Những điểm sáng và
tích cực
(1) Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó
khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng kinh tế năm 2024 của Việt Nam tăng trưởng tích cực,
quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%; quý II tăng 7,25%; quý III tăng
7,43%; quý IV tăng 7,55%), vượt mục tiêu Quốc hội đề ra, thuộc nhóm ít các nước
tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.
(2) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 phát triển
ổn định. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản tăng cao, chăn nuôi ổn định, nuôi
trồng thủy sản tăng khá do ứng dụng mô hình công nghệ cao đã mang lại hiệu quả
kinh tế.
(3)
Ngành công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, chỉ số sản xuất công
nghiệp năm 2024 ước tính tăng 8,4% so với năm trước, cao nhất kể từ năm 2020 đến
nay.
(4) Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động và duy trì tăng
trưởng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2024
tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất trong 4 quý của năm
2024.
(5)
Các hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực góp phần thúc đẩy hoạt động
đầu tư. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội cả năm 2024 tăng 7,5%; vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 25,35 tỷ USD, mức cao nhất từ trước
đến nay.
(6) Xuất, nhập khẩu hàng hóa là điểm sáng nổi bật và là động
lực tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 nhờ nhu cầu thị trường quốc tế đang trên
đà phục hồi.
(7) Lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, hỗ trợ tích cực
cho tăng trưởng kinh tế. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2024 so với
năm trước tăng 3,63%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 4%-4,5%.
Hạn chế còn tồn tại
(1) Mặc dù cầu tiêu dùng trong nước tăng trưởng tích cực,
chi tiêu của người dân đã hồi phục so với năm 2023 nhưng chưa đạt được kỳ vọng
so với thời kỳ trước dịch Covid-19. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 chỉ cao hơn các năm 2020 và 2021 (năm có dịch
Covid-19) trong giai đoạn 2014-2024.
(2) Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh đã vượt mốc 100
nghìn doanh nghiệp, cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp vẫn còn hiện hữu.
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 là 197,9 nghìn doanh nghiệp,
trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn với
100,1 nghìn doanh nghiệp, chiếm hơn 50% tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị
trường.
(3) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt thấp,
ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cả năm 2024. Vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước năm
2024 ước đạt 661,3 nghìn tỷ đồng, bằng 84,6% kế hoạch năm và tăng 3,3% so với
năm trước, thấp hơn nhiều các năm kể từ năm 2016 đến nay
(4) Chi phí sản xuất đầu vào vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông,
lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,56%; chỉ số giá sản xuất dịch vụ tăng 5,86%,
trong đó chỉ số giá dịch vụ vận tải, kho bãi tăng 13,16%.
Dấu hiệu cần lưu ý: lạm
phát và dự trữ ngoại hối
⛔ Lạm
phát dù được kiểm soát nhưng đang có xu hướng tăng tốc trở lại. CPI và lạm phát
cơ bản đang có xu hướng tăng kể từ tháng 9/2024
⛔Vốn FDI đăng ký lũy kế 12 tháng tăng trưởng âm
so với cùng kỳ, cán cân thương mại vẫn duy trì xuất siêu nhưng giá trị giảm mạnh
trong tháng 12 => rủi ro hụt dự trữ ngoại hối