KHUYẾN NGHỊ
Bằng phương pháp định giá chiết
khấu dòng tiền FCFE và FCFF, chúng tôi xác định mức giá mục tiêu của PC1 là 23.800 VND/cp,
cao hơn giá thị trường 34,5%. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA, dựa trên các luận điểm sau:
- PC1 là nhà thầu xây lắp điện hàng đầu tại Việt Nam. Dù dịch Covid-19 có gây gián đoạn xây lắp trong ngắn hạn, triển vọng của lĩnh vực này gần như không bị ảnh hưởng.
- Nguồn dự án đầu tư năng lượng và bất động sản tiềm năng: Tổng công suất vận hành thủy điện của PC1 dự kiến đạt 169 MW sau khi hoàn thành thêm 03 dự án (55 MW) trong năm 2020. Ngoài ra, các dự án đang phát triển khác gồm 03 dự án điện gió (tổng 144 MW, hoàn thành 2021), 01 dự án thủy điện (30 MW, hoàn thành 2023), và 02 dự án bất động sản (TMĐT khoảng 2.000 tỷ, hoàn thành 2022).
Yếu tố cần theo dõi
- Nợ vay ở mức cao: Cuối Q1/2020, nợ vay của PC1 đạt 3.514 tỷ (~40% tổng nguồn vốn), trong đó 60% là nợ vay dài hạn (chủ yếu từ thủy điện). Những khoản vay này đều có lãi suất thả nổi và sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận PC1 nếu lãi suất tăng.
- Phụ thuộc vào EVN: Với khoảng 50% giá trị hợp đồng đang thực hiện tới từ EVN, kết quả kinh doanh của PC1 chịu phụ thuộc vào khả năng thu xếp vốn của tập đoàn này cũng như các thay đổi trong chính sách của Chính phủ.
KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2020 VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Kế hoạch kinh doanh 2020
Năm 2020, PC1 đặt kế hoạch 7.001
tỷ doanh thu và 469 tỷ lợi nhuận sau thuế (lần lượt +20% và +25% yoy). Kế hoạch
dựa trên tăng trưởng từ cả 03 lĩnh vực kinh doanh, trong đó động lực chính là
ghi nhận dự án PCC1 Thanh Xuân.
2. Cập nhật KQKD quý 1/2020 và dự phóng
2020
Q1/2020, PC1 đạt 1.370 tỷ doanh
thu và 88 tỷ lợi nhuận sau thuế (lần lượt +6,5% và -3,7% yoy), trong đó:
- Xây lắp điện và sản xuất công nghiệp. Doanh thu đạt 821 tỷ (+5,7%yoy) trong đó, giá trị hợp đồng ký mới trong Q1/2020 đạt 461 tỷ, tương ứng với backlog chuyển sang Q2/2020 là 3.392 tỷ. Doanh nghiệp cũng đặt kế hoạch ký thêm 1.600 tỷ trong Q2/2020, chủ yếu từ các dự án năng lượng tái tạo.
- Thủy điện. Do tình hình thủy văn bất lợi từ cuối 2019 tới nay, sản lượng điện các nhà máy giảm khoảng 40 – 50% yoy, dẫn tới doanh thu lĩnh vực giảm 30% và lợi nhuận gộp giảm 40%.
- Bất động sản. Doanh thu Q1/2020 đạt 261 tỷ (661,2%yoy) với biên lợi nhuận gộp 23,7%, tới từ dự án PCC1 Thanh Xuân.
Trong năm 2020, chúng tôi dự
phóng PC1 đạt 5.805 tỷ doanh thu và 387 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng hoàn
thành 83% kế hoạch. Cụ thể từng lĩnh vực như sau:
- Xây lắp điện và sản xuất công nghiệp: Doanh thu và lợi nhuận gộp
ước giảm trên 10% trong 2020 do backlog của lĩnh vực này giảm so với năm trước
(backlog chuyển sang 2020 đạt 3.752 tỷ, giảm 15%yoy).
- Thủy điện: Chúng tôi dự phóng lĩnh vực này sẽ đạt 612 tỷ doanh
thu và 355 tỷ lợi nhuận gộp trong 2020 (lần lượt +10,9% yoy và +2,7% yoy), dựa
trên:
- Công suất phát điện trung bình năm 2020 của PC1 tăng 27% yoy (từ dự án thủy điện Mông Ân – 30 MW đã phát điện trong T03/2020, dự kiến thủy điện Bảo Lạc B – 18 MW và Sông Nhiệm 4 – 6 MW sẽ phát điện vào T06/2020);
- Giá bán điện theo biểu giá tránh được mùa mưa (01/07 – 31/10) tăng khoảng 13% so với năm 2019 giúp cải thiện kết quả H2/2020.
- Bất động sản: Chúng tôi dự kiến PC1 sẽ ghi nhận hoàn toàn dự án PCC1
Thanh Xuân trong năm 2020, tương ứng với 861 tỷ doanh thu và 149 tỷ lợi nhuận gộp
từ bất động sản (biên lợi nhuận gộp 17,3%). Biên lợi nhuận gộp giảm dựa trên giả
định giá bán trung bình tại dự án này giảm từ 26 triệu xuống 25 triệu VND/m2
(trong thị trường khó khăn do dịch Covid-19, doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ phải
giảm giá bán để đảm bảo tốc độ tiêu thụ sản phẩm).
DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1 Điện gió
PC1 sẽ hợp tác với RENOVA để đầu
tư vào 03 dự án điện gió với quy mô tương đương tại tỉnh Quảng Trị (tổng công
suất 144 MW, TMĐT 5.241 tỷ, PC1 sẽ sở hữu 60% và RENOVA 40%). Đại hội Cổ đông
PC1 cũng đã thông qua chủ trương phát triển 400MW công suất điện gió trong giai
đoạn 2022 – 2025 với tối thiểu tỷ lệ sở hữu 51% và IRR 13%.
Nguồn vốn cho các dự án này dự
kiến gồm 30% vốn tự có và 70% vốn vay.
- Về vốn vay, PC1 đã đàm phán xong với Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) để vay nội tệ với mức lãi suất khoảng 9,1%/năm . Ngoài ra, đối tác RENOVA cũng đưa ra phương án vay vốn nước ngoài (USD) ở mức lãi suất khoảng 5,4 – 5,5%/năm.
- Về vốn tự có, với tỷ lệ sở hữu 60%, PC1 sẽ cần chi khoảng 950 tỷ. Do các dự án điện gió hiện đang có hiệu quả cao, PC1 sẽ tạm dừng 02 dự án đầu tư (điện mặt trời Trung Thu – 100MW và thủy điện Thượng Hà – 13 MW), và giãn tiến độ dự án thủy điện Bảo Lạc A – 30 MW khoảng 01 năm để ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho các dự án này.
2 Thủy điện
PC1 đang phát triển 05 dự án thủy
điện (tổng công suất 97 MW, tổng mức đầu tư trên 3.000 tỷ). Ngoài 03 dự án sẽ
hoàn thành trong năm nay, PC1 còn 02 dự án chưa được khởi công. Trong đó, để tập
trung đầu tư cho các dự án điện gió, dự án Bảo Lạc A (30 MW) sẽ giãn tiến độ
khoảng 01 năm và dự án Thượng Hà (13 MW) sẽ tạm dừng. Hiện nay, các dự án PC1
đang thực hiện và đã được đưa vào mô hình định giá gồm:
3 Bất động sản
PC1
đang phát triển 03 dự án bất động sản với tổng mức đầu tư khoảng trên 2.000 tỷ.
Trong đó, dự án PCC1 Thanh Xuân dự kiến sẽ hoàn thành ghi nhận trong năm nay,
mang lại 840 tỷ doanh thu và 60 tỷ lợi nhuận sau thuế. Hai dự án còn lại của
PC1 đều bị chậm tiến độ khoảng 06 tháng do ảnh hưởng gián đoạn kinh tế của dịch
Covid-19. Ngoài ra, Đại hội Cổ đông PC1 cũng thông qua chủ trương phát triển dự
án bất động sản ở phân khúc trung cấp với TMĐT 1000 – 2.500 tỷ, dự kiến khởi
công trong 2021 – 2022.
Báo cáo chi tiết:
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
PC1 đang thể hiện xu hướng mạnh hơn thị trường
chung, khi đã vượt qua kênh giá giảm trung hạn.Trong đợt điều chỉnh của thị trường,
giá cổ phiếu đã test thành công hỗ trợ 17.000 trên đường MA 200 ngày, duy trì
xu hướng tích lũy. Cả 3 đường MA 20, MA 50 và MA 200 ngày đang hội tụ lại với
nhau, dấu hiệu cho thấy vùng tích lũy 17.000-18.000 gần các đường MA này là
vùng hỗ trợ mạnh.
Nhà đầu tư có thể giải ngân quanh vùng giá
17.000 cho mục tiêu 23.800. Stoploss được đặt tại 16.200, trường hợp giá giảm
vượt xuống MA 200 ngày và điểm Pivot P.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét