Thứ Năm, 29 tháng 9, 2022

Tình hình kinh tế Việt Nam Quý 3 và 9 Tháng/2022


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.

GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 44,46% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 5,59%, đóng góp 18,46%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,94%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,74%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 37,08%.

Tốc độ tăng giảm một số chỉ tiêu thống kê qua các tháng (%yoy)



Các chỉ số kinh tế đều tăng trưởng tích cực trong tháng 9. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có phần hạ nhiệt và lạm phát tiếp tục gia tăng là những yếu tố cần lưu ý:

  • Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực, trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có phần giảm tốc.
  • Lạm phát tháng 9 tăng tốc mạnh so với cùng kỳ khi CPI tăng lên gần mức 4% sau 2 tháng đi xuống, cho thấy lạm phát có mức tác động ngày càng lớn đến nền kinh tế. Trong tháng 9, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái kiểm soát lạm phát khi tăng lãi suất điều hành lên 1%, theo xu hướng chung của các Ngân hàng Trung Ương trên Thế giới nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ. Trong 3 tháng cuối năm, nếu lạm phát duy trì quanh mức 4% sẽ là yếu tố tích cực, thể hiện chính sách tiền tệ của NHNN có hiệu quả.


Sản xuất công nghiệp quý III/2022 tăng trưởng khá do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%.




Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng này phản ánh đà phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,4 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, đạt mức cao nhất 9 tháng của các năm từ 2018 đến nay.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 29,94 tỷ USD, giảm 14,3% so với tháng trước. Trong quý III/2022, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 96,5 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước và giảm 0,5% so với quý II/2022

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 28,8 tỷ USD, giảm 7,3% so với tháng trước. Trong quý III/2022, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90,7 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với quý II/2022.


Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2022 tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng Chín tăng 4,01% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,94%. CPI bình quân quý III/2022 tăng 3,32% so với quý III/2021. Bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý III và 9 tháng năm 2022 đều tăng so với cùng kỳ năm 2021.

 

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2022

DCM, HHV - Những cổ phiếu ngược dòng thị trường

 


1. DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau

Thông tin cơ bản

Điểm nhấn kỹ thuật: duy trì đà tăng từ tháng 7/2022



Đồ thị ngày DCM

DCM đang duy trì trong xu hướng tăng từ đầu tháng 7/2022. Giá cổ phiếu cũng đã vượt trend giảm trung hạn từ tháng 3/2022, và đang ở trên các đường MA dài hạn gồm MA 200, MA 100 và MA 50 ngày, thể hiện khả năng tiếp tục xu hướng tăng.

Trong ngắn hạn, DCM có nhịp điều chỉnh ngắn khi tạo đỉnh vào đầu tháng 9, nhưng đà giảm đã chững lại sau khi giá cổ phiếu giảm về hỗ trợ mạnh 34.000 trên MA 200 ngày và trend tăng từ tháng 7, trong phiên 20/9, ghi nhận lực cầu mạnh giúp DCM bật tăng trở lại khi kết phiên, xác nhận test thành công hỗ trợ. Các chỉ báo MACD, RSI và Stochastic đều có tín hiệu tích cực sau phiên 20/09, ủng hộ cho xu hướng tăng giá: MACD duy trì trên đường số 0, RSI vượt lên trở lại mốc 50 và Stochastic đang ở gần vùng quá bán, cho dấu hiệu tạo đáy.

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào DCM tại vùng giá 35.000 ~ hỗ trợ trên mốc Pivot P, cho mục tiêu 40.000 ~ vùng đỉnh cũ tháng 6, gần kháng cự tại mốc Pivot R1
  • Stoploss được đặt tại 33.000, trường hợp xu hướng tăng từ tháng 7 bị phá vỡ

2. HHV – CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả

Thông tin cơ bản


Điểm nhấn kỹ thuật: Vượt nền tích lũy

Đồ thị ngày HHV

Sau gần 1 tháng đi ngang, HHV đã vượt qua nền tích lũy kèm thanh khoản đột biến trong phiên 19/09, và đã test lại thành công nền giá này trong phiên 20/09, hình thành kênh giá tăng từ tháng 7/2022. Giá cổ phiếu cũng vượt lên các đường MA 20, MA 50 và MA 100 ngày, cho tín hiệu tăng giá trong ngắn và trung hạn. Chỉ báo stochastic đi vào vùng quá mua, tuy nhiên MACD mới vượt lên đường signal cho tín hiệu tăng giá, và RSI đang ở gần mốc 50, cho thấy dư địa tăng giá vẫn còn, và HHV có thể tiến đến vùng giá 18.000 ~ cạnh trên kênh giá.

Khuyến nghị:

  • Nhà đầu tư có thể mua vào tại vùng giá 15.500 cho mục tiêu 18.000
  • Stoploss được đặt tại 14.500, trường hợp giá giảm xuống dưới các đường MA, nền tích lũy và kênh giá tăng bị phá vỡ

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2022

NKG - Vượt nền tích lũy

CTCP THÉP NAM KIM

Thông tin cơ bản

Yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu – Nguồn cung thép gián đoạn, dẫn đến kỳ vọng giá thép có thể hồi phục

Các nhà máy thép ở Châu Âu (khối EU) đang đối mặt với vấn đề thiếu khí đốt và chi phí năng lượng tăng cao, dẫn đến phải cắt giảm sản lượng, thậm chí đóng cửa nhà máy. Điều này dẫn đến thiếu hụt nguồn cung thép ở thị trường EU và trên thế giới, do đó mặc dù nhu cầu thép giảm nhưng việc thiếu hụt nguồn cung đột ngột có thể khiến giá các sản phẩm thép tăng trở lại. (chi tiết)

Phiên giao dịch ngày 05/09, nhóm cổ phiếu thép thu hút dòng tiền mạnh nhất trên thị trường, nhiều mã tăng trên 4%, trong đó NKG, HSG, TLH tăng trần. Thị trường EU đang là thị trường xuất khẩu chính của NKG, bên cạnh Úc và Mỹ. Việc thiếu hụt nguồn cung thép ở EU mang lại kỳ vọng cho NKG và các cp ngành thép có thể gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh đầu tư công cuối năm được kỳ vọng sẽ hồi phục nhu cầu tiêu thụ thép trong nước

Phân tích kỹ thuật – Vượt nền tích lũy


Đồ thị ngày NKG

NKG đang trong giai đoạn hồi phục từ tháng 7/2022, hình thành các đáy và nền giá cao dần sau khi trải qua đợt giảm mạnh vào cuối tháng 3. Trong ngày giao dịch đầu tiên của tháng 9, NKG đã thoát khỏi nền giá tích lũy trong suốt tháng 8, vượt lên MA 100 ngày kèm theo thanh khoản đột biến, cao nhất từ đầu năm 2022 đến nay, thể hiện lực mua mạnh mẽ của dòng tiền.

Các chỉ báo kỹ thuật đang ủng hộ xu hướng tăng giá của NKG còn tiếp tục trong ngắn và trung hạn, hướng đến vùng giá 26.500, gần kháng cự trên MA 200 ngày:

  • MACD duy trì trên đường số 0 và RSI duy trì trên 50, tín hiệu tích cực trong trung hạn
  • Stochastic vượt lên được tín hiệu, dấu hiệu tích cực bắt đầu xu hướng tăng trong ngắn hạn
  • MA 20 và MA 50 ngày dốc lên. MA 100 ngày còn dốc xuống nhưng đã bị vượt qua, do đó nếu điều chỉnh thì khả năng giá cổ phiếu sẽ test lại hỗ trợ 22.000 trên nền giá cũ và MA 100 rồi tiếp tục đà đi lên

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể mua vào NKG ở vùng giá 22.000 – 22.800 cho mục tiêu 26.500
  • Stoploss được đặt tại 21.500, trường hợp giá quay trở lại nền tích lũy và giảm dưới MA 20 ngày