TÌNH HÌNH KINH TẾ Q1/2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2023 ước tính tăng
3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I/2020
trong giai đoạn 2011-2023.
-Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị tăng
thêm ngành nông nghiệp quý I/2023 tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp
0,22 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền
kinh tế.
-Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp quý I/2023 giảm 0,82% so với cùng
kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn
2011-2023, làm giảm 0,28 điểm phần trăm trong mức tăng tổng giá trị tăng
thêm của toàn nền kinh tế.
Khu vực dịch vụ trong quý I/2023 thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại từ ngày 15/3/2022 khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới được đẩy mạnh. Đóng góp của một số ngành dịch vụ vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I năm nay như sau: Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 25,98% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,64 điểm phần trăm; ngành bán buôn và bán lẻ tăng 8,09%, đóng góp 0,85 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,65%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi tăng 6,85%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 1,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng/giảm một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu tháng 3/2023 so với cùng kỳ năm trước
Các số liệu đáng chú
ý khác
Tổng vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 5,45 tỷ USD (38,8% yoy). Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại
Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,32 tỷ USD, (-2,2% yoy).
Cán cân thương mại hàng hóa quý I năm 2023 ước tính xuất siêu 4,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước
xuất siêu 1,9 tỷ USD). Nhập siêu dịch vụ quý I năm 2023 là 216 triệu USD. Trong
đó,kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 79,17 tỷ USD (-11,9% yoy).
Tổng vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/3/2023 bao gồm vốn đăng ký cấp
mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước
ngoài đạt 5,45 tỷ USD (-38,8% yoy). Vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2023 ước
đạt 4,32 tỷ USD (-2,2% yoy).
Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2023, CPI tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 5,01%.
Nhận xét:
Kinh tế Việt Nam trong Quý 1 đã giảm tốc so với các quý năm
2022, bắt đầu chịu ảnh hưởng từ tình hình tiêu cực từ thế giới. Các chỉ số sản
xuất, tiêu dùng, đầu tư trong tháng ba quay đầu giảm.
Về mặt tích cực, lạm
phát tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 3. Với việc NHNN giảm lãi suất điều hành,
đồng USD đang còn đà suy yếu, cho thấy áp lực lạm phát trong các tháng tới có
thể không lớn, do đó các biện pháp kích thích kinh tế được kỳ vọng sẽ được thực
hiện, giúp tình hình kinh tế được cải thiện trong quý tới. Ngoài ra, Việt Nam
duy trì được cán cân thương mại xuất siêu, góp phần gia tăng dự trữ ngoại hối để
ổn định tỷ giá.
Một số yếu tố vĩ mô trong nước và quốc tế nhà đầu tư cần theo dõi để đánh giá tình hình vĩ mô gồm diễn biến tỷ giá (xu hướng đồng USD), tình hình lạm phát ở Mỹ (công bố giữa tháng 4) và Việt Nam (công bố 29/04), chính sách tiền tệ của FED (họp ngày 03/05/2023).
CẬP NHẬT THỊ TRƯỜNG
- Vùng hỗ trợ: 1.050
điểm(kênh giảm cũ và MA 20 ngày), 1.035
điểm (MA 100 ngày) 1.020
điểm (đáy cũ)
- Vùng kháng cự: 1.055 điểm (cạnh trên kênh giảm), 1.090 điểm (đỉnh cũ)
Đồ thị ngày VN-Index
Trong phiên 29/03, thị trường gần như biến động
dưới mức tham chiếu trong ngày công bố số liệu vĩ mô với các dấu hiệu tốt xấu
đan xen. Kết thúc phiên, VN-Index đã đóng cửa tăng điểm, qua đó test thành công
vùng hỗ trợ 1.050 điểm trên kênh giảm cũ. MACD đã vượt lên đường số 0, xuất
hiện thêm tín hiệu tăng giá. Với việc
thoát khỏi kênh giá giảm, VN-Index có thể tiến lên vùng đỉnh cũ 1.090 điểm,
gần với kháng cự tại MA 200 ngày đang dốc xuống.
CHIẾN LƯỢC GIAO
DỊCH
VN-Index đang giằng co quanh vùng kháng cự dù bên
mua có vẻ mạnh hơn sau phiên hôm nay, nhà đầu tư nên chờ tín hiệu vượt đỉnh
1.055 điểm để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu
Một
số cổ phiếu có xu hướng tốt hơn thị trường chung, xua có thể giải ngân thêm khi
thị trường duy trì thanh khoản cao
- Chứng khoán: VCI, HCM
- Thép, VLXD: HSG, NKG, KSB
- Ngân hàng: BID, CTG, STB, LPB
- Xây dựng hạ tầng: VCG, HHV, LCG
Trong trường hợp xấu, nhà đầu tư cần giảm tỷ trọng cổ phiếu nếu thị trường quay đầu dưới vùng 1.050 điểm, quay trở lại kênh giảm.