Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

STB - Cập nhật định giá

 NH TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

THÔNG TIN CƠ BẢN

ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Tăng tốc trong xử lý nợ xấu: Năm 2020, doanh số thu hồi đạt hơn 15.200 tỷ đồng, thực thu 10.970 tỷ đồng. Trong đó, các khoản thuộc Đề án tái cơ cấu đạt 12.450 tỷ đồng, thực thu 8.200 tỷ,còn lại 4.250 tỷ đang thu theo tiến độ hợp đồng, nâng mức lũy kế đã thực thu kể từ khi triển khai Đề án lên 46.547 tỷ đồng, đạt 54,2% kế hoạch tổng thể 10 năm, vượt 4,2% tiến độ. Lô đất Phong Phú được ngân hàng kỳ vọng sẽ xử lý trong năm 2021. Trong năm 2022, tất cả số dư VAMC ròng còn lại dự kiến sẽ được xử lý và dự phòng toàn bộ vào cuối năm, và lãi dự thu tồn đọng gần 12.000 tỷ đồng cũng được kỳ vọng sẽ được xử lý hết.

Kết quả kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Năm 2020, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của STB đạt 3.339 tỷ đồng (+3,8% yoy) và vượt 30% so với kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.682 tỷ đồng, tăng 9,2% yoy, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng từ năm 2017, với tốc độ tăng trưởng kép CAGR 38,9%, trong đó CAGR của thu nhập lãi thuần là 29,7%. Hiệu quả hoạt động được cải thiện với NIM, ROE, ROA tăng trưởng qua các năm.

Mức định giá hấp dẫn. STB đang giao dịch tại mức P/B 1,6x, thấp hơn mức trung bình các cổ phiếu ngân hàng là 1,9x.

So sánh STB với một số cổ phiếu ngân hàng


BVPS của STB cuối quý 1/2021 đạt 16.485 đồng/cp. Với P/B trung bình các ngân hàng so sánh là 1,9x, giá trị hợp lí của STB ở thời điểm hiện tại là 31.300 đồng/cp.

KẾT QUẢ KINH DOANH Q1.2021

Quý 1/2021, STB đạt 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (+1,2% yoy), hoàn thành 25% kế hoạch. Trong đó:

  • -Tổng thu nhập hoạt động đạt 4.4145,3 tỷ đồng (+5% yoy). 2 mảng kinh doanh có tỷ trọng lớn nhất của STB đều ghi nhận tăng trưởng: thu nhập lãi thuần tăng 5,9% yoy đạt 3.008,4 tỷ đồng, lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 16,1% yoy đạt 837,4 tỷ đồng.
  • -Chi phí dự phòng rủi ro đạt 475,7 tỷ đồng, tăng 13,9% yoy, cao hơn tốc độ tăng trưởng thu nhập, làm giảm tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng. Việc chi phí dự phòng tăng mạnh có thể đến từ các khoản vay tái cấu trúc dành cho khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Kết thúc quý 1/2021, tổng tài sản STB đạt 497.427,7 tỷ đồng, tăng 1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 356.974,6 tỷ đồng, tăng 4,9%, và tiền gửi khách hàng đạt 431.136,9 tỷ đồng, tăng 0,74%.

Nợ xấu của ngân hàng giảm 8,4% từ đầu năm xuống còn 5.292,3 tỷ đồng. Mức sụt giảm đến từ nhóm nợ nghi ngờ - giảm 31% xuống 661,3 tỷ đồng, và nợ có khả năng mất vốn - giảm 5% xuống 4.315,5 tỷ đồng. Trong kỳ, ngân hàng đã thu hồi được 2.828 tỷ đồng nợ xấu, góp phần kéo giảm tỷ lệ nợ xấu từ 1,7% vào đầu năm về 1,46%.

CẬP NHẬT PHÂN TÍCH KỸ THUẬT – CHIẾN LƯỢC GIAO DỊCH

Đồ thị ngày STB

Trên đồ thị ngày, đã đạt đến mục tiêu 26.000 sau khi vượt vùng đỉnh 11 năm (chi tiết). Từ tháng 4/2021, STB hình thành kênh giá tăng, cho thấy xu hướng tăng còn tiếp diễn. Tuy nhiên STB có khả năng tạo đỉnh trong ngắn hạn khi giá đang ở vùng kháng cự 26.000 – 27.000 ở cạnh trên của kênh giá. Chỉ báo RSI đi vào vùng quá mua, đồng thời giá thoát ra ngoài Bollinger band cùng thời điểm chạm kháng cự, cho dấu hiệu khả năng tạo đỉnh ngắn hạn. Vùng giá 25.350, tương đương với mức Pivot R1 là vùng hỗ trợ gần nhất của STB nếu xảy ra nhịp điều chỉnh.

Khuyến nghị

  • Nhà đầu tư có thể có thể bán chốt lời hoặc giảm một phần tỷ trọng STB tại vùng giá 26.000 – 27.000, và mua lại tại vùng 25.350 - 25.500 cho mục tiêu 31.300
  • Stoploss được đặt tại 25.000, trường hợp giá giảm dưới mức Pivot R1. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể chờ mua lại khi giá giảm về vùng 23.000 – 24.000, tương đương hỗ trợ trên MA 20 ngày và cạnh dưới của kênh giá tăng từ tháng 4/2021.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét