NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
Kết quả kinh doanh 5 quý gần nhất |
Tăng trưởng lợi nhuận MBB và một số cổ phiếu ngân hàng |
Giá trị hợp lý: 29.100 đ/cp (theo KBSV); Mục tiêu theo PTKT: 28.000
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng bình quân hàng
năm của MBB sẽ duy trì khoảng 18-20% trong giai đoạn 2024-2026
Giải ngân cho vay nhóm cá nhân được kỳ vọng sẽ có diễn biến tích cực hơn trong 2H2024 khi nhu cầu của nhóm này đã xuất hiện những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm của MBB sẽ duy trì khoảng 18-20% trong giai đoạn 2024-2026 nhờ (1) phát huy những lợi thế hệ sinh thái, bên cạnh sở hữu tệp khách hàng lớn; (2) tiếp nhận TCTD yếu kém giúp MBB được cấp thêm hạn mức tín dụng.
Chất lượng tài sản chuyển biến tích cực
Q2/2024, các chỉ số về nợ xấu được cải thiện đáng kể khi các khách hàng bị nhảy nhóm nợ gây ra sự suy giảm chất lượng tài sản đột biến trong quý trước đã được quay trở lại nhóm 1. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm từ mức đỉnh 2.5% (quý 1/2024) xuống 1.6% (quý 2/2024), nợ xấu hình thành giảm 1,248 tỷ đồng. Tỷ trọng các nhóm nợ 3,4,5 đều giảm mạnh QoQ, trong đó nợ nhóm 5 giảm 58% QoQ. MBB đã sử dụng hơn 3,000 tỷ đồng (mức cao nhất trong 2 năm gần đây) để loại bỏ nợ xấu khỏi bảng cân đối trong Q2.
NIM chịu áp lực khi lợi suất trên tài sản
sinh lời giảm
Lợi suất trên tài sản
sinh lời được dự báo giảm khi (1) tình hình cạnh tranh lãi suất giữ các ngân
hàng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại; (2) lãi suất thấp từ các “khoản vay tạm thời”
sẽ vẫn tiếp diễn trong năm nay khi tín dụng tập trung tăng mạnh trong cuối
tháng 6 (điều này cũng diễn ra ở nhiều ngân hàng khác)
Ban lãnh đạo dự kiến CoF (chi phí huy động vốn) có thể tăng trở lại khi mặt bằng lãi suất huy động đang dần tái định ở mức mới, có thể sẽ gây áp lực đến NIM. Tuy nhiên, ở bối cảnh hiện tại, động lực tăng lãi suất huy động không còn quá lớn khi áp lực tỷ giá, thanh khoản hệ thống đã được xoa dịu và nhìn chung mặt bằng LSHĐ vẫn thấp để CoF có thêm dư địa tiếp tục giảm dù là với tốc độ chậm dần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét