Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

FPT - Cập nhật KQKD 5 tháng/2020


KẾT QUẢ KINH DOANH 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2020:
Trong 05 tháng đầu năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT lần lượt đạt 11.199 tỷ đồng và 1.993 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% yoy và 16% yoy. Biên lợi nhuận trước thuế được cải thiện từ mức 17,2% cùng kỳ 2019 lên 17,8%.
Trong tháng 05/2020 doanh thu thuần đạt 2.358,4 tỷ đồng (+8,7% yoy) và lợi nhuận trước thuế đạt 420 tỷ đồng (+11,4% yoy).
Khoản mục (tỷ đồng)
5T/2019
5T/2020
%yoy
T5/2019
T5/2020
%yoy
Doanh thu thuần
9.961
11.199
12,4%
2.170
2.358
8,7%
Lợi nhuận trước thuế
1.719
1.993
16,0%
377
420
11,4%
Lợi nhuận sau thuế
1.432
1.655
15,6%
319
355
11,3%
LNST CĐ công ty mẹ
1.151
1.325
15,1%
264
284
7,6%
EPS (VND)
1.703
1.950
14,5%
389
418
7,5%

Khối công nghệ chiếm tỷ trọng doanh thu và LNTT trước thuế lần lượt 55% và 40%. Đứng thứ hai là khối viễn thông với 40% doanh thu và 39% LNTT. Doanh thu từ nước ngoài chiếm tỷ trọng 43%.

Khối công nghệ: Doanh thu và LNTT Khối công nghệ trong 05 tháng đầu năm lần lượt đạt 6.160 tỷ và 805 tỷ, tăng trưởng 14,1% và 14,8%, đạt 100% và 101% kế hoạch.
Khối công nghệ (tỷ đồng)
5T/2019
5T/2020
%yoy
T5/2019
T5/2020
%yoy
Doanh thu
5.399
6.160
14,1%
1.212
1.296
6,9%
Dịch vụ CNTT nước ngoài
3.983
4.802
20,6%
850
965
13,5%
Dịch vụ CNTT trong nước
1.416
1.358
-4,1%
362
331
-8,6%
Lợi nhuận trước thuế
701
805
14,8%
165
194
17,6%
Dịch vụ CNTT nước ngoài
608
746
22,7%
140
161
15,0%
Dịch vụ CNTT trong nước
93
59
-36,6%
25
33
32,0%

Dịch vụ CNTT nước ngoài vẫn là mảng chiếm tỷ trọng cao, Trong tháng 5/2020, tốc độ tăng trưởng có phần chậm lại khi doanh thu và LNTT lần lượt tăng 13,5% yoy và 15% yoy. Lũy kế 5 tháng tăng trưởng doanh thu và LNTT lần lượt đạt 20,5% và 22,8%. Dịch vụ Chuyển đổi số đóng góp 1.517 tỷ doanh thu, tiếp tục tăng trưởng ấn tượng 70%, với tỷ trọng lớn đến từ các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến Phương tiện kết nối (Connected Vehicle), Điện toán đám mây (Cloud), Di động (Mobile related) và Trí tuệ nhân tạo / phân tích dữ liệu (AI / Data Analytics).

Với tình hình dịch bệnh toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp, FPT vẫn nỗ lực triển khai dịch vụ tại các thị trường quốc tế, đặc biệt tại các quốc gia đã có tình hình dịch ổn định hơn trong khối APAC và EU. Tổng quan 5 tháng đầu năm, tăng trưởng doanh thu lần lượt: APAC 53%, EU 20%, Mỹ 18% và Nhật Bản 15%.

Dịch vụ CNTT trong nước: Vẫn chịu tác động tiêu cực từ COVID-19, doanh thu và LNTT lũy kế của dịch vụ CNTT trong nước vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Chiến lược trong thời gian tới của FPT cho dịch vụ CNTT trong nước sẽ vẫn thúc đẩy cung cấp các hệ thống, dịch vụ phù hợp với khách hàng trong nước cũng như bán các sản phẩm mới, Made by FPT với hàm lượng công nghệ cao.
FPT vừa ký hợp đồng tư vấn triển khai các phân hệ còn lại hệ thống ERP cho Tổng Công ty Điện lực TP HCM (EVN HCM). Theo đó, FPT dự kiến sẽ triển khai trong vòng 6 tháng các phân hệ: Quản lý tiền lương, Kế toán - tài chính, Quản lý đầu tư, Quản lý lãi vay. Ngoài ra, FPT còn tư vấn hỗ trợ thực hiện phân hệ Quản lý tiền lương cho 25 đơn vị trực thuộc EVN HCM. Sau khi được FPT thực hiện thành công dự án Cung cấp dịch vụ hỗ trợ, triển khai hệ thống FMIS/MMIS (Hệ thống thông tin và Quản lý Tài chính - Vật tư) vào năm 2017, EVN HCM chủ trương mở rộng hệ thống ERP và tiếp tục tin tưởng lựa chọn FPT là đơn vị triển khai ERP lần này.

Khối viễn thông: Doanh thu và LNTT lần lượt đạt 4.475 tỷ và 769 tỷ, tăng trưởng 10,8% và 21,9%đạt 95% và 98% kế hoạch.
Khối viễn thông (tỷ đồng)
5T/2019
5T/2020
%yoy
T5/2019
T5/2020
%yoy
Doanh thu
4.039
4.475
10,8%
853
926
8,6%
Dịch vụ viễn thông
3.827
4.303
12,4%
802
889
10,8%
Quảng cáo trực tuyến
212
172
-19,0%
51
37
-27,5%
Lợi nhuận trước thuế
631
769
21,9%
126
161
27,8%
Dịch vụ viến thông
528
693
31,3%
99
145
46,5%
Quảng cáo trực tuyến
103
76
-25,8%
27
16
-40,7%

Dịch vụ viễn thông: Dịch vụ viễn thông đạt doanh thu và LNTT lần lượt 4.303 tỷ và 693 tỷ, tăng trưởng 12,4% và 31,3% nhờ vào việc tăng trưởng số lượng người dùng dịch vụ cũng như các nỗ lực kiểm soát chi phí hiệu quả. Trong đó, doanh thu và LNTT của dịch vụ Broadband tăng trưởng lần lượt 10% và 35% so với cùng kỳ 2019.
Dịch vụ quảng cáo trực tuyến: Do các tác động của COVID-19 lên nhu cầu quảng cáo của khách hàng doanh nghiệp trong nước, doanh thu và LNTT dịch vụ quảng cáo trực tuyến lần lượt giảm 19,0% và 25,8%. FPT vẫn tiếp tục mở rộng tệp khách hàng với các gói sản phẩm phù hợp hơn trong mùa dịch.
Khối giáo dục: Số lượng tuyển sinh mới trong tháng 5 chủ yếu cho các khối Polytechnic và liên kết quốc tế đạt 1.125 học sinh, tăng trưởng 89% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng số lượng sinh toàn khối đạt 45.303 học sinh, tăng trưởng 38%.
Nguồn:

KHUYẾN NGHỊ

Giá hiện tại
Mục tiêu
Vùng mua tích lũy
46.600
52.700
43.000-44.000

Tại ĐHĐCĐ 2020, FPT đặt mục tiêu doanh thu đạt 32.450 tỷ đồng (+17,1%yoy) và lợi nhuận trước thuế đạt 5.510 tỷ đồng (+18,1% yoy). Như vậy sau 5 tháng, công ty đã hoàn thành 34,5% kế hoạch doanh thu và 36,2% kế hoạch LNTT, tăng trưởng lần lượt 12,6% và 16%, thấp hơn kế hoạch đề ra. Trong tháng 5, mặc dù tăng trưởng doanh thu trong có sự cải thiện so với tháng 4 (8,7% so với 4%),tốc độ tăng trưởng doanh thu và lơi nhuận nhìn chung tiếp tục chậm lại, trong đó mảng dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ quảng cáo trực tuyến tăng trưởng âm.
Do tình hình dịch bệnh diễn biến còn phức tạp, FPT sẽ khó đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận 18% như kế hoạch ban đầu. Với dự báo thận trọng, tốc độ tăng trưởng của FPT sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm trong các tháng sau, qua đó kết thúc năm 2020 lợi nhuận trước thuế ước tính tăng trưởng 10%, tương đương 5.131,5 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ qua đó ước đạt 3.470 tỷ đồng, tương đương EPS 4.427 đồng/cp.
Mức P/E hợp lý của FPT là 11,9x, mức P/E trung bình nửa cuối năm 2019, khi công ty công bố chiến lược chuyển đổi số. Như vậy, giá trị hợp lý của FPT là 52.681~52.700 đồng/cp, cao hơn giá thị trường 13%.
Với chất lượng tài sản tốt và cơ cấu tài chính an toàn – dự trữ tiền mặt cao khi giá trị tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chiếm 31,5% tổng tài sản, dòng tiền hoạt động kinh doanh luôn dương qua các năm, tỷ lệ nợ vay tương đối an toàn (bằng 56,1% vốn chủ sở hữu và 29% tổng tài sản tính đến cuối quý 1/2020) - hoạt động kinh doanh của FPT có thể đứng vững trước dịch bệnh và tập đoàn có thể quay trở lại mức tăng trưởng cao sau khi dịch bệnh qua đi. Do đó, nhà đầu tư trung và dài hạn được khuyến nghị nắm giữ và mua tích lũy tại vùng giá 43.000 – 44.000, tương ứng với mức sinh lời 20%-22% so với mức giá hợp lý 52.700 đồng/cp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét