Thứ Năm, 29 tháng 12, 2022

Tình hình kinh tế Qúy 4 và năm 2022: lạm phát tăng mạnh cuối năm

TĂNG TRƯỞNG GDP (TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC): GIẢM TỐC TRONG QUÝ 4

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 4/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và 2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý 4 các năm 2011-2019. GDP quý 4 cũng ghi nhận giảm tốc sau 3 quý đầu năm tăng trưởng cao dần.

GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%.

 

Trong tháng 12, các chỉ số sản xuất, tiêu dùng, đầu tư tháng xu hướng giảm tốc kể từ tháng 8, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ tăng trưởng 0,2%. Lạm phát tiếp tục tăng mạnh khi CPI tháng 12 tăng 4,55%, lạm phát cơ bản đạt gần 5%

=> tốc độ tăng trưởng giảm, lạm phát tăng đang là những dấu hiệu tiêu cực cho nền kinh tế. Các yếu tố tác động từ bên ngoài như xu hướng thắt chặt tiền tệ, lạm phát gia tăng và nhu cầu tiêu dùng sụt giảm trên thế giới đã bước đầu phản ánh lên nền kinh tế Việt Nam.

Tốc độ tăng/giảm một số chỉ tiêu kinh tế qua các tháng so với cùng kỳ năm trước



TỔNG KẾT MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TRONG QUÝ 4 VÀ CẢ NĂM 2022


 Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước (quý I tăng 7,16%; quý II tăng 9,51%; quý III tăng 11,06%; quý IV tăng 3,6%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý IV/2022 tăng 3%, là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Chỉ số IIP năm 2022 ước tăng 7,8% so với năm trước.

Trong tháng Mười Hai, cả nước có 10,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 9,8% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 6.104 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,6% so với tháng trước và tăng 44,5% so với cùng kỳ năm 2021; 3.776 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 5,7% và tăng 25,4%; 5.847 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 14,8% và giảm 35,4%; 1.761 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,8% và giảm 6,2%.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2022 cho thấy: Có 32,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý III/2022; 33,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 33,7% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn. Dự kiến quý I/2023, có 31,5% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2022; 37,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 31,2% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.


Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý IV/2022 theo giá hiện hành ước đạt 1.089,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2022, vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành đạt 3.219,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm trước.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam: Tính đến ngày 20/12/2022 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt gần 27,72 tỷ USD, giảm 11% so với năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2022 ước đạt gần 22,4 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua


Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,66 tỷ USD, tăng 2,2% so với tháng trước và giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 89,5 tỷ USD, giảm 7,1% so với quý III/2022 và giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2022 ước đạt 29,16 tỷ USD, tăng 3,1% so với tháng trước và giảm 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý IV/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 85,07 tỷ USD, giảm 5,8% so với quý III/2022 và giảm 3,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước.

Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Hai ước tính xuất siêu 0,5 tỷ USD. Tính chung cả năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD (năm trước xuất siêu 3,32 tỷ USD).


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2022 giảm 0,01% so với tháng trước, tăng 4,55% so với tháng 12/2021. CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2022 tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản hàng tháng đang có xu hướng tăng mạnh trong quý 4, vượt mức 4% so với cùng kỳ lên 4,47% trong tháng 10, và tăng 4,99% trong tháng 12.


Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

FPT - Hoạt động kinh doanh duy trì tăng trưởng, giá cổ phiếu vượt xu hướng giảm

 CTCP - FPT


THÔNG TIN CƠ BẢN


ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

1. Doanh thu và lợi nhuận duy trì tăng trưởng 2 chữ số

Từ Q1/2021, FPT bắt đầu ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số so với cùng kỳ, sau năm 2020 gián đoạn vì đại dịch.


Biến động doanh thu và LNST hàng quý (đơn vị: tỷ đồng)


KQKD 11T/2022 (đơn vị: tỷ đồng)

KQKD tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực trong năm 2022, với Doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) lũy kế 11T/2022 đạt 39.249 tỷ đồng (+23,4% yoy) và 7.168 tỷ đồng (+22,5% yoy). Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹEPS lần lượt đạt 5.067 tỷ đồng (+28,5% yoy) và 4,629 đồng (+28% yoy).

  • Mảng xuất khẩu phần mềm tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng đạt mức doanh thu 17.107 tỷ đồng (+31% yoy), dẫn đầu bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (+48,6%) và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (+47,3% yoy). Thị trường Nhật Bản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 27,3% yoy, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.
  • Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt mức 20.566 tỷ đồng (+37,1% yoy). Doanh thu và LNTT mảng Công nghệ lần lượt đạt 22.477 tỷ đồng (+22,8% yoy) và 3.322 tỷ đồng (+26% yoy). Doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số đạt 60.534 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 27% yoy.

Mảng viễn thông cũng quay trở lại mức tăng trưởng hai chữ số với doanh thu đạt 13.372 tỷ đồng (+17,1% yoy) và LNTT 2.578 tỷ đồng (+17,7% yoy), khi doanh thu dịch vụ Internet băng thông rộng và FPT Play khôi phục đà tăng trưởng sau giai đoạn giãn cách. Biên lợi nhuận cũng được cải thiện nhờ: (1) Xu hướng nâng cấp gói Internet; (2) Các dịch vụ GTGT đã vượt qua điểm hòa vốn.

2. Mảng công nghệ thông tin – động lực tăng trưởng chính - trúng thầu nhiều hợp đồng mới cả trong và ngoài nước

Thị trường trong nước – bùng nổ nhu cầu chuyển đổi số

Nhu cầu chuyển đổi số đến từ:

  • Nhu cầu đầu tư số hóa hệ thống văn bản, tự động quy trình làm việc trên nền tảng số, Cloud nhờ hình thành thói quen làm việc mới hậu đại dịch
  • Các doanh nghiệp ưu tiên thuê ngoài tại các dự án công nghệ do việc xây dựng từ đầu hạ tầng và hệ thống phần mềm là không hiệu quả về chi phí, đặc biệt trong môi trường lạm phát và áp lực cắt giảm ngân sách cho các dự án.

FPT đã ký kết chuyển đổi số với nhiều tỉnh thành như Hậu Giang, Huế, Nam Định, Vĩnh Phúc..Tập đoàn phát triển giải pháp trên cả ba trụ cột kinh tế số, chính phủ số, xã hội số hướng đến mô hình quốc gia số. Trong năm qua, FPT đã xúc tiến ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 22 địa phương và đào tạo nhận thức chuyển đổi số cho gần hàng vạn cán bộ lãnh đạo các cấp của các địa phương trên toàn quốc.

Thị trường nước ngoài

Những năm gần đây, doanh thu tại của FPT có xu hướng dịch chuyển sang Mỹ khi FPT kí được nhiều hợp đồng lớn tại thị trường này. Trong nửa đầu năm 2022, FPT đã khai trương văn phòng mới tại New York. Trong vòng 2 năm tới, Mỹ được dự kiến sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023.

FPT cũng vừa ký kết thỏa thuận đầu tư không chi phối, trở thành cổ đông chiến lược của LTS, Inc. - một công ty trong Top 20 công ty tư vấn, quản trị kinh doanh và chuyển đổi số tại Nhật, giúp FPT có thêm cơ hội trong lĩnh vực tư vấn và dịch vụ công nghệ, với mục tiêu đạt được các hợp đồng trị giá hàng chục triệu đô tại thị trường Nhật Bản cũng như quốc tế.

FPT cũng đã mở văn phòng mới tại Đan Mạch, thể hiện bước đi của tập đoàn trong việc tiếp tục phát triển thị trường châu Âu. FPT Software châu Âu hiện có 500 nhân viên làm việc tại 7 quốc gia trong khu vực và cung cấp giải pháp dịch vụ cho gần 100 doanh nghiệp lớn như RWE, Schaeffler, Airbus, E.ON..., hướng đến mục tiêu trở thành một trong 10 nhà cung cấp dịch vụ Chuyển đổi số hàng đầu tại châu Âu vào năm 2050.

3. Tiềm năng Khối công nghệ vẫn còn nhiều dư địa trong dài hạn

Theo Gartner (Cty tư vấn và nghiên cứu về công nghệ) Nhu cầu về CNTT vào năm 2023 dự kiến sẽ tăng mạnh khi các doanh nghiệp đẩy mạnh các sáng kiến kinh doanh kỹ thuật số để đối phó với tình trạng kinh tế bất ổn. Chi tiêu cho CNTT dự đoán sẽ tăng 5.1% vào 2023; đạt tổng cộng USD 4.6 nghìn tỷ, tăng 5.1% so với năm 2022. Trong đó, mảng phần mềm vẫn đạt mức tăng trưởng tốt từ 2022 đến 2023, lần lượt tăng 8% và 11.3%, đạt 879 tỷ USD vào 2023. Mảng dịch vụ CNTT cũng ghi nhận con số khả quan khi tăng 4.2% vào năm nay và 7.9% vào năm sau.

Đối với lĩnh vực chuyển đổi số, số liệu của Statista (Cty nghiên cứu dữ liệu thị trường) cho thấy năm 2022, chi tiêu cho chuyển đổi số dự kiến đạt 1.800 tỷ USD và đạt 1.800 tỷ USD vào 2025, gần gấp đôi 2021. Các hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản trị, điều hành đều cần ứng dụng công nghệ làm nền tảng để đảm bảo hiệu quả, tính liên tục và bền vững. Đây là tiền đề cho sự tăng trưởng của các khoản đầu tư cho công nghệ với tốc độ ổn định kéo dài trong thập kỷ tới.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT: VƯỢT TREND GIẢM TRUNG HẠN

Trên đồ thị kỹ thuật, trong khi thị trường đi vào giai đoạn giảm giá, FPT vẫn giữ được nền tích lũy từ đầu tháng 12 đến nay. Hiện FPT đang xuất hiện các dấu hiệu tăng giá:

  • Giá cổ phiểu vượt qua kênh giá giảm trung hạn từ tháng 6/2022 và đã test thành công vùng hỗ trợ 76-77 trên kênh giảm, đồng thời cũng là hỗ trợ trên MA 20 ngày và đỉnh cũ tháng 11, khi có 2 phiên liên tiếp ghi nhận lực mua khi giá giảm về vùng này và kết phiên tăng lại về mốc tham chiếu.
  • Giá cổ phiếu tích lũy trên MA 20 và MA 50 ngày từ đầu tháng 12, tạo nền giá hỗ trợ mạnh
  • MA 20 và MA 50 cùng dốc lên
  • Stochastic đang ở dưới vùng quá mua sau khi giảm từ đầu tháng, cho thấy còn nhiều dư địa tăng giá.

Nhà đầu tư có thể mua FPT trong vùng 76.000 – 77.000 cho mục tiêu ngắn hạn 88.000 (+15%), tương ứng với kháng cự tại vùng đỉnh tháng 8 và khoảng cách đối xứng sau khi vượt kênh giảm. Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể nắm giữ lâu hơn cho kỳ vọng quay trở lại vùng đỉnh lịch sử 96.000 (+25%).

Stoploss tại vùng 74.000 (-3,3%), trường hợp giá quay trở lại kênh giá giảm và vượt xuống MA 50 cho tín hiệu giảm giá.


Thứ Năm, 15 tháng 12, 2022

Khuyến nghị kỹ thuật 15/12: Một số cổ phiếu có điểm mua lướt sóng


 1. MBB – NHTM CP Quân Đội

Các dấu hiệu tăng giá đáng chú ý:

  • Hoàn thành mô hình 2 đáy sau gần 3 tháng tích lũy, kèm theo tín hiệu phân kỳ dương với MACD và RSI (2 chỉ báo tạo đáy cao dần) => tín hiệu đảo chiều sang xu hướng tăng đáng tin cậy
  • Test thành công vùng hỗ trợ 18 trên vùng đỉnh cũ tháng 10 và 11, đi kèm với thanh khoản đột biến, cho thấy có sự tập trung của dòng tiền
  • Giá tích lũy gần 2 đường hỗ trợ di động MA 20 và MA 50 ngày.
  • MA 20 và MA 50 bắt đầu dốc lên, trong đó MA 20 vượt lên MA 50
  • Stochastic ở mức trung tính, chưa đi vào vùng quá mua è còn nhiều dư địa tăng giá

Mục tiêu 22.000 tương ứng với khoảng giá đối xứng sau khi vượt đỉnh, kháng cự trên MA 200 ngày và mốc Pivot R2

Stoploss 17.300, trường hợp giá vượt xuống MA 20 và MA 50 ngày cho tín hiệu đảo chiều giảm giá


2. IDC – Tổng Công ty IDICO


Các dấu hiệu tăng giá đáng chú ý:

  • Giá cổ hiếu thoát khỏi kênh giá giảm trung hạn từ tháng 8/2022, đang tích lũy gần vùng hỗ trợ 35.000-36.000 của mốc Pivot P và đường MA 20 ngày.
  • Giá nằm trên MA 20 ngày đang dốc lên
  • MA 50 ngày đang chuyển hướng từ giảm sang đi ngang => kháng cự yếu dần, giá có khả năng vượt qua
  • MACD nằm trên đường signal và gần vượt lên đường số 0
  • RSI duy trì trên mốc 50
  • Khối lượng giao dịch tăng đồng thuận với giá kể từ nhịp hồi phục trong tháng 11. Trong giai đoạn điều chỉnh và đi ngang từ đầu tháng 12, thanh khoản giảm dần, thể hiện áp lực bán thấp, sau nhịp điều chỉnh có thể tăng trở lại.

Mục tiêu 47.000 tương ứng với khoảng cách đối xứng sau khi vượt kênh giá và kháng cự tại mốc R1, MA 100 và MA 200 ngày

Stoploss tại 33.000, trường hợp giá giảm dưới MA 20 ngày cho tín hiệu đảo chiều


3. FCN – CTCP FECON


Các dấu hiệu tăng giá đáng chú ý:

  • Giá cổ phiếu vận động trong kênh giá tăng từ tháng 11/2021
  • Giá nằm trên MA 50 và MA 20 ngày
  • MA 20 đang dốc lên và sắp vượt MA 50, củng cố tín hiệu tăng giá trong trung hạn
  • MACD vượt lên đường số 0
  • RSI duy trì trên 50

Stochastic trong vùng quá mua => rủi ro điều chỉnh cần lưu ý

Mục tiêu 11.000 tương ứng với kháng cự tại cạnh trên kênh giá và mốc Pivot R1

Stoploss tại 9.000, trường hợp kênh giá tăng bị phá vỡ, hoặc chỉ báo Stochastic vượt xuống 80, thoát khỏi vùng quá mua.


4. SKG – CTCP Tàu cao tốc Superdong Kiên Giang

Các dấu hiệu tăng giá đáng chú ý:

  • Giá cổ phiếu thoát khỏi kênh giá giảm trung hạn từ tháng 9/2022, hình thành xu hướng tăng từ tháng 11
  • Giá nằm trên MA 50 và MA 20 ngày
  • MA 20 đang dốc lên và sắp vượt MA 50, củng cố tín hiệu tăng giá trong trung hạn
  • MACD duy trì trên đường số 0
  • RSI duy trì trên 50
  • Stochastic ở mức trung tính, chưa đi vào vùng quá mua è còn nhiều dư địa tăng giá

Mục tiêu 17.500 tương ứng với khoảng cách đối xứng sau khi vượt kênh giảm và kháng cự tại MA 200 ngày

Stoploss tại 13.700, trường hợp giá giảm xuống dưới MA 20 và MA 50 cho tín hiệu giảm giá


Thứ Năm, 8 tháng 12, 2022

PTKT 08/12/2022: Những cổ phiếu có điểm mua theo đà hồi phục của thị trường

KHUYẾN NGHỊ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 


1. STB – Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Đồ thị ngày STB

STB đã vượt qua xu hướng giảm dài hạn từ đầu năm 2022. Trong phiên 8/12, STB ghi nhận lực mua mạnh khi tăng kịch trần, qua đó cho tín hiệu test thành công vùng hỗ trợ 21.000 trên MA 100 ngày. Thanh khoản tiếp tục cải thiện kể từ khi tạo đáy tháng 11, và hiện đang cao hơn gần gấp đôi thanh khoản hàng ngày trong giai đoạn giảm giá, cho thấy dòng tiền đang tham gia mạnh mẽ. Giá cổ phiếu cũng nằm trên các đường MA 20, MA 50 và MA 100 ngày, trong đó MA 20 và MA 50 đang dốc lên, ủng hộ cho xu hướng tăng giá.

Nhà đầu tư có thể tham gia quanh vùng giá 21.200 cho mục tiêu 25.000 – kháng cự tại vùng đỉnh cũ tháng 8/2022. Stoploss được đặt dưới 20.000 ~ vùng 19.800, trường hợp giá giảm dưới MA 100 ngày, quay trở lại trend giảm dài hạn

2. IDC – Tổng Công ty IDICO (báo cáo cập nhật chi tiết tại đây)


Đồ thị ngày IDC

IDC đã thoát khỏi kênh giá giảm trung hạn từ tháng 8/2022. Giá cổ phiếu hiện cũng ở gần vùng hỗ trợ 35.000 của mốc Pivot P và đường MA 20 ngày. Các chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu tích cực, ủng hộ xu hướng tăng ngắn hạn lên vùng 47.000, mục tiêu đối xứng sau khi vợt kênh giảm, cũng là kháng cự tại mốc Pivot R1.

  • Giá nằm trên MA 20 ngày
  • MACD nằm trên đường signal
  • RSI vượt lên 50
  • Khối lượng giao dịch tăng đồng thuận với giá kể từ nhịp hồi phục trong tháng 11

Nhà đầu tư có thể chờ nhịp rung lắc để mua trong vùng giá 35.000-36.000 cho mục tiêu 47.000. Stoploss được đặt tại 32.500, trường hợp giá quay trở lại kênh giá giảm và vượt xuống MA 20 ngày.

DANH MỤC ĐẦU TƯ TRUNG – DÀI HẠN: Mua tích lũy khi VN-Index điều chỉnh về các vùng hỗ trợ 1.020 và 985 - 1.000 điểm



Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

IDC - Cập nhật KQKD Q3/2022

TỔNG CÔNG TY IDICO – CTCP 

THÔNG TIN CƠ BẢN


ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

(1) Quỹ đất thương phẩm lớn. Với 5 Khu công nghiệp đang triển khai, IDC sở hữu diện tích đất thương phẩm sẵn sàng kinh doanh đạt 741.8 ha (tính tới hết 2021). Với 91,4ha diện tích thương phẩm từ KCN Phú Mỹ 2 và Hựu Thạnh đã cho thuê trong nửa đầu năm 2022, IDC còn lại 650,1 ha quỹ đất thương phẩm chưa kinh doanh, dự kiến sẽ được tiếp tục cho thuê trong giai đoạn 2022-2026. Với quỹ đất sạch lớn và chi phí vốn thấp, IDC đang có lợi thế so với các doanh nghiệp khác trong ngành, khi mà thủ tục pháp lý ngày càng phức tạp cũng như công tác đền bù đắt đỏ và kéo dài. Lợi thế gần khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải, KCN Phú Mỹ II và Phú Mỹ II dự kiến tiếp tục thu hút các ngành nghề công nghiệp nặng, bên cạnh kết nối giao thông cao tốc Trung Lương Mỹ Thuận giúp thu hút các doanh nghiệp hàng tiên dùng và logistic tại KCN Hựu Thạnh


(2) Lợi nhuận ổn định từ mảng năng lượng và cơ sở hạ tầng đường bộ.

IDC đang sở hữu hai nhà máy thủy điện là Đak Mi 3 (sở hữu 100%) và Srok Phú Miêng (sở hữu 51%, REE sở hữu 34,3%). Ngoài ra, thông qua công ty con UIC, IDC có 2 trạm biến áp Tuy Hạ và Nhơn Trạch 5 với tổng công suất 418 MW và 100km đường dây phân phối chủ yếu cho KCN Nhơn Trạch. Doanh thu cung cấp điện hàng năm của UIC đạt khoảng 2,500-2,700 tỷ VND.

IDC đang thực hiện đầu tư dự án điện mặt trời tại KCN Nhơn Trạch 5. Nguồn điện tạo ra sẽ bán cho các khách hàng KCN. Dự án này không làm gia tăng doanh thu mảng điện (tiêu thụ điện từ UIC sẽ giảm), nhưng góp phần cải thiện biên lợi nhuận IDC. Ngoài ra, IDC vừa được giấy phép phân phối điện trực tiếp cho khách hàng tại KCN Hựu Thạnh với tổng công suất 189 MW. Tuy nhiên, doanh thu điện từ Hựu Thạnh sẽ chỉ đến khi tỷ lệ lấp đầy ở KCN Hựu Thạnh ở mức cao (dự kiến sẽ mất 5-6 năm).

Ngoài mảng điện, IDC còn một nguồn thu ổn định từ mảng cơ sở hạ tầng đường bộ, thu phí BOT với lợi nhuận gộp đóng góp mỗi năm 158 – 218 tỷ đồng, tương đương khoảng 14,7 – 23,8% tổng lợi nhuận gộp của Tổng công ty.

 

(3) Nợ vay thấp, ít chịu áp lực chi phí lãi vay trong bối cảnh lãi suất tăng

Tính đến thời điểm 30/09/2022, nợ vay của IDC là 3.707 tỷ đồng, giảm 5% so với đầu năm. Nợ vay ghi nhận sụt giảm trong 2 quý đầu năm và, tăng nhẹ trở lại trong Q3/2022. Mực giảm của nợ vay chủ yếu đến từ nợ vay ngắn hạn với mức giảm 55% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn tăng 40% từ đầu năm, và có chiều hướng tăng dần khi IDC huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN. So với tổng tài sản, giá trị nợ vay chỉ bằng 22,9%, và bằng 58,36% giá trị vốn chủ sở hữu, cho thấy IDC sử dung đòn bẩy tài chính tương đối thấp.

Trong bối cảnh môi trường lãi suất có chiều hướng tăng lên khi chính sách tiền tệ đang thắt chặt để kiềm chế lạm phát, việc vay nợ ít là một lợi thế lớn của IDC khi tránh được rủi ro thanh toán, lợi nhuận thu tạo ra có thể sử dụng cho việc tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông, thay vì phải trả chịu áp lực trả lãi và nợ vay. 9T/2022, chi phí lãi vay của IDC giảm 22,89% yoy, từ 126,6 tỷ xuống còn 97,7 tỷ đồng.

Cơ cấu nợ vay của IDC

RỦI RO CẦN LƯU Ý

- Tỷ giá và lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của IDC. Theo ước tính, lãi suất tăng 1% sẽ làm biên lợi nhuận sau thuế giảm 0,048%. Ngược lại, các hợp đồng thuê mới được áp dụng tỷ giá hiện tại, do đó tỷ giá USD/VND tăng 1% sẽ làm biên lợi nhuận gộp tăng 1,57%.

- Nhu cầu thuê đất giảm trong tương lai khi dòng vốn FDI chậm lại do ảnh hưởng kinh tế thế giới.

- Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng ở những dự án mới làm giảm biên lợi nhuận từ mức trên 50% về mức 30 - 35%.

CẬP NHẬT KQKD QUÝ 3 VÀ 9 THÁNG 2022

Q3/2022, IDC đạt 2.052,8 tỷ đồng doanh thu thuần (+127,8% yoy). Biên lợi nhuận gộp cải thiện so với cùng kỳ khi tăng 18,9 điểm phần trăm lên 39,2% nhờ phát sinh doanh thu đến từ mảng khu công nghiệp có biên lợi nhuận cao, trong khi cùng kỳ đóng góp từ doanh thu khu công nghiệp thấp, qua đó lơi nhuận gộp tăng 338,8% yoy lên 804,2 tỷ đồng.

Trong kỳ, IDC ghi nhận 1.031,6 tỷ đồng doanh thu từ mảng khu công nghiệp (+474,9% yoy), đến từ các hợp đồng cho thuê đất tại các dự án thuộc Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng, Hựu Thạnh và Mỹ Xuân B1-CONAC.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 59,8% yoy và 112,3% yoy, tỷ lệ thuận với tăng trưởng doanh thu nhằm phục vụ công tác bán hàng. So với tốc độ tăng trưởng doanh thu thì đà tăng của chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty.

Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ giảm 53,2% yoy, còn 58 tỷ đồng, do năm ngoái phát sinh doanh thu đột biến đến từ chuyển nhượng các khoản đầu tư. Ngoài ra lãi tiền gửi cũng ghi nhận giảm 23,4% yoy, đạt 23,4 tỷ đồng. Trong kỳ, IDC có ghi nhận đột biến đến từ doanh thu cổ tức 27,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ có 2,4 tỷ đồng.

Chi phí tài chính giảm 19,9% yoy, còn 31.5 tỷ đồng, nhờ lãi vay giảm mạnh (-33,1% yoy) và trong kỳ không phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá như cùng kỳ năm ngoái.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế của IDC đạt 761,1 tỷ đồng (+205,5% yoy).

Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu IDC đạt 7.166,3 tỷ đồng (+97,3% yoy), hoành thành 214,1% kế hoạch, trong đó doanh thu thuần đạt 7.034,1 tỷ đồng (+119,1% yoy). Lợi nhuận trước thuế đạt 2.948,4 tỷ đồng (+325,8% yoy), hoàn thành 126,4% kế hoạch.

DỰ PHÓNG VÀ ĐỊNH GIÁ

Q4/2022, theo ước tính thận trọng, nhu cầu thuê đất KCN khả năng suy giảm khi dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại do ảnh hưởng kinh tế thế giới, tổng doanh thu của IDC ước đạt 1.050 tỷ đồng ( gồm 1.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 50 tỷ đồng doanh thu tài chính) và lợi nhuận trước thuế 200 tỷ đồng.

Ước tính cả năm 2022, tổng doanh thu của IDC đạt 8.216,3 tỷ đồng (+67,5% yoy), vượt 145% kế hoạch, và lợi nhuận trước thuế đạt 3.148,4 tỷ đồng (+316,5% yoy), vượt 35% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế Cổ đông Công ty mẹ qua đó ước đạt 2.246,8 tỷ đồng, EPS forward 6.809 đồng/cp.

So sánh các doanh nghiệp BĐS KCN


P/E trung bình các doanh nghiệp so sánh trong lĩnh vược BĐS KCN hiện là 8x. Với ước tính thận trọng, triển cuối năm ngành BĐS KCN kém tích cực hơn 3 quý đầu năm khi dòng vốn FDI suy giảm, mức P/E hợp lý được điều chỉnh xuống còn 7,5x, giá trị hợp lý của IDC là 51.000 đồng/cp, cao hơn mức giá đóng cửa ngày 7/11/2022 +32,5% => khuyến nghị MUA.


Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

IDC - Tín hiệu hồi phục từ vùng đáy 1 năm, duy trì triển vọng tích cực

TỔNG CÔNG TY IDICO – CTCP 

THÔNG TIN CƠ BẢN


ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

(1) Quỹ đất thương phẩm lớn. Với 5 Khu công nghiệp đang triển khai, IDC sở hữu diện tích đất thương phẩm sẵn sàng kinh doanh đạt 741.8 ha (tính tới hết 2021). Với 91,4ha diện tích thương phẩm từ KCN Phú Mỹ 2 và Hựu Thạnh đã cho thuê trong nửa đầu năm 2022, IDC còn lại 650,1 ha quỹ đất thương phẩm chưa kinh doanh, dự kiến sẽ được tiếp tục cho thuê trong giai đoạn 2022-2026. Với quỹ đất sạch lớn và chi phí vốn thấp, IDC đang có lợi thế so với các doanh nghiệp khác trong ngành, khi mà thủ tục pháp lý ngày càng phức tạp cũng như công tác đền bù đắt đỏ và kéo dài

Trong năm 2022, theo kế hoạch, IDC sẽ thực hiện cho thuê tổng cộng 160ha đất từ các KCN. Theo chia sẻ từ phía doanh nghiệp, giá đất KCN tại Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu hay Long An đang tăng cao, khi diện tích đất thương phẩm ngày càng ít, diện tích đất lớn liền thửa đã hoàn thành công tác đền bù giả phóng mặt bằng (GPMB) không còn nhiều. Do đó, giá thuê tại các các KCN Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở rộng và Hựu Thạnh được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng.

(2) Lợi nhuận ổn định từ mảng năng lượng và cơ sở hạ tầng đường bộ.

IDC đang sở hữu hai nhà máy thủy điện là Đak Mi 3 (sở hữu 100%) và Srok Phú Miêng (sở hữu 51%, REE sở hữu 34,3%). Ngoài ra, thông qua công ty con UIC, IDC có 2 trạm biến áp Tuy Hạ và Nhơn Trạch 5 với tổng công suất 418 MW và 100km đường dây phân phối chủ yếu cho KCN Nhơn Trạch. Doanh thu cung cấp điện hàng năm của UIC đạt khoảng 2,500-2,700 tỷ VND.

IDC đang thực hiện đầu tư dự án điện mặt trời tại KCN Nhơn Trạch 5. Nguồn điện tạo ra sẽ bán cho các khách hàng KCN. Dự án này không làm gia tăng doanh thu mảng điện (tiêu thụ điện từ UIC sẽ giảm), nhưng góp phần cải thiện biên lợi nhuận IDC. Ngoài ra, IDC vừa được giấy phép phân phối điện trực tiếp cho khách hàng tại KCN Hựu Thạnh với tổng công suất 189 MW. Tuy nhiên, doanh thu điện từ Hựu Thạnh sẽ chỉ đến khi tỷ lệ lấp đầy ở KCN Hựu Thạnh ở mức cao (dự kiến sẽ mất 5-6 năm).

Ngoài mảng điện, IDC còn một nguồn thu ổn định từ mảng cơ sở hạ tầng đường bộ, thu phí BOT với lợi nhuận gộp đóng góp mỗi năm 158 – 218 tỷ đồng, tương đương khoảng 14,7 – 23,8% tổng lợi nhuận gộp của Tổng công ty.


(3) Nợ vay thấp, không bị áp lực chi phí lãi vay trong bối cảnh lãi suất tăng

Tính đến thời điểm 30/06/2022, nợ vay của IDC là 3.343 tỷ đồng, giảm 5,4% so với đầu năm. Nợ vay ghi nhận sụt giảm trong Q1 và Q2/2022, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn với mức giảm 66% so với đầu năm. Nợ vay dài hạn tăng 36,7% từ đầu năm, có chiều hướng tăng dần khi IDC huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN. So với tổng tài sản, giá trị nợ vay chỉ bằng 20% giá trị, và bằng 50,6% giá trị vốn chủ sở hữu, cho thấy IDC sử dung đòn bẩy tài chính tương đối thấp.

Trong bối cảnh môi trường lãi suất có chiều hướng tăng lên khi chính sách tiền tệ đang thắt chặt để kiềm chế lạm phát, việc vay nợ ít là một lợi thế lớn của IDC khi tránh được rủi ro thanh toán, lợi nhuận thu tạo ra có thể sử dụng cho việc tái đầu tư và chi trả cổ tức cho cổ đông, thay vì phải trả chịu áp lực trả lãi và nợ vay. 6T/2022, chi phí lãi vay của IDC giảm 18,3% yoy, từ 87,8 tỷ xuống còn 71,7 tỷ đồng.

Cơ cấu nợ vay của IDC

ƯỚC TÍNH KQKD 2022 VÀ ĐỊNH GIÁ


6T/2022, IDC đạt đổng doanh thu 5.100,5 tỷ đồng (+95,7% yoy), vượt 52,4% kế hoạch, và LNTT 2.187,4 tỷ đồng (+392,9% yoy), hoàn thành 93,8% kế hoạch. Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu đột biến tại mảng khu công nghiệp với 3.606,2 tỷ đồng, gấp 8,4 lần cùng kỳ. Nguồn doanh thu đến từ các KCN Nhơn Trạch 5, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 mở và Hựu Thạnh, trong đó 1.395,1 tỷ đồng là  doanh thu chưa thực hiện dài hạn của KCN Nhơn Trạch 5 do thay đổi cách hạch toán. Do mảng KCN có biên lợi nhuận cao, việc ghi nhận doanh thu các KCN giúp biên lợi nhuận gộp toàn công ty tăng 29,8 điểm % so với cùng kỳ lên 45,7%, dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh.

6 tháng cuối năm 2022, doanh thu IDC ước đạt 3.043,5 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước đạt 400 tỷ đồng, thấp hơn 6 tháng đầu năm do không có lợi nhuận đột biến, doanh thu mảng KCN đến từ bàn giao 68,8 ha đất thương phẩm của KCN Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 2 MR và KCN Hựu Thạnh (hoàn thành kế hoạch cho thuê 160 ha, nửa đầu năm đã bàn giao 91,4 ha).


Ước tính cả năm 2022, tổng doanh thu của IDC 8.099 tỷ đồng (+65,1% yoy), vượt 142% kế hoạch, và lợi nhuận trước thuế đạt 2.674,3 tỷ đồng (+253,7% yoy), vượt 14,6% kế hoạch. EPS forward qua đó đạt 6.224 đồng/cp. Với P/E trung bình các doanh nghiệp so sánh trong lĩnh vược BĐS KCN là 11x, giá trị hợp lý của IDC là 68.464 ~ 68.500 đồng/cp, cao hơn +44% so với mức giá đóng cửa ngày 14/10.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT


Đồ thị ngày IDC

IDC đang vận động trong kênh giá giảm từ đầu tháng 9/2022. Đà giảm của IDC đã chững lại vào đầu tháng 10, khi giá giảm gần về vùng đáy tháng 6/2022. IDC nằm trong số vài cổ phiếu mạnh hơn thị trường chung, không bị thủng đáy 1 năm, và sau hơn 1 tuần đi ngang, giá cổ phiếu đã vượt qua nền tích lũy. Mặc dù chưa vượt qua kênh giá giảm, các chỉ báo kỹ thuật đang đồng thuận cho tín hiệu tăng giá trong ngắn hạn:

  • Giá cổ phiếu không còn bám biên dưới Bollinger band, tín hiệu kết thúc xu hướng giảm
  • MACD vượt lên đường signal,
  • RSI và Stochastic đều vượt lên vùng quá bán, trong đó RSI có tín hiệu phân kỳ khi hình thành các đáy cao dần, củng cố cho tín hiệu đảo chiều thành công của giá cổ phiếu.

Hiện giá cổ phiếu đang ở dưới các đường MA dài hạn như MA 50, MA 100 và MA 200 ngày. Tuy nhiên, các đường MA này đang đi ngang, kháng cự không mạnh, vì vậy có thể kỳ vọng giá cổ phiếu có thể vượt qua các đường này để tiến lên vùng giá hợp lý 68.500, gần đỉnh cũ đầu tháng 9 (68.000)

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua IDC tại vùng giá 47.000, khi giá điều chỉnh test lại nền tích lũy, cho mục tiêu 68.500
  • Stoploss được đặt tại 42.500, trường hợp nền tích lũy bị xuyên thủng.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Tình hình kinh tế Việt Nam Quý 3 và 9 Tháng/2022


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.

GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.

Tốc độ tăng giảm một số chỉ tiêu thống kê qua các tháng (%yoy)



Các chỉ số kinh tế đều tăng trưởng tích cực trong tháng 9. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có phần hạ nhiệt và lạm phát tiếp tục gia tăng là những yếu tố cần lưu ý:

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có phần giảm tốc.
  • Lạm phát tháng 9 tăng tốc mạnh so với cùng kỳ khi CPI tăng lên gần mức 4% sau 2 tháng đi xuống, cho thấy lạm phát có mức tác động ngày càng lớn đến nền kinh tế. Trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái kiểm soát lạm phát khi tăng lãi suất điều hành lên 1%, theo xu hướng chung của các Ngân hàng Trung Ương trên Thế giới nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ. Trong 3 tháng cuối năm, nếu lạm phát duy trì quanh mức 4% sẽ là yếu tố tích cực, thể hiện chính sách tiền tệ của NHNN có hiệu quả.


Sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%.




Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, đạt mức cao nhất 9 tháng của các năm từ 2018 đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 29,94 tỷ USD, giảm 14,3% so với tháng trước. Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,5% so với quý II/2022

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 28,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước. Trong quý III/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với quý II/2022.


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng Chín tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%. CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý III và 9 tháng năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

DCM, HHV - Những cổ phiếu ngược dòng thị trường

 


1. DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau

Thông tin cơ bản

Điểm nhấn kỹ thuật: duy trì đà tăng từ tháng 7/2022



Đồ thị ngày DCM

DCM đang duy trì trong xu hướng tăng từ đầu tháng 7/2022. Giá cổ phiếu cũng đã vượt trend giảm trung hạn từ tháng 3/2022, và đang ở trên các đường MA dài hạn gồm MA 200, MA 100 và MA 50 ngày, thể hiện khả năng tiếp tục xu hướng tăng.

Trong ngắn hạn, DCM có nhịp điều chỉnh ngắn khi tạo đỉnh vào đầu tháng 9, nhưng đà giảm đã chững lại sau khi giá cổ phiếu giảm về hỗ trợ mạnh 34.000 trên MA 200 ngày và trend tăng từ tháng 7, trong phiên 20/9, ghi nhận lực cầu mạnh giúp DCM bật tăng trở lại khi kết phiên, xác nhận test thành công hỗ trợ. Các chỉ báo MACD, RSI và Stochastic đều có tín hiệu tích cực sau phiên 20/09, ủng hộ cho xu hướng tăng giá: MACD duy trì trên đường số 0, RSI vượt lên trở lại mốc 50 và Stochastic đang ở gần vùng quá bán, cho dấu hiệu tạo đáy.

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào DCM tại vùng giá 35.000 ~ hỗ trợ trên mốc Pivot P, cho mục tiêu 40.000 ~ vùng đỉnh cũ tháng 6, gần kháng cự tại mốc Pivot R1
  • Stoploss được đặt tại 33.000, trường hợp xu hướng tăng từ tháng 7 bị phá vỡ

2. HHV – CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả

Thông tin cơ bản


Điểm nhấn kỹ thuật: Vượt nền tích lũy

Đồ thị ngày HHV

Sau gần 1 tháng đi ngang, HHV đã vượt qua nền tích lũy kèm thanh khoản đột biến trong phiên 19/09, và đã test lại thành công nền giá này trong phiên 20/09, hình thành kênh giá tăng từ tháng 7/2022. Giá cổ phiếu cũng vượt lên các đường MA 20, MA 50 và MA 100 ngày, cho tín hiệu tăng giá trong ngắn và trung hạn. Chỉ báo stochastic đi vào vùng quá mua, tuy nhiên MACD mới vượt lên đường signal cho tín hiệu tăng giá, và RSI đang ở gần mốc 50, cho thấy dư địa tăng giá vẫn còn, và HHV có thể tiến đến vùng giá 18.000 ~ cạnh trên kênh giá.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào tại vùng giá 15.500 cho mục tiêu 18.000
  • Stoploss được đặt tại 14.500, trường hợp giá giảm xuống dưới các đường MA, nền tích lũy và kênh giá tăng bị phá vỡ