.

Đối với nhóm dự án đang trong quá trình đầu tư, Công ty lên kế hoạch nâng cao tiện ích hạ tầng, cảnh quang tại KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II mở rộng để tạo cơ sở nâng phí quản lý hạ tầng hàng năm. Bên cạnh đó, IDC sẽ tiếp tục hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tại KCN Hựu Thạnh và KCN Cầu Nghìn.

Về lĩnh vực điện năng, Công ty dự kiến sẽ tập trung hoàn thành công tác đầu tư tại Nhà máy thủy điện Đak Mi 3 cũng như tiếp tục nghiên cứu các dự án năng lượng mới.

ĐỊNH GIÁ

Với triển vọng kinh doanh tích cực trong năm 2022, IDC có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh, đạt 2.333 tỷ đồng LNTT. Qua đó LNST cổ đông công ty mẹ ước đạt 1.680 tỷ đồng ~ EPS forward 5.600 đồng/cp. Với P/E trung bình của các doanh nghiệp so sánh cùng ngành là 12,1x, giá trị hợp lý của IDC là  72.200 đồng/cp, cao hơn 40% so với mức giá đóng cửa tại ngày 24/05/2022


PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


Đồ thị ngày IDC

IDC đang ở trong kênh giá giảm hình hành từ tháng 11/2021. Giá cổ phiếu đã tạo đáy tại cạnh dưới kênh giá, và đang dao động quanh MA 20 ngày trong 3 phiên gần đây, tại vung giá 50.000 – 52.000. Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng hồi phục trong ngắn hạn: Stochastic có tín hiệu phân kỳ dương, hình thành đáy và đỉnh cao dần từ tháng 4/2022, cho dấu hiệu đảo chiều tăng giá; MACD vượt lên Signal và RSI đang hướng lên mốc 50 sau khi tích lũy gần vùng quá bán.

Trong nhịp hồi phục này, IDC có thể tiến đến vùng giá 61.400 ~ kháng cự mạnh tại mốc pivot P, MA 200 và MA 50 ngày.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư lướt sóng có thể mua IDC tại vùng giá 50.800, bắt sóng hồi cho mục tiêu 61.400
  • Stoploss được đặt dưới 46.000, trường hợp giá quay lại bám biên dưới Bollinger bands, đi vào xu hướng giảm.

Giao dịch mẫu



Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

MIG - Bắt sóng hồi

CTCP BẢO HIỂM QUÂN ĐỘI 

THÔNG TIN CƠ BẢN
Kết quả kinh doanh các năm gần nhất

Biến động doanh thu và LNST từng quý

Thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu

Q1/2021, MIG duy trì tốc độ tăng trưởng cao, với doanh thu đạt 821,2 tỷ đồng (+32,3% yoy) và LNST 68 tỷ đồng (+81,9% yoy).

Chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu. Ngày 10/05/2022, HĐQT thông báo sẽ phát hành 21 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới). Thời gian thực hiện phương án là trong quý 2- quý 3/2022, sau khi được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Kế hoạch tăng vốn, tìm cổ đông chiến lược.  Tại ĐHĐCĐ 2022, MIG đã trình Đại hội đồng cổ đông nghị quyết tăng vốn điều lệ lên 35% từ 1430 tỷ đồng lên 1.930,5 tỷ đồng. Với phương án tăng vốn điều lệ, ngoài chi trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu, MIG sẽ phát hành 25.740.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá chào bán 10.000 đồng/cp, tỷ lệ phân phối quyền mua 115:18; phát hành 2.860.000 cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên (ESOP) với giá chào bán 10.000 đồng/cp. Ngoài ra, tại đại hội, ban lãnh đạo cho biết thêm, Công ty đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược là các đối tác có uy tín, thương hiệu và kinh nghiệm phát triển bán lẻ, có khả năng hỗ trợ công ty về mặt quản trị, chiến lược, phát triển công nghệ thông tin để đáp ứng mục tiêu Top 3 thị phần.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: Nhịp hồi phục từ MA 200 ngày

Đồ thị ngày MIG

Sau khi lập đỉnh vào tháng 4/2022, đà giảm của MIG chững lại sau khi giá cổ phiếu chạm MA 200 ngày, đồng thời cũng là vùng hỗ trợ của trend tăng giá từ tháng 9/2020 và mốc Pivot S1 trên đồ thị ngày. Sau 1 tuần tích lũy đi ngang quanh vùng 25.000, giá cổ phiếu vượt nền tích lũy trong phiên 23/05. Chỉ báo Stochastic thoát khỏi vùng quá bán cho tín hiệu tạo đáy hồi phục. MACD và RSI đang cho tín hiệu đà giảm suy yếu: MACD đang giảm dần độ dốc xuống và RSI quay đầu đi lên, hướng đến mốc 50 (qua mốc này sẽ cho tín hiệu tăng giá).

Mặc dù MA 20 ngày đang dốc xuống, tạo kháng cự mạnh của xu hướng giảm ngắn hạn, MA 50 và MA 200 ngày đang dốc lên, thể hiện xu hướng tăng giá trong trung – dài hạn còn duy trì, vì vậy khả năng MIG có thể xuất hiện nhịp hồi phục mạnh từ MA 200 ngày lên gần vùng đỉnh cũ tháng 11/2021 và tháng 4/2022.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư lướt sóng có thể mua MIG tại vùng giá 25.200, bắt sóng hồi lên mục tiêu 28.000
  • Stoploss được đặt tại 24.000, trường hợp xu hướng tăng dài hạn bị phá vỡ

Giao dịch mẫu



Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

HAH - Duy trì đà tăng trưởng khi gián đoạn chuỗi cung ứng còn kéo dài

CTCP VẬN TẢI VÀ XẾP DỠ HẢI AN 


THÔNG TIN CƠ BẢN


Kết quả kinh doanh các năm gần nhất

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, do các yếu tố sau: (i) các ca nhiễm Omicron tăng nhanh và khả năng xuất hiện các biến thể mới; (ii) Chính sách Không-Covid của Trung Quốc; và (iii) căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraine sẽ gây thêm áp lực lên thương mại toàn cầu. Ngoài ra, lượng tàu mới bàn giao trong năm 2022 chỉ giới hạn ở mức 3,1% trọng tải đội tàu hiện tại. Do đó, ngành vận tải container quốc tế và nội địa được kỳ vọng sẽ tiếp tục hưởng lợi cho đến năm 2023.

HAH có kế hoạch kinh doanh tham vọng để tận dụng tình hình vĩ mô thuận lợi cho ngành cảng biển – logistic. Công ty dự kiến bổ sung năm tàu mới trong giai đoạn 2022 – 2024. Bên cạnh đó, HAH lên kế hoạch hợp tác cùng hãng tàu Zim Integrated Shipping Services Ltd (hãng tàu container đứng thứ 10 thế giới) để thành lập Công ty liên doanh vận tải container Zim-Haian với vốn điều lệ 2 triệu USD, khai thác hai tuyến vận tải container, gồm tuyến Việt Nam - Đông Nam Á và tuyến Việt Nam - Trung Quốc.

Giá dầu neo cao không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh. Ban lãnh đạo HAH cho biết tại ĐHĐCĐ, việc tăng giá dầu không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận vì tỷ lệ giá dầu/tổng chi phí đội tàu chỉ khoảng 29 - 30%. Ngoài ra, trong đội tàu 10 chiếc, công ty thường cho thuê 4 - 5 tàu, nên không chịu tác động nhiều bởi giá dầu neo cao.

KẾT QUẢ KINH DOANH Q1/2022


Q1/2022, HAH tiếp tục hưởng lợi từ cước phí vận tải và gián đoạn chuỗi cung ứng, với doanh thu thuần tăng 81,7% yoy, đạt 652,5 tỷ đồng, hoàn thành 27,3% kế hoạch năm.Động lực tăng trưởng đến từ doanh thu hoạt động khai thác tàu, khi doanh thu quý này gấp 2 lần cùng kỳ 2021, đạt 635,5 tỷ đồng. Giá vốn chỉ tăng 19,2% yoy giúp cho biên lợi nhuận gộp nhảy vọt từ 27% lên 52%.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 41% yoy (do tăng chi phí nhân viên) và chi phí tài chính tăng 47% yoy (do tăng chi phí lãi vay).

Lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng mạnh từ hơn 2,5 tỷ đồng lên 9,5 tỷ đồng.

Kết quả, HAH đạt lợi nhuận sau thuế đạt 262,7 tỷ đồng (+207,2% yoy) và hoàn thành 47,8% kế hoạch năm.

Theo lý giải của Ban Tổng giám đốc, doanh thu và lợi nhuận Q1/2022 tăng do công ty đầu tư thêm tàu HA East và HA West vào tháng 4 và 5/2021, dẫn đến số lượng tàu năm nay nhiều hơn Q1/2021. Ngoài ra, giá cước vận tải nội địa cũng tăng, giá cho thuê tàu tăng mạnh và số tàu cho thuê nhiều này cũng nhiều hơn.

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ: BỔ SUNG TÀU MỚI VÀ THÀNH LẬP LIÊN DOANH

HAH dự kiến tiếp tục đầu tư mua hai tàu cũ và đầu tư đóng mới tàu container giai đoạn năm 2021-2024 (đóng mới 3 loại 1.800 TEU và 2 loại từ 1.800 - 4.500 TEU). Tính đến cuối năm ngoái, HAH sở hữu đội tàu container với 8 chiếc, tổng trọng tải gần 11.000 TEU, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2019 là thời gian trước đại dịch và trở thành đội tàu container lớn nhất và trẻ nhất của Việt Nam. Đại diện HAH tại ĐHĐCĐ cho biết thêm, hợp đồng đóng mới 3 tàu cũng không ăn thua gì so với thị trường lúc này. Các tàu này đến năm 2023 và 2024 mới được bàn giao. Các tàu mới được dùng để thay thế tàu cũ, phục vụ tuyến mới mở nhưng vẫn còn đang thiếu tàu. Lãnh đạo khẳng định, 3 tàu đóng mới chưa ăn thua gì so với nhu cầu phát triển của HAH. Nếu có cơ hội thì công ty sẽ mua tàu cũ ngay, còn tàu mới tạm thời dừng lại.

Dựa trên tình hình, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container đường biển, HAH lên kế hoạch hợp tác cùng hãng tàu Zim Integrated Shipping Services Ltd (hãng tàu container đứng thứ 10 thế giới) để thành lập Công ty liên doanh vận tải container Zim-Haian với vốn điều lệ 2 triệu USD. Trước mắt công ty mới sẽ khai thác hai tuyến vận tải container, gồm tuyến Việt Nam - Đông Nam Á bằng hai tàu loại 1.100 TEU, dự kiến đem lại doanh thu khoảng 250 tỷ đồng/năm và lợi nhuận khoảng 50 tỷ đồng/năm. Tuyến thứ hai là tuyến Việt Nam - Trung Quốc, khai thác bằng ba tàu loại 1.700 TEU, dự kiến đem lại doanh thu khoảng 350 tỷ đồng/năm và lợi nhuận khoảng 70 tỷ đồng/năm.

Về tuyến Việt Nam - Trung Quốc, HAH cho biến sẽ triển khai trong năm nay. 6 tháng cuối năm và đầu năm 2023 công ty sẽ triển khai thuận lợi hơn do ách tắc ở biên giới khiến nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch, đẩy khối lượng vận chuyển cao lên.

 ĐỊNH GIÁ

Tính đến Q1/2022, EPS trailing của HAH là 8.473 đồng/cp (điều chỉnh sau khi chia cổ tức 40% bằng cổ phiếu). với P/E trung bình các doanh nghiệp so sánh cùng ngành là 12,54x, giá trị hợp lý của HAH là 106.200 đồng/cp

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 

Đồ thị ngày HAH

HAH đang thể hiện xu hướng vượt trội hơn thị trường chung, khi duy trì được xu hướng tăng dài hạn. Giá cổ phiếu đã vượt qua kênh giá tăng từ tháng 6/2021, qua đó cho khả năng tiến đến vùng giá 100.000.

Trong ngắn hạn, HAH đang ở vùng kháng cự 85.000 tại mốc Pivot R1 và kênh giá tăng trung hạn hình thành từ đầu năm 2022, do đó đà tăng tạm chững lại và giá đang tích lũy trong vùng 80.000 – 85.000. Các chỉ báo kỹ thuật đang duy trì tín hiệu tích cực, ủng hộ cho xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn:

  • MA 20 và MA 50 ngày đang dốc lên, bám sát với kênh giá tăng trung hạn, tạo vùng hỗ trợ mạnh tại 78.000 – 80.000
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên mốc 50, thể hiện xu hướng tăng giá
  • Thanh khoản duy trì đà tăng đồng thuận với giá

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào/cơ cấu danh mục sang HAH quanh giá 82.500 trong vùng tích lũy cho mục tiêu 100.000
  • Stoploss được đặt tại 77.000, trường hợp giá đóng cửa dưới vùng đỉnh tháng 4/2022 và rơi khỏi kênh giá tăng từ đầu năm 2022

Giao dịch mẫu


Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

Nhận định thị trường 09/05/2022: khả năng hồi phục từ vùng đáy cũ?

 NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

- Vùng hỗ trợ: 1.240 và 1.200 điểm

- Vùng kháng cự: 1.360 và 1.400 điểm

Đồ thị ngày VN-Index

VN-Index tiếp tục diễn tiêu cực đầu tháng 5 khi chưa thể hồi phục lên vùng 1.400 điểm. Chỉ số tiếp tục giảm qua vùng 1.300 điểm, quay trở lại vùng đáy của phiên 26/4. VN-Index hiện đang ở xa các đường MA, đặc biệt là MA 200 ngày. Xét theo phân tích kỹ thuật, giá có xu hướng kéo trở lại các đường MA sau khi tăng quá xa, hoặc giảm quá xa MA. Thống kê từ năm 2018, sau khi giảm qua MA 200 ngày, VN-Index thường có xu hướng hồi phục tăng trở lại đường này test kháng cự, trước khi tiếp tục nhịp giảm hoặc tích lũy. Nhịp hồi phục thường diễn ra sau khi chỉ số giảm từ 10%-13% so với đường MA 200 ngày. Đồng thời, các chỉ báo dao động khi đó là RSI và Stochastic cùng đi vào vùng quá bán. Trường hợp giảm mạnh nhất là giai đoạn tháng 3/2020, khi xảy ra dịch Covid-19 lần đầu, khi đó VN-Index giảm 30% so với MA 200. Tuy nhiên, chỉ số sau đó cũng ghi nhận nhịp hồi phục mạnh, kéo trở lại MA 200.

VN-Index hiện đã giảm 11% so với MA 200 ngày và chỉ báo RSI đã vào vùng quá bán. Stochastic cũng sắp đi xuống đường này. Vì vậy khả năng VN-Index trong 1-2 phiên tới có thể tiếp tục rung lắc mạnh về hỗ trợ 1.240 điểm của mốc Pivot S1 trên đồ thị ngày, hoặc sâu hơn là vùng 1.200 điểm, sau đó hồi phục trở lại MA 200 ngày, khi đó ở trong khoảng từ 1.360 (đỉnh đầu tháng 5) đến 1.400 điểm.

Nhà đầu tư giai đoạn hiện tại nên tiếp tục giữ tài khoản ở trạng thái không margin, duy trì 1 lượng tiền mặt nhất định để có thể bắt đáy khi thị trường có tín hiệu hồi phục. Khi VN-Index hồi lên MA 200, nhà đầu tư có thể cơ cấu danh mục, bán những cổ phiếu có lực phục hồi yếu, tập trung vào những doanh nghiệp có nội tại tốt, thể hiện qua lợi nhuận quý 1 duy trì đà tăng trưởng, đặt kế hoạch năm 2022 tiếp tục tăng trưởng mạnh và có triển vọng tích cực trong năm nay khi thuộc những ngành ít chịu tác động từ xu hướng thắt chặt tiền tệ trên thế giới, hưởng lợi từ gián đoạn chuỗi cung ứng, tỷ giá USD tăng (các doanh nghiệp xuất khẩu).

Nhóm cổ phiếu đáng chú ý, có thể là tiêu điểm của dòng tiền khi thị trường hồi phục: