Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020

Tinh hình kinh tế Việt Nam 5 tháng/2020


Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 5/2020 gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát nhưng tốc độ tái đàn chậm; dịch Covid-19 đã được cơ bản khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt là những nước có quan hệ thương mại lớn với nước ta gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu nông sản. Sản xuất lâm nghiệp và thủy sản trong tháng có dấu hiệu phục hồi nhưng còn chậm.


Trước tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, cả nước bước sang giai đoạn vừa phòng, chống dịch bệnh vừa khôi phục và phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất công nghiệp đã có tín hiệu tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5/2020 đạt mức tăng 11,2% so với tháng trước mặc dù vẫn giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1%, là mức tăng thấp nhất nhiều năm qua.


TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ


Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng Năm và 5 tháng đầu năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2%.

  • Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5/2020 ước tính đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 bằng 26,2% và tăng 4,2%)
  • Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2020 đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.933,8 triệu USD, chiếm 73,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 721,3 triệu USD, chiếm 10,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 599,9 triệu USD, chiếm 9%.


Tháng Năm là tháng đầu tiên cuộc sống trở lại bình thường sau giãn cách xã hội, cùng với kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5 nên hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng của người dân có dấu hiệu tăng trở lại. Hoạt động thương mại, dịch vụ tháng Năm tăng mạnh 26,9% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngành

Doanh thu ( nghìn tỷ đồng)

so với tháng trước

so với cùng kỳ 2019

Bán lẻ hàng hóa

311,1

+17,3%

+1,6%

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

32,5

+95,8%

-33,8%

Du lịch lữ hành

0,4

+780,1%

-87,8%

Dịch vụ khác

40,8

+91,3%

-9,8%

Tổng

384,8

+26,9%

-4,8%


Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 3,9%, cụ thể:

Ngành

Doanh thu ( nghìn tỷ đồng)

Tỷ trọng

so với cùng kỳ 2019

Bán lẻ hàng hóa

1.543,4

80,6%

+1,2%

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

175,3

9,2%

-25,8%

Du lịch lữ hành

8,3

0,4%

-54,1%

Dịch vụ khác

186,9

9,8%

-11,8%

Tổng

1.913,9

100%

-3,9%


Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính đạt 196,84 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa 5 tháng ước tính tiếp tục có mức xuất siêu 1,9 tỷ USD.

Tổng kim ngạch

Khu vực kinh tế trong nước

Khu vực FDI

Xuất khẩu

Giá trị tháng 5

18,5 tỷ USD

6,6 tỷ USD

11,9 tỷ USD

So với tháng trước

+5,2%

+1,1%

+7,6%

So với cùng kỳ 2019

-15,5%

-0,5%

-22,3%

Giá trị 5 tháng

99,36 tỷ USD

33,30 tỷ USD

66,06 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

-1,7%

+10,4%

-6,9%

Nhập khẩu

Giá trị tháng 5

19,4 tỷ USD

8,8 tỷ USD

10,6 tỷ USD

So với tháng trước

+4,7%

+ 4,7%

+ 4,8%

So với cùng kỳ 2019

-15,9%

-12,7%

-18,5%

Giá trị 5 tháng

97,48 tỷ USD

41,94 tỷ USD

55,54 tỷ USD

So với cùng kỳ 2019

-3,8%

-3,2%

-4,3%

Các thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020:

Xuất khẩu

Nhập khẩu

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Hòa Kỳ

24,6

+8,2%

2

Trung Quốc

16,3

+20,1%

3

EU

12,9

-12%

4

ASEAN

9,4

-13,4%

5

Nhật Bản

8,1

+2,2%

6

Hàn Quốc

7,7

-0,5%

STT

Thị trường

Giá trị

(tỷ USD)

% yoy

1

Trung Quốc

28,9

-3%

2

Hàn Quốc

17,3

-9,5%

3

ASEAN

11,8

-14,1%

4

Nhật Bản

8,1

+9,9%

5

Hoa Kỳ

6,1

+6,4%

6

EU

5,8

+5,8%



CPI bình quân 5 tháng đầu năm 2020 tăng 4,39% so với bình quân cùng kỳ năm 2019, đạt mức cao nhất trong 3 năm gần đây; CPI tháng 5/2020 giảm 1,24% so với tháng 12/2019 và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 2,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Nguồn: Tổng cục thống kê