Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

GAS - Cập nhật KQKD Q3/2019

Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP


Mã cổ phiếu
Nhóm ngành
Giá hiện tại
Giá mục tiêu
Trailing Stoploss
Khuyến nghị
GAS
Dầu khí
103.200
105.000
97.000
Theo dõi

Thông tin cơ bản
Vốn hóa (tỷ đồng)
197.519
% Sở hữu Tập đoàn dầu khí
95,76%
EPS trailing (đồng/cp)
6.350
P/E trailing
16,2
BVPS (đồng/cp)
24.692
P/B
4,31
ROA 4 quý
19,32%
ROE 4 quý
26,24%
LNST 9T/2019
8.933,4
Tăng trưởng LNST 9T/2019
0,6%
Giá cao nhất 52 tuần (đồng)
111.400
Giá thấp nhât 52 tuần (đồng)
79.500

Kết quả kinh doanh 9T/2019 (Xem báo cáo tài chính)
(tỷ đồng)
9T/2019
9T/2018
%YOY

Các tỉ lệ biên
9T/2019
9T/2018
Doanh thu thuần
58,030.4
56,613.9
2.5%
LN gộp/Doanh thu
22.7%
24.0%
Giá vốn hàng bán
44,880.8
43,042.6
4.3%
CPBH/Doanh thu
3.3%
3.5%
Lợi nhuận gộp
13,149.6
13,571.3
-3.1%
CPQLDN/Doanh thu
1.4%
1.5%
Chi phí bán hàng
1,941.5
1,994.5
-2.7%
EBIT/Doanh thu
17.9%
19.0%
Chi phí QLDN
835.3
832.4
0.3%
CP lãi vay/Doanh thu
0.3%
0.6%
EBIT
10,372.8
10,744.4
-3.5%
LNTT/Doanh thu
19.5%
19.9%
Doanh thu tài chính
1,129.1
1,018.3
10.9%
LNST/Doanh thu
15.4%
15.7%
Chi phí tài chính
182.7
535.2
-65.9%
Chi phí lãi vay
157.5
341.0
-53.8%
Lợi nhuận khác
0.8
5.3
-84.9%
Tỷ đồng
Doanh thu
LNST
Lợi nhuận trước thuế
11,317.0
11,280.4
0.3%
Lợi nhuận sau thuế
9,060.5
9,082.5
TH 9T 2019
58,030.4
8,933.4
LNST cổ đông cty mẹ
8,933.4
8,879.8
0.6%
KH 2019
63,908
7,643
P/E trailing
16.2x
%TH/ KH
90.8%
116.9%


Quý 3/2019, GAS đạt doanh thu 19.038,4 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt lần lượt là 3.688,5 tỷ đồng và 2.883,9 tỷ đồng, giảm lần lượt 9,1% và 9% so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế đến ngày 31/10/2019, PV GAS đạt tổng doanh thu 64.576,4 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 11.983,4 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 9.609,3 tỷ đồng.
  • Theo đó, trong tháng 10, sản lượng LPG sản xuất và kinh doanh của PV GAS đạt 119,9 ngàn tấn, bằng 136% kế hoạch tháng (lũy kế đến ngày 31/10/2019 đạt 1.424,6 ngàn tấn, hoàn thành kế hoạch năm), cùng với đơn vị thành viên (trừ phần trùng), sản lượng LPG cung cấp ra thị trường trong tháng 10 của PV GAS là 139,7 ngàn tấn (lũy kế đến 31/10/2019 đạt 1.646,4 ngàn tấn). PV GAS cũng đã sản xuất và cung cấp 5,2 ngàn tấn condensate trong tháng 10, bằng 96% kế hoạch tháng (lũy kế đến 31/10/2019 đạt 57,3 ngàn tấn, bằng 92% kế hoạch năm).
  • Trong tháng 10, PV GAS tiếp nhận 849,9 triệu m3 khí ẩm, bằng 116% kế hoạch tháng (lũy kế đến 31/10/2019 đạt 8.671,4 triệu m3, bằng 89% kế hoạch năm); sản xuất và cung cấp 824,8 triệu m3 khí khô, bằng 118% kế hoạch tháng 10 (lũy kế đến 31/10/2019 đạt 8.410,6 triệu m3, bằng 90% kế hoạch năm).


Triển vọng đầu tư cuối năm 2019 và các năm sắp tới cần xem xét các yếu tố
  • Tiến độ đầu tư các dự án của GAS vẫn trong kế hoạch, trong tháng 10/2019 công ty đã ký các hợp đồng liên quan đến việc triển khai các đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 - giai đoạn 2, và mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt, nhằm gia tăng các nguồn khí công ty đang khai thác.
  • Trước đó vào tháng 06/2019, GAS cũng đã ký hợp đồng “Thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, thi công xây dựng và chạy thử dự án kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thị Vải” với Liên danh tổng thầu Samsung C&T/PTSC.
  • Dự phòng chi phí dọn mở đường ống Cửu Long và PM3 Cà Mau trong quý 4 (~400 tỷ VND) sẽ làm giảm mức lợi nhuận hồi tố dự kiến ghi từ nhà máy điện BOT Phú Mỹ (1.000 tỷ đồng) trong tháng 12.
  • Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và GAS đã tổ chức buổi lễ động thổ chính thức cho dự án cảng khí LNG Thị Vải. GAS là nhà vận hành của dự án này với tổng vốn đầu tư 286 triệu USD. Trạm LNG Thị Vải có công suất thiết kế 1 triệu tấn/năm và sẽ phục vụ cho các nhà máy điện khí ở miền Nam (bao gồm nhà máy NT3 và NT4) cũng như các khu công nghiệp. Chúng tôi hiện đang kỳ vọng rằng trạm LNG Thị Vải sẽ đi vào hoạt động trong năm 2023 và đóng góp khoảng 5% lợi nhuận gộp trung bình của GAS trong giai đoạn 2023-2025.

Dự phóng kết quả kinh doanh 2019.
Ước tính trong năm 2019, GAS có thể đạt doanh thu 78.711 tỷ (+ 4,1% yoy) và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ đông công ty mẹ 12.381 tỷ (+ 8,5% yoy), và EPS ước tính đạt 6.468 đồng/cp, tương đương P/E forward 15,95.
Các yếu tố cần theo dõi
  • Với thực trạng nguồn cung trong nước suy giảm và công suất hiện tại của GAS, sản lượng kinh doanh của GAS sẽ đi ngang cho đến hết năm 2020.
  • Biến động khó lường của giá dầu do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng như tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại.
  • Kết quả kinh doanh từ năm 2021 sẽ tích cực hơn nhờ các dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 và mỏ khí Sao Vàng Đại Nguyệt sẽ đi vào hoạt động từ đầu 2021.
Điểm nhấn kỹ thuật


GAS vẫn giao động trong biên độ hẹp 99.000 - 105.000 được tạo lập bởi trend xu hướng giảm từ tháng 3/2018 và trend xu hướng tăng từ tháng 7/2018.
Dải bolligerband thu hẹp, đường MA20 và MA50 đi ngang cho thấy GAS đang trong xu hướng đi ngang tích lũy.
Khuyến nghị:
Nhà đầu tư đang năm giữ GAS được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ cho mục tiêu 105.000 – 106.000. Nếu GAS vượt được trend xu hướng giảm ở mức giá 106.000 – 107.000 thì có thể mua thêm cho mục tiêu đỉnh cũ là 117.000 – 119.000. Bán khi GAS giảm gãy mức giá 97.000


Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

HPG - Cập nhật KQKD Q3/2019

CTCP Tập đoàn Hòa Phát


Mã cổ phiếu
Nhóm ngành
Giá hiện tại
Giá mục tiêu
Trailing Stoploss
Khuyến nghị
HPG
Thép
22.200
25.000
20.700
Theo dõi


Thông tin cơ bản

Vốn hóa (tỷ đồng)
61.267
% Sở hữu nước ngoài
37,56%
Doanh thu 9T/2019
45.683
Tăng tưởng DT 9T/2019
10,2%
LNST 9T/2019 (tỷ đồng)
5.655
Tăng trưởng LNST 9T/2019
-17,3%
EPS trailing (đồng/cp)
2.664
P/E trailing
8,33
ROA 4 quý
8,37%
ROE 4 quý
16,97%
Giá cao nhất 52 tuần
31.000
Giá thấp nhât 52 tuần
20.600

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9T/2019 (Xem báo cáo tài chính)
(tỷ đồng)
Q3.2019
Q3.2018
%Yoy
9T.2019
9T.2018
%Yoy
Doanh thu thuần
15,087
14,188
6.3%
45,683
41,450
10.2%
Giá vốn hàng bán
12,385
10,925
13.4%
37,333
32,340
15.4%
Lợi nhuận gộp
2,702
3,263
-17.2%
8,350
9,110
-8.3%
Biển lợi nhuận gộp
17.9%
23.0%

18.3%
22.0%

Chi phí bán hàng
227
188
20.7%
689
487
41.5%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
150
52
188.5%
378
232
62.9%
EBIT
2,325
3,023
-23.1%
7,283
8,391
-13.2%
EBIT/Doanh thu
15.4%
21.3%

15.9%
20.2%

Doanh thu tài chính
139
80
73.8%
339
223
52.0%
Chi phí tài chính
329
234
40.6%
860
565
52.2%
Chi phí lãi vay
266
142
87.3%
666
395
68.6%
Lợi nhuận khác
26
-20
230.0%
49
-14
450.0%
Lợi nhuận trước thuế
2,161
2,848
-24.1%
6,812
8,034
-15.2%
Lợi nhuận sau thuế
1,794
2,408
-25.5%
5,655
6,834
-17.3%
Biên LNST
11.9%
17.0%

12.4%
16.5%

LNST Cổ đông cty mẹ
1,755
2,402
-26.9%
5,591
6,809
-17.9%

Quý III/2019, HPG đạt 15.350 tỷ đồng doanh thu (+6,3% yoy) và 1.794 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (-25,5% yoy). Lợi nhuận HPG giảm mạnh so với cùng kỳ do ảnh hưởng đồng thời từ giá bán thép xây dựng và ổng thép giảm lần lượt 10% và 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là giá quặng sắt tăng 37%, kéo giảm biên lợi nhuận gộp của tập đoàn từ 23% xuống 17,9%. Ngoài ra, chi phí tài chính, cụ thể là chi phí lãi vay tăng 87,3% cũng góp phần kéo giảm lợi nhuận của tập đoàn.

Tính đến ngày 30/9/2019, tổng tài sản HPG đạt 97.448 tỷ đồng tăng 24,6% so với đầu năm, chủ yếu là hàng tồn kho (chiếm 19,4% tổng tài sản) và tài sản dở dang dài hạn (chiếm 51,3%). Đây cũng là 2 khoản mục tăng mạnh nhất, với hàng tồn kho tăng 34,2% so với đầu năm lên 18.946 tỷ đồng, và tài sản dở  dang dài hạn tăng 31,2% lên 49.990 tỷ đồng. Khoản mục tài sản dở dang của HPG chủ yếu đến từ dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất, với giá trị ghi sổ hơn 44,600 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm.

Nguồn tài trợ chính cho sự gia tăng tài sản của HPG đến từ nợ vay. Cuối tháng 9, tổng giá trị nợ vay của HPG đạt 38.168 tỷ, tăng 57% so với đầu năm. HPG cho biêt tập đoàn tiếp tục dồn lực để hoàn thành dự án Dung Quất theo tiến độ đề ra, phấn đấu chạy thử lò cao số 2 trong tháng 11 tới. Dự kiến, cuối quý I/2020, Hòa Phát sẽ có sản phẩm thép dẹt cán nóng (HRC) cung cấp cho thị trường. Đây cũng là thời  điểm dự kiến mở bán khu đô thị Bắc Phố Nối – Hưng Yên, do Hòa Phát làm chủ đầu tư.
Biến động các khoản mục chính của HPG 4 quý gần nhất

Lũy kế 9 tháng, HPG đạt doanh thu 45.683 tỷ đồng (+10,2% yoy), hoàn thành 65% kế hoạch (70.000 tỷ) và LNST đạt 5.655 tỷ đồng (-17,3% yoy), hoàn thành 84% kế hoạch (6.700 tỷ).


Thép Hòa Phát đã cho ra thị trường gần 2 triệu tấn (+16,1% yoy) trong 9 tháng năm 2019. Thị phần thép Hòa Phát tiếp tục đứng vị trí số 1 Việt Nam với 25%. Sản lượng bán hàng khu vực miền Nam tăng mạnh nhất, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước với 280.000 tấn. Tiếp đó là khu vực miền Trung với gần 300.000 tấn, tăng 53% so với 9 tháng 2018. Tổng lượng xuất khẩu từ đầu năm đến nay đã  đạt 191.600 tấn, tăng trên 32%, chiếm gần 10% tổng sản lượng bán hàng. Sản phẩm ống thép của Hòa Phát đạt sản lượng 550.100 tấn, tăng 14,5% so với cùng kỳ, duy trì thị phần số 1 với 30,66%. Ngoài ra, Công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tới nhiều quốc gia với sản lượng 14.100 tấn, tăng gần 10%.

Điểm nhấn kỹ thuật


HPG đang vận động trong xu hướng giảm dài hạn kể từ khi tạo đỉnh vào đầu năm 2018. Từ tháng 9/2019, đà giảm đã chững lại và HPG tạo nền tại vùng giá 21.000. Trong 2 phiên giao dịch gần đây, HPG đóng cửa tại 22.200, ngay tại kháng cự của đường xu hướng giảm. Trong các phiên sau, nếu đóng cửa trên 22.200, HPG sẽ xác nhận xu hướng tăng ngắn hạn lên 25.000, tương đương kháng cự của đường xu hướng giảm dài hạn.

Khuyến nghị
- Đối với nhà đầu tư trung và dài hạn với P/E trailing 8,33 và P/E forward 8,66, khá cao so với trung bình ngành thép (mức P/E dao động từ 7 – 8), HPG chưa có mức giá hấp dẫn để mua vào, do đó được khuyến nghị theo dõi trong giai đoạn này.
- Đối với nhà đầu tư ngắn hạn, có thể xem xét giải ngân trong trường hợp HPG đóng cửa trên 22.200, vượt qua xu hướng giảm trung hạn, cho mục tiêu 25.000. Stoploss được đặt tại 20.700, trong trường hợp giá qua trở lại xu hướng giảm và vượt xuống đáy 21.000.