Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

Tình hình kinh tế Việt Nam tháng 5/2024



 

Những điểm sáng:

✅Lạm phát hạ nhiệt, CPI tăng 4,44%, cao hơn tháng trước nhưng tốc độ tăng chậm lại. Lạm phát lõi (không tính giá năng lượng và thực phẩm) duy trì xu hướng hạ nhiệt

✅ Sản xuất công nghiệp và bán lẻ hàng hóa tiếp tục tăng trưởng

✅Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 11,07 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước.

✅Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm tháng đầu năm 2024 ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước.

Rủi ro cần lưu ý: 

❌Vốn đầu tư nước ngoài giảm tốc

Tháng 5 nhập siêu: Tính chung năm tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD. Tuy nhiên, Cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu 1,0 tỷ USD. Việc nhập siêu sẽ làm hụt dự trữ ngoại hối, nếu tiếp tục nhập siêu trong các tháng sau thì tỷ giá và lạm phát sẽ biến động mạnh hơn.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Cổ phiếu đầu tư theo đà tăng trưởng - DRC

 CTCP Cao su Đà Nẵng


Thông tin cơ bản

DRC hoạt động trong lĩnh vực sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su; là nhà sản xuất săm lốp hàng đầu tại Việt Nam.

Điểm nhấn đầu tư

1. Lợi nhuận trên đà phục hồi

DRC ghi nhận sự hồi phục trong hoạt động kinh doanh khi lợi nhuận tăng trưởng trong 2 quý liên tiếp.

Q1.2024, doanh thu thuần đạt 973 tỷ đồng (-12,53% yoy). Trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt 26,7 triệu USD (-18% yoy ~662 tỷ đồng) – đóng góp 68% tổng doanh thu của DRC:

  • Sản lượng xuất khẩu lốp radial đạt mức 130.000 lốp (-28% yoy), chủ yếu do (1) yếu tố thời vụ khi Q1.2024 có dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán; (2) ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đầu năm 2024; và (3) thị trường Brazil (chiếm 50-60% sản lượng xuất khẩu của DRC) chính thức tăng thuế nhập khẩu với lốp xe Radial kể từ giữa Tháng 3.2023.
  • Sản lượng xuất khẩu lốp bias đạt mức 37.000 lốp (+15% yoy).
  • Đáng lưu ý, sản lượng lốp PCR xuất khẩu đạt 82.000(cùng kỳ không có), chủ yếu vào thị trường Brazil.

Mặc dù doanh thu sụt giảm, biên lợi nhuận gộp của DRC tăng 6,32 điểm phần trăm so với cùng kỳ, nhờ giá nguyên liệu đầu vào như cao su tự nhiên, than, hóa chất duy trì xu hướng giảm từ Q3/2022. Nhờ đó, lợi nhuận gộp của DRC đạt 162 tỷ đồng, tăng 40,66% yoy. 


Diễn biến giá nguyên liệu đầu vào của DRC (triệu đồng/tấn)

Trong kỳ, các chi phí hoạt động như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 28%yoy, thấp hơn mức tăng lợi nhuận gộp, giúp lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 93,81% yoy, đạt 49 tỷ đồng.

So với kế hoạch đề ra cho năm 2024, DRC hoàn thành 19% kế hoạch doanh thu (5.515 tỷ đồng) và 22% kế hoạch LNST (228 tỷ đồng).

 2. Hưởng lợi từ việc lốp xe Thái Lan bị áp thuế CBPG ở thị trường Mỹ

Các nhà sản xuất lốp xe Radial tải nặng (TBR) của Thái Lan đối mặt với nguy cơ bị áp thuế Chống bán phá giá (CBPG) khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu lốp TBR từ Thái Lan đã tăng rất mạnh trong các năm gần đây, và hiện tại đây là quốc gia xuất khẩu lốp TBR lớn nhất sang Mỹ, thị phần 37% (tại 30/6/2023).

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) bắt đầu điều tra về việc chống bán phá giá lốp xe tải & xe buýt được nhập khẩu từ Thái Lan vào đầu Tháng 11/2023 và đã có quyết định sơ bộ vào ngày 15/05/2024 .(chi tiết) . Đồng thời, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra kết luận sơ bộ cho thấy ngành công nghiệp lốp ở Mỹ đã chịu thiệt hại do lốp TBR nhập khẩu từ Thái Lan bị bán phá giá.

Kết luận chính thức của DOC và ITC dự kiến sẽ lần lượt được đưa ra sau 75 ngày và 120 kể từ ngày có kết luận sơ bộ của DOC. Nếu quyết định cuối cùng xác nhận khiếu nại là chính xác, lốp TBR nhập khẩu từ Thái Lan vào Mỹ sẽ bị thuế áp thế CBPG 48%, và các nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi trực tiếp, trong đó có DRC.

 

3. Dự án nhà máy TBR giai đoạn 3 và sản phẩm mới lốp PCR là các động lực tăng trưởng chính cho giai đoạn tiếp theo của DRC

Dự án nhà máy TBR giai đoạn 3 và sản phẩm mới PCR là động lực tăng trưởng cho giai đoạn tiếp theo của DRC. Tổng mức đầu tư của dự án TBR giai đoạn 3 thực tế khoảng hơn 500 tỷ đồng (kế hoạch là 830 tỷ đồng). Dự án hiện nay đã có công suất vượt 80 nghìn lốp/tháng, và sẽ chính thức hoàn thành vào Q4.2024.

Đây được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng cho DRC trong giai đoạn tiếp theo, khi (1) xu hướng Radial hóa tiếp tục diễn ra mạnh mẽ; và (2) Công ty được hưởng lợi rất lớn ở thị trường Mỹ nếu như quyết định áp thuế CBPG đối với lốp TBR của Thái Lan được thông qua trong năm 2024. Ở sản phẩm lốp PCR, Việc đầu tư quy mô lớn (tổng công suất thiết kế được nâng lên 1 triệu lốp/năm) sẽ giúp DRC tiết giảm chi phí sản xuất/sản phẩm và cải thiện biên lợi nhuận trong thời gian sắp tới. Dự báo ở sản phẩm lốp PCR, DRC sẽ có thể hòa vốn từ năm 2025 với sản lượng tiêu thụ khoảng 1 triệu lốp; và có lợi nhuận gộp kể từ năm 2026

Phân tích kỹ thuật


DRC đang dao động trong kênh giá tăng từ tháng 11/2023. Sau nhịp giảm vào tháng 4, giá cổ phiếu đã tạo đáy tại MA 100 và quay trở lại kênh giá, lấy lại đà tăng với thanh khoản cải thiện. Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ cho xu hướng tăng giá được tiếp tục:

  • Các đường MA 20, MA 50 và MA 100 gần giá cổ phiếu đang dốc lên, hình thành hỗ trợ mạnh
  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên mốc 50, thể hiện xu hướng tăng trong trung và dài hạn đang mạnh

Trong ngắn hạn, Stochastic đang ở vùng quá mua và giá cổ phiếu có 2 phiên điều chỉnh, cho thấy khả năng có thể test lại hỗ trợ 32.000 tại MA 50 ngày mới vượt qua trong tuần này, sau đó tiếp tục hướng tới vùng giá 37.700 -  kháng cự tại cạnh trên kênh giá tăng dài hạn và mốc Fibonacci mở rộng 0,618.

Nhà đầu tư có thể mua vào DRC tại vùng giá 32.000 cho mục tiêu 37.700

Stoploss được đặt tại 30.000, trường hợp giá rơi khỏi hỗ trợ tại kênh giá tăng, MA 20 và MA 100 ngày

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2024

Cổ phiếu xuất hiện điểm mua ngày 07/05/2024

 

Tín hiệu kỹ thuật:

  • Giá cổ phiếu vượt nền tích lũy và bật tăng từ vùng hỗ trợ của xu hướng tăng trung – dài hạn,
  • Giá cổ phiếu nằm trên các đường MA ngắn lẫn MA dài, thể hiện xu hướng tăng duy trì trong ngắn hạn lẫn trung và dài hạn
  • MACD vượt lên đường Signal và dốc lên gần đường số 0, RSI duy trì trên mốc 50, cho tín hiệu tăng giá trong trung – dài hạn
  • Stochastic đang ở mức trung tính, tạo đáy tại vùng quá bán, cho thấy giá cổ phiếu chưa tăng nóng, còn nhiều dư địa tăng giá

Yếu tố cơ bản hỗ trợ: lợi nhuận tăng trưởng cao trong 2 quý liên tiếp trở lên

1. CTS – CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam


KQKD 5 quý gần nhất


2. PVB – CTCP Bọc ống dầu khí Việt Nam



3. DRC – CTCP Cao su Đà Nẵng