Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Tình hình vĩ mô Quý IV và năm 2019


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
GDP năm 2019 đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.

Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, lần lượt đạt 34,49% và 41,64%.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức đóng góp lớn nhất với 50,4%.
Khu vực
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng
2,01%
8,90%
7,30%
Đóng góp vào mức tăng chung
4,60%
50,40%
45%

Tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng năm 2019 tăng 8,90% so với năm trước, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,86% nhờ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của toàn ngành và toàn nền kinh tế (tăng 11,29%).
Bên cạnh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng của nền kinh tế còn đến từ các ngành dịch vụ thị trường, gồm ngành vận tải, kho bãi; bán buôn và bán lẻ; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm.
BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2019 diễn ra sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước tính đạt 4.940,4 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước, trong đó quý IV/2019 ước tính đạt 1.287,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với quý trước và tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành
Doanh thu ( nghìn tỷ đồng)
% Tổng mức
so với năm 2018
Bán lẻ hàng hóa
3.751,3
75,9%
+12,7%
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
586,7
11,9%
+9,8%
Du lịch lữ hành
46
0,9%
+12,1%
Dịch vụ khác
556,4
11,3%
8,5%

VỐN ĐẦU TƯ TOÀN XÃ HỘI
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2019 tăng 10,2% so với năm trước và bằng 33,9% GDP (quý IV đạt 669,8 nghìn tỷ đồng, tăng 10,4%).
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư và đạt tốc độ tăng vốn cao nhất so với năm trước. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước chưa cải thiện nhiều, đạt mức tăng thấp nhất trong các năm giai đoạn 2016-2019.
Khu vực
Giá trị đầu tư (nghìn tỷ đồng)
% Tổng vốn đầu tư
so với năm 2018
Khu vực kinh tế ngoài nhà nước
942,5
46%
+17,3%
Khu vực Nhà nước
634,9
31%
+2,6%
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
469,4
23%
+7,9%
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến 20/12/2019 đạt 38 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2018, trong đó có 3.883 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, tăng 27,5% về số dự án và giảm 6,8% về số vốn đăng ký so với năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2019 ước tính đạt 20,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm trước.

TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước tính đạt 516,96 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước có tốc độ tăng cao 17,7%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (4,2%).
Kim ngạch xuất khẩu
Kim ngạnh nhập khẩu
HÀNG HÓA
- Tháng 12/2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 21,8 tỷ USD, giảm 4,4% so với tháng trước.
- Quý IV/2019, kim ngạch xuất khẩu đạt 68,8 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước và  giảm 4,6% so với quý trước
- Tính chung năm 2019, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong đó:
   + khu vực kinh tế trong nước đạt 82,10 tỷ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
    + khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm trước).
- Tháng 12/2019, Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 22,8 tỷ USD, tăng 6,8% so với tháng trước.
- Quý IV/2019, kim ngạch nhập khẩu đạt 66 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm nhẹ 0,8% so với quý trước.
- Tính chung năm 2019, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 253,51 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018, trong đó:
    + khu vực kinh tế trong nước đạt 108,01 tỷ USD, tăng 13,8%, chiếm 42,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
    + khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,50 tỷ USD, tăng 2,5%, chiếm 57,4% tổng kim ngạch.
DỊCH VỤ
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước tính đạt 16,6 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2018, trong đó:
- dịch vụ du lịch đạt 11,8 tỷ USD (chiếm 71,1% tổng kim ngạch), tăng 17,4%
- dịch vụ vận tải đạt 2,9 tỷ USD (chiếm 17,7%), tăng 2,2%
Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm nay ước tính đạt 19,1 tỷ USD, tăng 2,9% so với năm 2018, trong đó:
- dịch vụ vận tải đạt 9,1 tỷ USD (chiếm 47,6% tổng kim ngạch), tăng 3,2%
- dịch vụ du lịch đạt 6,2 tỷ USD (chiếm 32,2%), tăng 4,1%

Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,9 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 35,8 tỷ USD.

LẠM PHÁT
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2019 tăng 1,4% so với tháng trước, đây là mức tăng cao nhất trong 9 năm qua, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 3,42% do dịch tả lợn châu Phi làm nguồn cung thịt lợn giảm, giá các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, thay thế thịt lợn tăng.
Tính chung quý IV/2019, CPI tăng 2,01% so với quý trước và tăng 3,66% so với quý IV/2018; bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra, đây cũng là mức tăng bình quân năm thấp nhất trong 3 năm qua.

LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP
Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương có xu hướng tăng.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 1,98, trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2019 ước tính là 1,26trong đó khu vực thành thị là 0,67%; khu vực nông thôn là 1,57%.


Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

FPT - KQKD 11 tháng/2019: Hoàn thành kế hoạch năm


CTCP FPT

Mã cổ phiếu
Nhóm ngành
Giá hiện tại
Vùng mua
Mục tiêu
Stoploss
FPT
Công nghệ
55.400
53.000 – 54.000
61.000
51.000

Thông tin cơ bản
Vốn hóa (tỷ đồng)
37.577
% Sở hữu nước ngoài
49%
EPS trailing (đồng/cp)
4.660
P/E trailing
11,9x
ROA 4 quý
10,2%
ROE 4 quý
20,4%
Doanh thu 11T/2019
24.533

Tăng trưởng DT 11T/2019
19,7%
LNTT 11T/2019 (tỷ đồng)
4.439
Tăng trưởng LNTT 11T/2019
24,3%
% Hoàn thành kế hoạch DT
92%

% Hoàn thành KH LNTT
99,5%
Giá cao nhất 52 tuần (đồng)
61.000
Giá thấp nhât 52 tuần (đồng)
35.700
Điểm nhấn đầu tư
  • Tiềm năng lớn từ chuyển đối số giúp khối công nghệ, mảng kinh doanh chủ lực của FPT, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
  • Khối viễn thông duy trì khả năng cạnh tranh cao  nhờ sở hữu hệ thống cáp quang xuyên biển lớn thứ 2 Việt Nam (sau VNPT) và hạ tầng viễn thông rộng lớn.
  • Việc thoái vốn khỏi lĩnh vực thương mại điện tử giúp FPT cải thiện biên lợi nhuận cho các năm tới.
Kết quả kinh doanh 11 tháng (Chi tiết)
Kết quả kinh doanh (tỷ đồng)
11T/2019
11T/2018
% YoY
KH 2019
% TH/KH
Doanh thu thuần
24.533
20.487
19,7%
26.660
92,0%
- Khối công nghệ
13.789
11.214
23,0%
- Khối viễn thông
9.411
8.062
16,7%
Lợi nhuận trước thuế
4.439
3.571
24,3%
4.460
99,5%
- Khối công nghệ
1.895
1.405
34,9%
- Khối viễn thông
1.633
1.403
16,4%
Lợi nhuận sau thuế
3.734
3.013
23,9%
LNST cổ đông cty mẹ
3.026
2.421
25,0%
EPS
4469
3591
24,5%
Lũy kế 11 tháng, năm 2019, doanh thu FPT đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 24.533 tỷ đồng (+19,7% yoy), tương đương 92% kế hoạch năm. LNTT đạt 4.439 tỷ đồng, (+24,3% yoy), hoàn thành 100% kế hoạch năm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế được cải thiện, đạt 18,1% (11 tháng đầu năm 2018 đạt 17,4%).
Kết quả kinh doanh chi tiết của các khối
- Khối công nghệ: Lợi nhuận khối công nghệ chủ yếu đến từ thị trường nước ngoài. Thị trường nước ngoài đóng góp 71,2% doanh thu (9.817 tỷ đồng) và 85,8% lợi nhuận trước thuế ( 1.625 tỷ đồng) của khối, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và LNTT trên 30% yoy. Các thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu tốt, đặc biệt là thị trường Mỹ - thị trường lớn thứ hai tăng trưởng ấn tượng 53,7%, doanh thu đạt 2.454 tỷ đồng, vượt mốc 100 triệu USD. Tính đến ngày 3/12/2019, dịch vụ CNTT nước ngoài của FPT cũng chính thức đạt trên 10.000 tỷ đồng.
- Khối viễn thông: Dịch vụ viễn thông là nguồn thu chính của khối, đóng góp 94,2% doanh thu (8.869 tỷ đồng) và 82,7% LNTT. Dịch vụ viễn thông ghi nhận doanh thu và LNTT lần lượt tăng 17,0% và 21,5% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng tới các cá nhân và hộ gia đình ghi nhận tăng trưởng 12,9% so với cùng kỳ, đạt 5.481 tỷ đồng nhờ tăng trưởng tốt thuê bao internet.
- Khối giáo dục:  Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số học sinh toàn khối giáo dục đạt 49.500 học sinh, tăng 35% so với cùng kỳ.

Phân tích kỹ thuật
- Sau khi tăng giá vượt vùng đỉnh tháng 4/2018, FPT đã thiết lập vùng đỉnh mới tại 61.000 và hiện đang trong giai đoạn điều chỉnh.
- Kết thúc phiên 17/12, giá cổ phiếu đã vượt trở lại xuống MA 20 ngày, sau khi test kháng cự trên đường MA 50. Cả 2 đường này đang dốc xuống cho thấy rủi ro giảm giá trong ngắn hạn và trung hạn vẫn còn.
- Chỉ báo MACD đang duy trì dưới mức 0 và RSI đã vượt xuống 50, ủng hộ cho kịch bản giảm giá.
- Đối với xu hướng dài hạn, xu hướng tăng vẫn được duy trì khi MA 200 ngày tiếp tục dốc lên, và giá cổ phiếu vẫn nằm trên đường xu hướng tăng hình thành từ đầu năm 2019. Do đó nhiều khả năng đà giảm sẽ kết thúc khi FPT lùi về vùng hỗ trợ 53.000 – 54.000, tương ứng với hỗ trợ của đường xu hướng.

Khuyến nghị
- Nhà đầu tư có thể giải ngân 30% vị thế khi giá cổ phiếu giảm xuống vùng 53.000 – 54.000. Khi giá cổ phiếu vượt MA 20 ngày, giải ngân thêm 30% và giải ngân phần còn lại khi giá vượt lên MA 50 ngày, đi kèm với tín hiệu MACD ở trên mức 0 và RSI trên mức 50.
- Mục tiêu của FPT là vùng đỉnh 52 tuần 61.000.
- Stoploss được đặt tại 51.000, trường hợp đường xu hướng tăng bị phá vỡ.



Thứ Ba, 10 tháng 12, 2019

Cập nhật xu hướng MWG: Kết thúc nhịp điều chỉnh

CTCP Thế giới di động

Mã cổ phiếu
Ngành
Giá hiện tại
Vùng mua
Mục tiêu
Stoploss
MWG
Bán lẻ
111.000
109.000 - 112.000
126.000
105.000
Thông tin cơ bản
Vốn hóa (tỷ đồng)
49.139
% Sở hữu nước ngoài
49%
EPS trailing (đồng/cp)
8.310
P/E trailing
13,36
ROA 4 quý
12,19%
ROE 4 quý
37,45%
Doanh thu 10T/2019
84.723

Tăng trưởng DT 10T/2019
17% yoy
LNST 10T/2019 (tỷ đồng)
3.260
Tăng trưởng LNST 10T/2019
35% yoy
% Hoàn thành kế hoạch DT
78%

% Hoàn thành kế hoạch LNST
91%
Đỉnh 52 tuần (đồng)
128.000
Đáy 52 tuần (đồng)
80.000

Điểm nhấn kỹ thuật

  • Sau khi vượt đỉnh lịch sử năm 2018 và thiết lập đỉnh mới tại vùng giá 128.000, MWG đã trải qua đợt giảm giá trong tháng 11, khi giảm 15,6% từ vùng đỉnh 128.000.
  • Đà giảm đã chững lại tại vùng giá 108.000, gần MA 200 ngày và chạm đường đường xu hướng tăng hình thành từ tháng 5/2019. Điều này cho thấy xu hướng tăng trong dài hạn vẫn được duy trì
  • Kết thúc phiên giao dịch 10/12, chỉ báo MACD đã vượt lên đường tín hiệu với độ dốc thoải, cho thấy giá cổ phiếu có thể bước vào xu hướng tăng bền vững.
  • 2 đường MA 20 ngày và MA 50 ngày đang dốc xuống thể hiện rủi ro giảm giá trong ngắn và trung hạn vẫn còn. Tuy nhiên, với việc MWG đã tạo đáy ở gần MA 200 ngày đang dốc lên, tương ứng với hỗ trợ mạnh, do đó khả năng thấp giá cổ phiếu giảm sâu hơn, xu hướng giá qua đó nghiêng về kịch bản đi ngang tích lũy và tăng trưởng.


Yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng giá: KQKD tiếp tục tăng trưởng (Chi tiết)
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 10 tháng năm 2019 tiếp tục duy trì ở mức cao, với doanh thu tăng trưởng 17% yoy (hoàn thành 78% kế hoạch) và LNST tăng trưởng 35% yoy (hoàn thành 91% kế hoạch).

Biên lợi nhuận gộp tính chung cho chuỗi TGDĐ và ĐMX sau 6 quý liên tiếp duy trì ở mức xấp xỉ 18% (từ quý 1/2018 đến hết quý 2/2019) đã tăng mạnh đạt trên 19,5% trong quý 3/2019 và Công ty tiếp tục duy trì được biên lợi nhuận khả quan này trong tháng 10. Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể nhờ sự đóng góp tích cực từ ngành hàng điện thoại, điện lạnh và gia dụng.
Cuối tháng 10, MWG có 2.812 cửa hàng, tăng 106 cửa hàng so với cuối tháng 9, trong đó:
  • Chuỗi điện máy xanh có 30 cửa hàng mở mới và chuyển đổi trong tháng 10. MWG đang nỗ lực mở rộng hướng tới mục tiêu 1.000 cửa hàng ĐMX vào cuối tháng 12/2019. (Năm 2018 là 750 cửa hàng).
  • Chuỗi Bách Hóa Xanh tăng thêm 76 điểm bán, nâng lên 866 cửa hàng, vượt mốc kế hoạch năm 2019 là 700 cửa hàng. Biên lợi nhuận gộp của BHX cuối tháng 10/2019 sau hủy hàng & mất mát đạt mức hơn 20%, tăng 2% so với cuối năm 2018. EBITDA được duy trì ở mức dương tại các cửa hàng (có lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao). BHX dự kiến sẽ vận hành khoảng 1.000 siêu thị vào tháng 12/2019 và quý 4 sẽ tập trung cho công tác mua hàng, chuẩn bị logistics hiệu quả để phục vụ mùa tết 2020.
  • Chuỗi điện thoại siêu rẻ có 14 cửa hàng thử nghiệm tại TP.HCM
  • Cửa hàng kinh doanh đồng hồ: 174 cửa hàng, tăng 40 cửa hàng so với cuối tháng 9. Lũy kế 10 tháng có hơn 245.000 sản phẩm đồng hồ được bán ra, đóng góp 480 tỷ doanh thu cho MWG

 Khuyến nghị
  • Nhà đầu tư có thể giải ngân tại vùng 109.000 – 112.000, tương ứng với hỗ trợ của đường xu hướng tăng từ tháng 5/2019.
  • Mục tiêu của MWG thuộc vùng giá 126.000, tương ứng vùng đỉnh 52 tuần và ngưỡng Fibonacci mở rộng 0,382.
  • Stoploss được đặt tại 105.000, trường hợp đường xu hướng tăng bị xuyên thủng.